Salonpas®

(3.96) - 16 đánh giá

Tên biệt dược: Salonpas

Hoạt chất: Methyl salicylate, menthol

Phân nhóm: Nhóm giảm đau (không có chất gây nghiện) dùng tại chỗ.

Tác dụng

Tác dụng của Salonpas là gì?

Salonpas có tác dụng làm giảm đau và kháng viêm trong các cơn đau liên quan đến:

  • Đau vai
  • Đau lưng
  • Đau cơ, mỏi cơ
  • Đau khớp
  • Bầm tím, bong gân và căng cơ
  • Đau đầu, đau răng
  • Viêm khớp
  • Đau lưng đơn thuần

Ngoài ra, Salonpas dạng gel, cao dán Salonpas (miếng dán) hoặc Salonpas xịt giảm đau cũng có thể được sử dụng cho một số chỉ định khác không được đề cập trong hướng dẫn này. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Thuốc Salonpas có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc Salonpas có thể được sử dụng dưới những dạng và hàm lượng sau:

  • Miếng dán Salonpas với methyl salicylate 6,29% + menthol 5,71%
  • Gel Salonpas với methyl salicylate 15% + menthol 7%
  • Salonpas xịt với methyl salicylate 10g + menthol 3g (cho 100g dung dịch)
  • Salonpas dạng dầu xoa với methyl salicylate 2640mg + menthol 2700mg

Người lớn nên dùng Salonpas bao nhiêu mỗi ngày?

Để giảm đau trong các trường hợp đau khớp/đau cơ bắp, bạn có thể sử dụng:

  • Cao dán Salonpas: Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên có thể dán miếng dán vào chỗ bị đau không quá 3 lần một ngày và không quá 7 ngày, gỡ ra sau mỗi 8 giờ.
  • Gel Salonpas: Người lớn có thể bôi thuốc lên vùng bị đau không quá 3-4 lần trong ngày.
  • Dầu bôi: Người lớn có thể bôi dầu lên vùng da bị đau nhưng không quá 4 lần trong ngày.
  • Dạng xịt: Đối với người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên, không sử dụng quá 4 lần trong ngày cho mỗi vùng bị đau.

Trẻ em nên dùng Salonpas bao nhiêu mỗi ngày?

Đối với trẻ em, bạn cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng:

  • Cao dán Salonpas: Phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi.
  • Gel: Phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ em trên 2 tuổi có thể bôi thuốc lên vùng bị đau không quá 3-4 lần trong ngày.
  • Dầu bôi: Hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng dầu bôi Salonpas cho trẻ em dưới 30 tháng tuổi. Trẻ em từ 30 tháng tuổi có thể bôi dầu lên vùng da bị đau nhưng không quá 4 lần trong ngày.
  • Dạng xịt: Phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi.

Cách dùng

Bạn nên dùng cao dán Salonpas như thế nào?

Tùy theo dạng mà bạn có cách sử dụng Salonpas khác nhau. Đối với cao dán Salonpas, bạn rửa sạch và lau khô vùng bị đau. Sau đó gỡ miếng cao dán Salonpas ra khỏi tấm phim. Dán vào chỗ bị đau và gỡ ra sau mỗi 8 giờ dán. Đối với dạng xịt, để tránh bị tê cóng, bạn giữ chai xa da 10cm và xịt không quá 1 giây.

Bạn chú ý không dùng thuốc trên vùng da bị tổn thương hay vết thương hở, niêm mạc, trên mắt hoặc vùng da quanh mắt. Tránh sử dụng thuốc trên diện tích da lớn hoặc trong thời gian kéo dài, đặc biệt là ở trẻ em (nguy cơ nhiễm độc salicylate (salicylism). Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng kèm theo bao bì thuốc trước khi sử dụng. Khi bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Salonpas?

Trong vài trường hợp hy hữu, Salonpas gel, miếng dán và cả Salonpas xịt cũng có thể gây nên một số phản ứng phụ như:

  • Cảm giác châm chích, nóng rát, ngứa ran trong da
  • Phản ứng quá mẫn
  • Nhiễm độc salicylate (salicylism)
  • Phù mạch, co thắt phế quản
  • Nổi mụn nước, ngứa hay kích ứng nhẹ

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc Salonpas, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này
  • Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của cao dán Salonpas
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng), chẳng hạn như warfarin
  • Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi
  • Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lí sau đây: hen suyễn, polyp mũi, mày đay…

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Salonpas trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Bạn cần phải tham khảo ý kiến của chuyên viên y tế trước khi dùng thuốc Salonpas nếu đang mang thai hoặc cho con bú. Không sử dụng thuốc nếu chưa tham khảo ý kiến của bác sỹ hoặc dược sỹ. Dầu bôi Salonpas chỉ nên được sử dụng trong 6 tháng đầu thai kỳ, không dùng trong 3 tháng cuối.

Tương tác thuốc

Thuốc Salonpas có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc Salonpas có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Những thuốc có thể tương tác với miếng dán Salonpas bao gồm:

  • Đối với bệnh nhân dùng warfarin, lạm dụng cao dán Salonpas lạnh có thể làm tăng nguy cơ chảy máu
  • Vắc xin phòng bệnh thủy đậu
  • Allopurinol
  • Febuxostat
  • Pegloticase
  • Probenecid

Thuốc Salonpas có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Salonpas?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng sản phẩm giảm đau này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Hen suyễn
  • Polyp mũi
  • Nhiễm virus gây bệnh cúm, thủy đậu hoặc gây sốt
  • Mày đay

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản Salonpas như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng trực tiếp. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Axit Aminobenzoic

(33)
Tác dụngTác dụng của axit aminobenzoic là gì?Axit aminobenzoic thường có trong các sản phẩm chống nắng. Tác nhân chống nắng được dùng để bảo vệ da khỏi các ... [xem thêm]

Thuốc Ritalin®

(81)
Tên gốc: methylphenidatePhân nhóm: thuốc TKTW khác & thuốc trị rối loạn tăng động giảm chú ýTên biệt dược: Ritalin®Tác dụngTác dụng của thuốc Ritalin® ... [xem thêm]

Mycostatin®

(20)
Tên gốc: nystatinPhân nhóm: thuốc kháng nấmTên biệt dược: Mycostatin®Tác dụngTác dụng của thuốc Mycostatin® là gì?Mycostatin® thường được sử dụng để ... [xem thêm]

Hydrocodone

(40)
Hydrocodone là loại thuốc giảm đau có thể gây nghiện, hoạt động chủ yếu tác dụng lên thần kinh trung ương để thay đổi cảm giác cơn đau trong cơ thể.Tìm ... [xem thêm]

Thuốc Arthrodont®

(14)
Tên gốc: enoxoloneTên biệt dược: Arthrodont®Phân nhóm: thuốc dùng trong viêm & loét miệngTác dụngTác dụng của thuốc Arthrodont® là gì?Thuốc Arthrodont® chứa ... [xem thêm]

Thuốc Tums® Regular Strength 500

(50)
Tên gốc: calcium carbonateTên biệt dược: Tums® Regular Strength 500Phân nhóm: thuốc kháng axit, chống trào ngược & chống loétTác dụngTác dụng của thuốc Tums® ... [xem thêm]

Arsenic Trioxide

(31)
Tác dụngTác dụng của arsenic trioxide là gì?Arsenic trioxide là một loại thuốc trị ung thư, thuốc can thiệp tới sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư ... [xem thêm]

Thuốc lansoprazole

(49)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc lansoprazole là gì?Lansoprazole thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton. Thuốc làm giảm lượng axit sản sinh trong dạ dày.Bạn có thể ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN