Lạc nội mạc tử cung

(3.78) - 11 đánh giá

Bệnh lạc nội mạc tử cung là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Tìm hiểu chung

Bệnh lạc nội mạc tử cung là gì?

Lạc nội mạc tử cung là vấn đề có thể xảy ra khi bạn đang trong độ tuổi sinh sản, khoảng 10% phụ nữ có thể gặp tình trạng này. Nếu bạn bị lạc nội mạc tử cung, các mô nội mạc trong lòng tử cung phát triển ra bên ngoài tử cung và lan ra ống dẫn trứng. Những mô lạc chỗ này vẫn hoạt động như các mô nội mạc tử cung bình thường, điều này có nghĩa là chúng sẽ bị bong ra và chảy máu trong mang thai.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng lạc nội mạc tử cung là gì?

Một số dấu hiệu và triệu chứng lạc nội mạc tử cung gồm:

  • Đau vùng chậu là dấu hiệu đầu tiên. Xuất hiện những cơn đau vùng chậu trong thời kì hành kinh và cơn đau càng ngày càng nặng theo thời gian, có thể xuất hiện đau trước và sau kì kinh. Lạc nội mạc tử cung quan sát thấy ở 40-80% phụ nữ có cơn Đau thắt lưng và máu trong phân hoặc nước tiểu
  • tiêu chảy, estrogen có thể gây chuyển dạng tế bào phôi trong vùng chậu thành những tế bào dạng nội mạc tử cung ở giai đoạn dậy thì.

    Nếu bạn từng thực hiện các phẫu thuật như cắt bỏ tử cung hoặc mổ lấy thai, những vết sẹo do phẫu thuật được hình thành có thể khiến các tế bào nội mạc tử cung dính vào đó, gây lạc nội mạc. Hệ thống mạch máu và mạch bạch huyết có thể đem tế bào nội mạc tử cung đi khắp cơ thể.

    Rối loạn hệ miễn dịch có thể khiến cơ thể không thể nhận diện và phá hủy các mô nội mạc phát triển bên ngoài tử cung, gây ra bệnh.

    Nguy cơ mắc phải

    Những ai thường mắc phải bệnh lạc nội mạc tử cung?

    Bệnh có thể ảnh hưởng đến phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt là độ tuổi 30–50. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm thiểu các tác nhân nguy cơ. Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

    Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lạc nội mạc tử cung là gì?

    Có nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh, chẳng hạn như:

    • Chưa từng sinh con
    • Có người thân (mẹ, dì hoặc chị em gái) bị lạc nội mạc tử cung. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thế hệ F1 sẽ bị nặng hơn những thế hệ F0
    • Mãn kinh muộn
    • Chu kì kinh ngắn dưới 27 ngày, có kinh lượng nhiều hoặc kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày
    • Lượng estrogen trong máu cao hoặc sử dụng hormon estrogen trong thời gian dài
    • Trào ngược kinh nguyệt do tắc nghẽn lại bởi một bệnh lý nào đó
    • Thiếu cân
    • Bất thường ở cơ quan sinh sản.

    Điều trị hiệu quả

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán lạc nội mạc tử cung?

    Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ các triệu chứng lạc nội mạc tử cung đang gặp (bao gồm vị trí cơn đau và cơn đau xảy ra lúc nào), các phương tiện chẩn đoán như khám vùng chậu, siêu âm, nội soi. Trong khám vùng chậu, bác sĩ sẽ thăm khám và có thể đánh giá được những vùng dầy lên bất thường như như MRI vùng chậu hỗ trợ cho việc lên kế hoạch phẫu thuật bằng cách đánh giá chính xác kích thước và vị trí của tổn thương.

    Trong một số trường hợp, phẫu thuật sẽ được bác sĩ chỉ định. Với sự trợ giúp của nội soi, bác sĩ có thể biết được vị trí, mức độ lan rộng và kích thước của tổn thương, sinh thiết để có kết quả giải phẫu bệnh chính xác hỗ trợ việc xác định phương pháp điều trị phù hợp. Đôi khi tổn thương cũng có thể được cắt bỏ qua phẫu thuật nội soi.

    Những phương pháp dùng để điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung là gì?

    Thật không may là không có phương pháp điều trị khỏi bệnh lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát những cơn đau và tình trạng vô sinh. Dựa trên mức độ của các triệu chứng và mong muốn có thai của bạn, bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

    Hai phương pháp điều trị chính là sử dụng thuốc và phẫu thuật. Điều trị bảo tồn, nội khoa bằng thuốc là ưu tiên hàng đầu. Phẫu thuật được thực hiện sau khi điều trị nội khoa thất bại.

    Nếu chỉ bị đau nhẹ, không có dự định mang thai hoặc gần tới giai đoạn mãn kinh, bạn có thể không cần điều trị.

    Thuốc là một lựa chọn điều trị khác trong trường hợp bạn bị đau hoặc ra máu âm đạo nhưng chưa có kế hoạch mang thai. Các thuốc này có thể bao gồm biện pháp tránh thai bằng hormone để ngăn chặn tiến triển của bệnh, hoặc thuốc kháng viêm để giúp bạn kiểm soát cơn đau. Khi những cơn đau của bạn càng ngày càng dữ dội hơn hoặc các thuốc kể trên và các rong kinh, ra máu kinh lượng nhiều, đau bụng do co thắt cơ tử cung…

    Chế độ sinh hoạt phù hợp

    Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh lạc nội mạc tử cung?

    Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh lạc nội mạc tử cung nếu áp dụng các biện pháp sau:

    • Tắm nước ấm hoặc chườm túi nóng sẽ giúp thư giãn các cơ vùng chậu và giảm co thắt cũng như Tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện các triệu chứng
    • Bạn cũng có thể thử các kỹ thuật thư giãn và liệu pháp sinh học như châm cứu, sử dụng thảo dược, mát xa, giảm stress…
    • Chế độ ăn nhiều rau quả và hạn chế thịt đỏ. Một số nghiên cứu cho rằng chế độ ăn nhiều chất béo và thịt sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra Prostagladins sẽ tạo ra nhiều estrogen.

    Lạc nội mạc tử cung gần như là một tình trạng mãn tính và không có cách nào phòng tránh. Tuy nhiên, khi được chẩn đoán bệnh, có nhiều phương pháp điều trị giảm đau và phục hồi khả năng sinh sản. Bạn đừng quá lo lắng về bệnh vì không phải trường hợp nào cũng gây vô sinh. Đa phần những khó chịu là tình trạng đau đớn mỗi khi hành kinh. Về phương diện này thì có nhiều thuốc giảm đau hỗ trợ để giúp bạn có thể trải qua những ngày này dễ dàng hơn.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đau họng mạn tính

(99)
Tìm hiểu chungĐau họng mạn tính là bệnh gì?Đau họng là tình trạng đau, trầy xước hoặc kích ứng họng, thường nặng hơn khi nuốt. Nguyên nhân phổ biến ... [xem thêm]

Sái khớp háng

(79)
Tìm hiểu chungSái khớp háng là bệnh gì?Sái khớp háng là một dạng chấn thương háng. Tình trạng này xảy ra khi cơ bên trong đùi và vùng háng bị một lực tác ... [xem thêm]

Viêm khoang tai ác tính

(61)
Tìm hiểu chungViêm khoang tai ác tính là bệnh gì?Viêm khoang tai là một trong những bệnh nhiễm trùng tai phổ biến nhất còn được gọi là bệnh tai của vận ... [xem thêm]

Viêm mũi không do dị ứng

(25)
Viêm mũi là bệnh lý đường hô hấp trên rất thường gặp do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm viêm mũi do dị ứng và viêm mũi không do dị ứng. Bệnh thường ... [xem thêm]

Thiếu axit ceramidase

(15)
Tìm hiểu chungBệnh thiếu axit ceramidase là bệnh gì?Bệnh Farber, còn gọi là thiếu axit ceramidase, là một tình trạng di truyền hiếm gặp. Bệnh còn có tên gọi là ... [xem thêm]

Mụn đầu đen: nguyên nhân và cách điều trị

(11)
Sự hiện diện của các nốt mụn đầu đen không chỉ ảnh hưởng đến bề ngoài, sự tự tin của một người mà đôi khi, chúng còn có nguy cơ phát triển thành ... [xem thêm]

Hội chứng Albright

(25)
Tìm hiểu chungHội chứng Albright là gì?Hội chứng Albright, còn được gọi là hội chứng McCune-Albright (MAS), một rối loạn đa bào di truyền hiếm gặp, đặc ... [xem thêm]

Hội chứng rung lắc ở trẻ

(50)
Tìm hiểu chungHội chứng rung lắc ở trẻ là bệnh gì?Hội chứng rung lắc ở trẻ còn được gọi là chấn thương đầu do ngược đãi, hội chứng rung động do ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN