Sơ cứu bỏng nắng

(3.86) - 40 đánh giá

Triệu chứng bỏng nắng

Triệu chứng của bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ sau tiếp xúc, gây đau, đỏ, sưng và có thể phồng rộp ở da. Do thường ảnh hưởng một vùng da rộng, bỏng nắng có thể gây nhức đầu, sốt và mệt mỏi.

Sơ cứu khi bị bỏng nắng

Nếu bạn bị bỏng nắng, hãy:

  • Tắm nước mát. Bạn cũng có thể đắp khăn tắm sạch đã làm ướt bằng nước lạnh.
  • Dùng lô hội (nha đam) hoặc kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày.
  • Tránh làm vỡ những vết bỏng rộp, điều này không làm tăng tốc độ lành bệnh mà có thể gây nhiễm khuẩn. Nếu vết bỏng rộp tự vỡ, hãy bôi mỡ kháng sinh lên những vùng đó.
  • Uống thuốc giảm đau như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen hay Acetaminophen nếu cần. Sử dụng cẩn thận Aspirin cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù thuốc Aspirin được chấp thuận cho sử dụng ở trẻ em trên 2 tuổi, trẻ em và thanh thiếu niên mới lành bệnh thủy đậu hoặc có triệu chứng giống như cúm không nên dùng Aspirin. Hãy gặp bác sĩ nếu bạn cảm thấy lo lắng.
  • Không sử dụng dầu bôi trơn, bơ, lòng trắng trứng hoặc các sản phẩm tự chế tại nhà trên vết bỏng nắng của bạn. Điều này có thể ngăn chặn hoặc trì hoãn việc lành bệnh.

Nếu vết bỏng nắng của bạn bắt đầu phồng giộp hoặc có biến chứng tức thì, như phát ban, ngứa hoặc sốt, hãy đi khám bác sĩ.

Tài liệu tham khảo

http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-sunburn/basics/ART-20056643

Biên dịch - Hiệu đính

Chế Ngọc Vân Khanh - Ths.BS. Trần Thị Kim Vân
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sơ cứu sốc nhiệt

(19)
Sốc nhiệt là tình trạng nghiêm trọng nhất của các rối loạn liên quan đến nhiệt, sau chuột rút do nhiệt và say nắng. Sốc nhiệt thường là hậu quả của ... [xem thêm]

Sơ cứu khi bị bọ ve cắn

(100)
Một vài loại bọ ve có thể truyền vi khuẩn gây các loại bệnh như Lyme, sốt phát ban Rocky Mountain… Nguy cơ bị mắc bệnh còn tùy thuộc vào nơi bạn sống hay ... [xem thêm]

Sơ cứu bỏng do hóa chất

(67)
Sơ cứu Nếu bỏng hóa chất ở da, hãy làm theo các bước sau: Loại bỏ hóa chất gây bỏng Phủi sạch hóa chất khô còn dính trên da, sau đó rửa sạch da ... [xem thêm]

Sơ cứu bầm mắt

(66)
Sơ cứu bầm mắt Bầm mắt có thể xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện ... [xem thêm]

Nâng vật một cách an toàn, tránh chấn thương

(73)
Kiểm tra vật trước khi nâng Trước khi nâng vật gì, hãy kiểm tra bằng cách đẩy nhẹ vật đó bằng bàn tay hay bằng chân để xem vật đó có dễ dàng di ... [xem thêm]

Sơ cứu hạ thân nhiệt

(34)
Khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, đặc biệt là gió lạnh buốt với độ ẩm cao hoặc ở trong môi trường lạnh, ẩm trong thời gian dài, cơ chế điều hòa của ... [xem thêm]

Sơ cứu khi bị bỏng

(69)
Để phân biệt bỏng nhẹ với bỏng nặng, bước đầu tiên là xác định vùng da (mô) bị ảnh hưởng. Có 3 mức độ bỏng: bỏng độ 1, bỏng độ 2 và bỏng ... [xem thêm]

Sơ cứu khi có vật lạ trong mắt

(41)
Nếu bạn cảm thấy có gì lạ trong mắt Bạn hãy Rửa tay sạch. Cố gắng rửa trôi vật lạ (dị vật, ngoại vật) bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN