Tìm hiểu chung
Rối loạn lưỡng cực (bệnh hưng – trầm cảm) là bệnh gì?
Rối loạn lưỡng cực, hay còn gọi là rối loạn hưng – trầm cảm, là tình trạng tâm thần thay đổi bất thường khiến tâm trạng có thể đột ngột hưng cảm (tăng động, kích động) hoặc trầm cảm. Khi người bệnh cảm thấy chán nản, họ có thể cảm thấy tuyệt vọng và mất hứng thú trong các hoạt động thường ngày. Khi tâm trạng người bệnh thay đổi theo hướng khác, họ sẽ cảm thấy đầy hưng phấn và tràn đầy năng lượng. Trạng thái thay đổi tâm lý đột ngột này thường xuất hiện vài lần trong năm hoặc thậm chí nếu nặng hơn là vài lần trong tuần.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn lưỡng cực (bệnh hưng – trầm cảm) là gì?
Khi hưng cảm, người bệnh sẽ có một số biểu hiện sau:
- Ăn uống nhiều hơn;
- Không thích ngủ nhiều;
- Suy nghĩ tích cực và nói nhiều hơn;
- Hoạt động mạnh để tiêu hao năng lượng;
- Cảm thấy tràn đầy năng lượng và hạnh phúc;
- Giảm khả năng phán xét và thường lúng túng khi quyết định sự việc;
- Có thể nghe thấy giọng nói lạ hoặc nhìn thấy ảo giác.
Ở trạng thái trầm cảm, người bệnh sẽ gặp một số triêu chứng sau:
- Ăn ít hơn;
- Cảm thấy uể oải;
- Cảm thấy tự ti về bản thân;
- Cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt;
- Buồn và khóc không rõ lí do, rối loạn giấc ngủ;
- Suy nghĩ về cái chết hoặc muốn tự tử.
Rối loạn hưng – trầm cảm thường xảy ra theo chu kì. Tâm trạng thay đổi theo mỗi tháng, mỗi tuần, mỗi mùa hoặc trầm trọng hơn là có thể vào mỗi ngày.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn cần đi khám nếu bạn:
- Bỗng dưng cảm thấy hưng phấn, không thể nghỉ ngơi hoặc người khác cho rằng bạn tăng động;
- Bị rối loạn giấc ngủ (khó ngủ hoặc mất ngủ);
- Bị tác dụng phụ khi sử dụng thuốc.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra rối loạn lưỡng cực (bệnh hưng – trầm cảm)?
Hiện nay, nguyên nhân của bệnh rối loạn lưỡng cực vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, tình trạng tâm thần bất ổn này có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố xã hội như căng thẳng và nghiện bia rượu. Ngoài ra, rối loạn lưỡng cực cũng có thể xảy ra khi bạn dùng sai thuốc đặc trị hoặc đổi liều thuốc mà chưa được sự cho phép của bác sĩ.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc rối loạn lưỡng cực (bệnh hưng – trầm cảm)?
Bất cứ ai cũng có thể bị rối loạn hưng – trầm cảm. Tuy nhiên, những người trên 30 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với trường hợp của bạn.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc rối loạn lưỡng cực (bệnh hưng – trầm cảm)?
Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc rối loạn lưỡng cực bao gồm:
- Tâm lý căng thẳng trong thời gian dài;
- Nghiện ma túy hoặc rượu bia;
- Có tiền sử gia đình từng bị rối loạn lưỡng cực hoặc các bệnh tâm thần khác.
- Tâm lý căng thẳng trong thời gian dài;
- Nghiện ma túy hoặc rượu bia;
- Có tiền sử gia đình từng bị rối loạn lưỡng cực hoặc các bệnh tâm thần khác.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán rối loạn lưỡng cực (bệnh hưng – trầm cảm)?
Bác sĩ chẩn đoán bệnh rối loạn lưỡng cực sau khi khám lâm sàng. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu làm xét nghiệm máu hoặc các xét nghiệm khác để chắc chắn rằng các triệu chứng người bệnh đang mắc phải không phải là do một bệnh lý khác.
Những phương pháp nào dùng để điều trị rối loạn lưỡng cực (bệnh hưng – trầm cảm)?
Rối loạn lưỡng cực không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chứa lithium để giúp bạn cân bằng cảm xúc. Ngoài ra, bác sĩ sẽ theo dõi liên tục trong thời gian dài để ngăn ngừa tái phát trầm cảm hoặc hưng cảm. Nếu tình trạng bệnh diễn tiến nặng, bạn có thể cần uống lithium suốt đời.
Ngoài ra, bạn có thể nhờ bác sĩ tâm lý để giúp bạn điều trị rối loạn hành vi và hướng dẫn bạn kiểm soát suy nghĩ cùng nhận thức của mình.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của rối loạn lưỡng cực (bệnh hưng – trầm cảm)?
Bạn cần chú ý một số điều sau đây để kiểm soát diễn tiến bệnh rối loạn lưỡng cực:
- Báo ngay với bác sĩ hoặc ai đó bạn tin tưởng nếu bạn có những suy nghĩ tự tử;
- Cố gắng ngủ theo lịch cố định và ngủ đủ giấc;
- Đừng mặc cảm hoặc tự tách biệt với xã hội;
- Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, các chất gây nghiện như cocaine, ma túy và thuốc lắc.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.