Haloperidol

(3.55) - 22 đánh giá

Tên gốc: haloperidol

Tên biệt dược: Apo-Haloperidol

Phân nhóm: thuốc chống loạn thần

Tác dụng

Tác dụng của thuốc haloperidol là gì?

Haloperidol được sử dụng để điều trị các rối loạn tâm thần/tâm trạng nhất định (như tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần). Thuốc giúp bạn suy nghĩ rõ ràng hơn, cảm thấy bớt căng thẳng, giảm suy nghĩ tiêu cực, ảo giác và ngăn ngừa tự sát. Thuốc haloperidol giúp bạn giảm sự xâm phạm và mong muốn làm tổn thương người khác.

Haloperidol cũng có thể được sử dụng để điều trị các cử động không kiểm soát được liên quan đến hội chứng Tourette, các vấn đề hành vi nghiêm trọng ở trẻ hiếu động khi các phương pháp điều trị hoặc thuốc khác không hiệu quả.

Haloperidol là một loại thuốc tâm thần (loại thuốc chống loạn thần) hoạt động bằng cách giúp khôi phục sự cân bằng của một số chất tự nhiên trong não (dẫn truyền thần kinh).

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc haloperidol cho người lớn như thế nào?

Liều thông thường cho người lớn bị rối loạn tâm thần

Dạng uống:

Triệu chứng vừa phải: bạn dùng 0,5-2mg, uống 2-3 lần/ngày.

Triệu chứng nặng: bạn dùng 3-5mg, uống 2-3 lần/ngày.

Một số trường hợp nghiêm trọng, liều khởi đầu có thể lên đến 100mg/ngày.

Dạng tiêm:

Liều dùng để kiểm soát nhanh chóng kích động cấp tính: bác sĩ sẽ tiêm bắp cho bạn 2-5mg mỗi 4-8 giờ.

Liều tối đa: bác sĩ sẽ tiêm bắp cho bạn 20mg/ngày.

Liều thông thường cho người lớn bị tâm thần phân liệt

Dạng uống:

Triệu chứng vừa phải: bạn dùng 0,5-2mg, uống 2-3 lần/ngày.

Triệu chứng nặng: bạn dùng 3-5mg, uống 2-3 lần/ngày.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, liều khởi đầu có thể lên đến 100mg/ngày.

Dạng tiêm:

Liều dùng để kiểm soát kích động cấp tính: bác sĩ sẽ tiêm bắp cho bạn 2-5mg mỗi 4-8 giờ.

Liều tối đa: bác sĩ sẽ tiêm bắp cho bạn 20mg/ngày.

Liều thông thường cho người lớn trong trạng thái kích động

Dạng uống:

Triệu chứng vừa phải: bạn dùng 0,5-2mg, uống 2-3 lần/ngày.

Triệu chứng nặng: bạn dùng 3-5mg, uống 2-3 lần/ngày.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, liều khởi đầu có thể lên đến 100mg/ngày.

Dạng tiêm:

Liều dùng để kiểm soát kích động cấp tính: bác sĩ sẽ tiêm bắp cho bạn 2-5mg mỗi 4-8 giờ.

Liều tối đa: bác sĩ sẽ tiêm bắp cho bạn 20mg/ngày.

Liều thông thường cho người lớn bị chứng lo âu

Dạng uống:

Triệu chứng vừa phải: bạn dùng 0,5-2mg, uống 2-3 lần/ngày.

Triệu chứng nặng: bạn dùng 3-5mg, uống 2-3 lần/ngày.

Trong một số trường hợp kháng thuốc nghiêm trọng, liều khởi đầu có thể lên đến 100mg/ngày.

Dạng tiêm:

Dùng để kiểm soát kích động cấp tính: bác sĩ sẽ tiêm bắp cho bạn 2-5mg, mỗi 4-8 giờ.

Liều tối đa: bác sĩ sẽ tiêm bắp cho bạn 20mg/ngày.

Liều thông thường cho người lớn mắc hội chứng Tourette

Dạng uống:

Liều khởi đầu:

– Triệu chứng trung bình: bạn dùng 0,5-2mg, uống 2-3 lần/ngày.

– Triệu chứng nặng: bạn dùng 3-5mg, uống 2-3 lần/ngày.

Dạng tiêm:

Dùng để kiểm soát nhanh chóng cơn kích động cấp tính: bác sĩ sẽ tiêm bắp cho bạn 2-5mg, mỗi 4-8 giờ.

Liều tối đa: bác sĩ sẽ tiêm bắp cho bạn 20mg/ngày.

Liều dùng haloperidol cho trẻ em như thế nào?

Liều thông thường cho trẻ em bị rối loạn tâm thần

Trẻ từ 3-12 tuổi và 15-40kg:

Liều khởi đầu: bạn cho trẻ dùng 0,5mg/ngày, uống 2-3 lần chia đều liều.

Liều duy trì: bạn cho trẻ dùng 0,05-0,15mg/kg/ngày trong 2-3 liều chia đều.

Trẻ từ 13 tuổi trở lên và lớn hơn 40kg:

Liều khởi đầu:

– Triệu chứng trung bình: bạn cho trẻ dùng 0,5-2mg, uống 2-3 lần/ngày.

– Triệu chứng nặng: bạn cho trẻ dùng 3-5mg, uống 2-3 lần/ngày.

Liều thông thường cho trẻ em mắc hội chứng Tourette

Trẻ từ 3-12 tuổi và 15-40kg:

Liều khởi đầu: bạn cho trẻ dùng 0,5mg/ngày, uống trong 2-3 liều chia đều.

Liều duy trì: bạn cho trẻ dùng 0,05-0,075mg/kg/ngày.

Trẻ từ 13 tuổi trở lên và lớn hơn 40kg

Liều khởi đầu

– Triệu chứng trung bình: bạn cho trẻ dùng 0,5-2mg, uống 2-3 lần/ngày.

– Triệu chứng nặng: bạn cho trẻ dùng 3-5mg, uống 2-3 lần/ngày.

Liều thông thường cho trẻ em bị trạng thái kích động

Trẻ từ 3-12 tuổi và 15-40kg:

Liều khởi đầu: bạn cho trẻ dùng 0,5mg/ngày, uống trong 2-3 liều chia đều.

Liều duy trì: bạn cho trẻ dùng 0,05-0,075mg/kg/ngày.

Liều thông thường cho trẻ em có hành vi hung hăng

Trẻ từ 3-12 tuổi và từ 15-40kg:

Liều khởi đầu: bạn cho trẻ dùng 0,5mg/ngày, uống trong 2-3 liều chia đều.

Liều duy trì: bạn cho trẻ dùng 0,05-0,075mg/kg/ngày.

Cách dùng

Bạn nên dùng haloperidol như thế nào?

Bạn có thể uống thuốc này cùng hoặc không cùng thức ăn hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bạn đang sử dụng thuốc này dạng lỏng, hãy sử dụng ống nhỏ giọt được cung cấp trong gói để đo liều.

Liều dùng được dựa trên tình trạng sức khỏe và đáp ứng với điều trị. Bạn hãy sử dụng thường xuyên để thu được lợi ích tốt nhất từ thuốc.

Bạn không nên ngưng dùng thuốc này mà không hỏi bác sĩ, vì một số tình trạng có thể trở nên tồi tệ hơn khi đột ngột ngừng thuốc. Thông báo cho bác sĩ nếu các triệu chứng của bạn không cải thiện hoặc trầm trọng hơn.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, bạn hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc haloperidol?

Bạn có thể gặp một số tác dụng phụ khi dùng thuốc như chóng mặt, choáng váng, buồn ngủ, khó đi tiểu, rối loạn giấc ngủ, đau đầu và lo âu. Nếu những triệu chứng này kéo dài hoặc nặng hơn, bạn hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn hãy báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu bất kỳ tác dụng phụ nào xảy ra như co thắt cơ/cứng khớp, run rẩy, bồn chồn, chảy nước dãi. Bác sĩ có thể kê toa cho bạn một loại thuốc khác dùng cùng với haloperidol để giảm tác dụng ngoài ý muốn.

Trong một số ít trường hợp, haloperidol có thể làm tăng nồng độ của một chất nhất định trong cơ thể (prolactin). Đối với nữ giới, sự gia tăng hormone kích thích tuyến sữa có thể dẫn đến có sữa không mong muốn, chu kì bị trễ/ngừng hoặc khó có thai. Đối với nam giới, nó có thể dẫn đến giảm khả năng tình dục, không có khả năng sản xuất tinh trùng hoặc ngực to. Nếu bạn phát triển bất kỳ triệu chứng nào, hãy thông báo ngay với bác sĩ.

Thuốc này hiếm khi có thể gây ra một tình trạng rối loạn vận động chậm phát triển. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể là vĩnh viễn. Hãy báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ co giật trên mặt/cơ bắp như cử động nhai, phồng hoặc méo miệng hay rung không kiểm soát được.

Thuốc này hiếm khi gây ra tình trạng rất nghiêm trọng gọi là hội chứng thần kinh ác tính (NMS). Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào như sốt, cứng cơ/đau/yếu, mệt mỏi dữ dội, rối loạn dữ dội, đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh/không đều, nước tiểu sẫm màu, dấu hiệu của vấn đề về thận (chẳng hạn như thay đổi lượng nước tiểu).

Báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng nào xảy ra như buồn nôn/nôn dai dẳng, đau bụng, vàng da/mắt, co giật, các dấu hiệu nhiễm trùng (như sốt, đau họng dai dẳng).

Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng nào như nhịp tim chậm, chóng mặt nghiêm trọng, đau ngực, ngất xỉu.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng haloperidol, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Haloperidol có thể gây ra một tình trạng ảnh hưởng đến nhịp tim (QT kéo dài). QT kéo dài hiếm khi có thể gây ra nhịp tim nhanh/bất thường nghiêm trọng (hiếm khi tử vong) và các triệu chứng khác (như chóng mặt nghiêm trọng, ngất xỉu).
  • Nguy cơ QT kéo dài có thể tăng lên nếu bạn có một số bệnh trạng nhất định hoặc đang dùng các loại thuốc khác có thể gây QT kéo dài. Trước khi sử dụng thuốc haloperidol, bạn hãy báo với bác sĩ hoặc dược sĩ tất cả các loại thuốc bạn dùng và nếu bạn có bất kỳ tình trạng nào như vấn đề về tim (suy tim, nhịp tim chậm, QT kéo dài trong EKG), tiền sử gia đình của một số vấn đề về tim (QT) kéo dài trong EKG, đột tử do tim).
  • Mức độ thấp của kali hoặc magiê trong máu cũng có thể làm tăng nguy cơ kéo dài QT. Nguy cơ này có thể tăng lên nếu bạn sử dụng một số loại thuốc nhất định (chẳng hạn như thuốc lợi tiểu) hoặc nếu bạn có các tình trạng như ra mồ hôi nặng, tiêu chảy hoặc nôn mửa. Bạn hãy tham khảo với bác sĩ về việc sử dụng haloperidol một cách an toàn.
  • Trước khi phẫu thuật, hãy báo với bác sĩ hoặc nha sĩ rằng bạn đang dùng haloperidol.
  • Người lớn tuổi có thể nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc này, đặc biệt là buồn ngủ, chóng mặt, choáng váng, đi tiểu khó khăn và bệnh tim như QT kéo dài. Buồn ngủ, chóng mặt có thể làm tăng nguy cơ té ngã, do đó, bạn nên đứng dậy từ từ khi từ tư thế ngồi hoặc nằm.
  • Trong thời gian mang thai, thuốc này chỉ nên được sử dụng khi thật cần thiết. Trẻ sinh ra từ mẹ đã sử dụng thuốc này trong 3 tháng cuối của thai kỳ hiếm khi có thể phát triển các triệu chứng cứng cơ, run rẩy, buồn ngủ, khó thở hoặc khóc liên tục. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong tháng đầu tiên, hãy báo ngay cho bác sĩ.
  • Thuốc này đi vào sữa mẹ và có thể có tác dụng không mong muốn ở trẻ đang bú mẹ. Bạn hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi cho con bú.

Thuốc này có thể làm cho bạn chóng mặt hoặc buồn ngủ. Rượu hoặc cần sa có thể khiến bạn chóng mặt hoặc buồn ngủ hơn. Bạn không nên lái xe, sử dụng máy móc hoặc làm bất cứ điều gì cần sự tỉnh táo cho đến khi bạn có thể làm điều đó một cách an toàn. Bạn cũng nên hạn chế đồ uống có cồn và nói chuyện với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng cần sa.

Thuốc này có thể làm giảm mồ hôi, khiến bạn dễ bị say nắng hơn. Bạn nên tránh làm việc nặng và tập thể dục trong thời tiết nóng.

Vì các vấn đề tâm thần/tâm trạng không được điều trị (như tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần phân liệt) có thể là một tình trạng nghiêm trọng, bạn đừng ngưng dùng thuốc này trừ khi được bác sĩ hướng dẫn. Nếu bạn đang có kế hoạch mang thai, mang thai hoặc nghĩ rằng bạn có thể có thai, ngay lập tức thảo luận với bác sĩ những lợi ích và rủi ro của việc sử dụng thuốc này trong khi mang thai.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng haloperidol trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Thuốc haloperidol có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc haloperidol có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với thuốc haloperidol bao gồm thuốc kháng cholinergic (ví dụ thuốc chống co thắt như ancaloit belladonna, scopolamin), cabergoline, ketoconazole, lithium, methyldopa, thuốc cho bệnh Parkinson (như levodopa và carbidopa, selegiline), paroxetin, pergolide, quinupristin-dalfopristin, rifampin, saquinavir.

Nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến nhịp tim (QT kéo dài), bao gồm amiodarone, dofetilide, pimozide, quinidin, sotalol, procainamide, kháng sinh nhóm macrolid (như erythromycin) và một số thuốc khác. Vì vậy, trước khi sử dụng haloperidol, bạn hãy nói tên tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng cho bác sĩ hoặc dược sĩ.

Cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bạn đang dùng các sản phẩm khác gây buồn ngủ như thuốc giảm đau opioid hoặc thuốc giảm ho (như codeine, hydrocodone), rượu, cần sa, thuốc ngủ hoặc lo âu (như alprazolam, lorazepam, zolpidem), thuốc giãn cơ (chẳng hạn như carisoprodol, cyclobenzaprine) hoặc thuốc kháng histamin (như cetirizine, diphenhydramine).

Hãy kiểm tra nhãn trên tất cả các loại thuốc của bạn (chẳng hạn như thuốc dị ứng hoặc các sản phẩm ho và cảm lạnh) vì chúng có thể chứa các thành phần gây buồn ngủ. Hãy hỏi dược sĩ về việc sử dụng những sản phẩm đó một cách an toàn.

Haloperidol có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến haloperidol?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Thuốc này không nên được sử dụng nếu bạn có một số tình trạng y tế nhất định. Trước khi sử dụng thuốc này, tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn có một vấn đề nghiêm trọng của hệ thần kinh (trầm cảm thần kinh trung ương nghiêm trọng), bệnh Parkinson.

Trước khi sử dụng thuốc này, hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết bệnh sử của bạn, đặc biệt là rối loạn lưỡng cực, khó đi tiểu (do các vấn đề tuyến tiền liệt), bệnh tăng nhãn áp, các vấn đề về tim (đau thắt ngực), tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp), co giật, số lượng tế bào máu trắng thấp.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản haloperidol như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế

Haloperidol có những dạng và hàm lượng nào?

Haloperidol có ở dạng:

  • Viên nén
  • Dung dịch tiêm bắp
  • Bột hỗn hợp

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cystein B6 Baileul®

(99)
Tên gốc: L-Cystine, pyridoxine chlorhydridTên biệt dược: Cystein B6 Baileul®Phân nhóm: các thuốc da liễu khácTác dụngTác dụng của thuốc Cystein B6 Baileul® là ... [xem thêm]

Clairodermyl®

(69)
Tên gốc: mequinolTên biệtdược: Clairodermyl®Phân nhóm: các thuốc da liễu khácTác dụngTác dụng của thuốc Clairodermyl® là gì?Thuốc Clairodermyl® thường được ... [xem thêm]

Paracetamol + codeine

(75)
Tác dụngTác dụng của paracetamol + codeine là gì?Paracetamol + codeine, còn được gọi là acetominophen và codein, la thuốc giảm đau từ nhẹ đến nặng vừa phải. ... [xem thêm]

Esonix

(16)
Thành phần: esomeprazole 20mgPhân nhóm: thuốc kháng axit, chống trào ngược & chống loétTên biệt dược: EsonixTác dụngTác dụng của thuốc Esonix là gì?Thuốc Esonix ... [xem thêm]

Lysozyme chloride

(63)
Tên gốc: lysozyme chloridePhân nhóm: men kháng viêmTên biệt dược: Lysozyme®Tác dụngTác dụng của thuốc lysozyme chloride là gì?Lysozyme chloride thường được sử ... [xem thêm]

Thuốc ephedrine

(61)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc ephedrine là gì?Thuốc ephedrine có tác dụng điều trị các vấn đề về hô hấp, hen suyễn và sưng mũi, nghẹt mũi gây ra do cảm ... [xem thêm]

Endoxan®

(43)
Tên gốc: cyclophosphamideTên biệt dược: Endoxan®Phân nhóm: hóa trị gây độc tế bàoTác dụngTác dụng của thuốc Endoxan® là gì?Thuốc Endoxan® thường được ... [xem thêm]

Thuốc Mekolactagil®

(16)
Tên gốc: tảo spirulina platensis.Tên biệt dược: Mekolactagil®Phân nhóm: thực phẩm chức năng & các liệu pháp bổ trợTác dụngTác dụng của thuốc Mekolactagil® là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN