Sơ cứu tổn thương da do lạnh

(4.01) - 48 đánh giá

Khi bạn tiếp xúc với thời tiết quá lạnh, da và các mô bên dưới có thể bị tê cứng dẫn đến những tổn thương do lạnh. Tay, chân, mũi và tai là những vùng dễ bị tổn thương do lạnh nhất.

Tổn thương da do trời lạnh

Nếu da nhìn như trắng toát, tím tái, lạnh buốt và có cảm giác thô cứng, khó chịu, có thể da bạn đã bị tổn thương do lạnh. Da bạn cũng có thể bị ngứa, bỏng rát hay cảm thấy lạnh tê cóng. Tổn thương do lạnh sâu hoặc nặng có thể làm da phồng rộp hay tê cứng. Khi hết tê cóng (rã đông), vùng thịt dưới da sẽ bị đỏ và đau.

Điều trị tổn thương da do lạnh

Làm ấm dần vùng da bị tổn thương là biện pháp hiệu quả để điều trị tê cóng da do lạnh. Hãy điều trị bằng những cách sau:

  • Bảo vệ da bằng cách tránh tiếp xúc với thời tiết lạnh

Nếu bạn đang ở bên ngoài, hãy làm ấm bàn tay bị tê cóng bằng cách kẹp chúng vào nách. Giữ ấm mặt, mũi hoặc tai bằng cách áp bàn tay có đeo găng tay ấm và khô lên. Không chà xát vùng da bị tổn thương cũng như chà xát tuyết lên vùng da đang bị tê cóng.

  • Tránh để bị lạnh

Khi bạn vào trong nhà, hãy cởi bỏ quần áo ướt.

  • Làm ấm dần vùng da bị tê cóng

Hãy ngâm tay hoặc chân bị tê cóng vào nước ấm (khoảng 40 – 42°C). Quấn, bọc các vùng khác bằng chăn ấm. Không nên sưởi ấm trực tiếp như dùng lò sưởi, đèn sưởi ấm… vì việc đó có thể làm da bị bỏng trước khi bạn nhận ra điều đó.

  • Nếu có thể, không nên tiếp tục đi bộ khi chân hoặc các đầu ngón chân bị tê cóng

Điều này sẽ làm các mô thêm tổn thương.

  • Nếu vùng da bị tê cóng có dấu hiệu đông cứng lại, không nên “rã đông” ngay

Trong trường hợp đã hết tê cóng, hãy bọc hoặc quấn vùng bị tổn thương để tránh bị đông cứng lại.

  • Hãy gọi sự trợ giúp y tế

Nếu bạn đã ủ ấm mà vẫn không hết tê cóng hoặc vẫn còn đau dai dẳng cũng như bị phồng rộp, hãy tìm trợ giúp y tế.

Tài liệu tham khảo

http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-frostbite/basics/ART-20056653

Biên dịch - Hiệu đính

Tống Thị Hương - BS. Trịnh Ngọc Thuỳ An
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sơ cứu tổn thương da do lạnh

(48)
Khi bạn tiếp xúc với thời tiết quá lạnh, da và các mô bên dưới có thể bị tê cứng dẫn đến những tổn thương do lạnh. Tay, chân, mũi và tai là những vùng ... [xem thêm]

Sơ cứu ngất

(89)
Ngất xảy ra khi cung cấp máu cho não thiếu tạm thời và gây mất ý thức. Khoảng thời gian bị mất ý thức thường ngắn. Ngất có thể không có nguyên do rõ ... [xem thêm]

Sơ cứu trẻ bị chó cắn

(19)
Chó cắn hoặc cào rách da có thể gây nhiễm trùng. Một vài vết cắn cần khâu lại trong khi một số thì tự lành. Hiếm gặp hơn, vết cắn từ những con chó ... [xem thêm]

Trầy xước giác mạc

(80)
Trầy xước giác mạc là gì? Giác mạc là một cấu trúc trong suốt nằm ngay trước phần tròng đen của mắt. Nó có vai trò bảo vệ mắt và giúp hội tụ ánh ... [xem thêm]

Sơ cứu chấn thương mắt trong dịp Tết

(16)
Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ ... [xem thêm]

Sơ cứu trật mắt cá chân

(20)
Trật mắt cá chân (Ankle sprain) Từ tiếng Việt làm chúng ta tưởng đây là một tình trạng trật khớp nhưng không phải như vậy. Đây là một tình trạng tổn ... [xem thêm]

Sơ cứu khi bị sốt

(65)
Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ ... [xem thêm]

Sơ cứu trầy xước giác mạc

(31)
Những tổn thương phổ biến nhất ở mắt thường liên quan đến giác mạc – “cửa sổ” bảo vệ trong suốt nằm ở phía trước của mắt. Việc tiếp xúc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN