Sơ cứu ngất

(3.95) - 89 đánh giá

Ngất xảy ra khi cung cấp máu cho não thiếu tạm thời và gây mất ý thức. Khoảng thời gian bị mất ý thức thường ngắn.

Ngất có thể không có nguyên do rõ rệt hoặc có thể do một rối loạn nghiêm trọng nào đó. Vì vậy, cần xem việc mất ý thức như là một tình huống khẩn cấp cho đến khi triệu chứng và dấu hiệu được cải thiện và nguyên nhân được tìm ra. Hãy thảo luận với bác sĩ nếu tình trạng ngất tái diễn thường xuyên.

Nếu nạn nhân ngưng tim ngưng thở, hãy thực hiện hồi sức tim phổi.

Khi cảm thấy mình sắp ngất

Hãy

  • Nằm hoặc ngồi xuống. Để tránh bị ngất lại, đừng đứng dậy quá nhanh.
  • Hãy để đầu của bạn ở giữa hai đầu gối nếu bạn ngồi.

Khi phát hiện người khác bị ngất

  • Đặt nạn nhân nằm ngửa. Nếu nạn nhân còn thở, hãy nâng 2 chân của họ cao hơn so với tim khoảng 30 cm (nếu có thể) nhằm giúp tăng lượng máu lưu thông lên não. Nới lỏng thắt lưng, cổ áo hoặc quần áo chật. Không để nạn nhân ngồi dậy quá nhanh để tránh bị ngất lại. Nếu nạn nhân không tỉnh lại trong vòng 1 phút, hãy gọi cấp cứu 115 hay số cấp cứu tại địa phương của bạn.
  • Kiểm tra đường thở của nạn nhân. Cần đảm bảo đường thở được thông thoáng. Xem nạn nhân có ói hay không.
  • Kiểm tra các dấu hiệu tuần hoàn (nhịp tim, nhịp thở, ho hay cử động). Nếu nạn nhân ngưng tim ngưng thở, hãy thực hiện hồi sức tim phổi (CPR). Gọi 115 hay số cấp cứu tại địa phương của bạn. Tiếp tục hồi sức tim phổi (chú trọng nhồi tim) cho đến khi đội cấp cứu đến hoặc cho đến khi nạn nhân có phản ứng hay tự thở trở lại.

Nếu nạn nhân ngất có kèm theo chấn thương, hãy điều trị các tổn thương đi kèm. Kiểm soát chảy máu bằng cách đè trực tiếp lên vết thương thông qua một miếng vải/gạc sạch.

Tài liệu tham khảo

http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-fainting/basics/ART-20056606

Biên dịch - Hiệu đính

Tống Thị Hương - Ths.BS. Trần Thị Kim Vân
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sơ cứu tổn thương da do lạnh

(48)
Khi bạn tiếp xúc với thời tiết quá lạnh, da và các mô bên dưới có thể bị tê cứng dẫn đến những tổn thương do lạnh. Tay, chân, mũi và tai là những vùng ... [xem thêm]

Nâng vật một cách an toàn, tránh chấn thương

(73)
Kiểm tra vật trước khi nâng Trước khi nâng vật gì, hãy kiểm tra bằng cách đẩy nhẹ vật đó bằng bàn tay hay bằng chân để xem vật đó có dễ dàng di ... [xem thêm]

Sơ cứu trẻ bị chó cắn

(19)
Chó cắn hoặc cào rách da có thể gây nhiễm trùng. Một vài vết cắn cần khâu lại trong khi một số thì tự lành. Hiếm gặp hơn, vết cắn từ những con chó ... [xem thêm]

Sơ cứu ngất

(89)
Ngất xảy ra khi cung cấp máu cho não thiếu tạm thời và gây mất ý thức. Khoảng thời gian bị mất ý thức thường ngắn. Ngất có thể không có nguyên do rõ ... [xem thêm]

Sơ cứu chuột rút do nhiệt

(61)
Chuột rút do nhiệt là những cơn co thắt cơ đau đớn không tự chủ, thường xảy ra trong quá trình tập luyện thể thao với cường độ mạnh trong môi trường ... [xem thêm]

Hộp sơ cứu thiết yếu

(80)
Vì sao tôi cần trang bị một hộp sơ cứu? Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như ... [xem thêm]

Sơ cứu ngộ độc thực phẩm tại nhà

(67)
Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích ... [xem thêm]

Sơ cứu say nắng

(25)
Say nắng là một trong những hội chứng liên quan đến sức nóng, bao gồm nhiều mức độ từ nhẹ là cơn chuột rút do nhiệt đến say nắng và nghiêm trọng nhất, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN