Mang thai

(3.67) - 48 đánh giá

Quá trình mang thai là một cuộc hành trình đầy diệu kỳ để tạo nên một mầm sống mới và trở thành mẹ, cha là công việc khó khăn nhưng đầy hạnh phúc. Niềm mong ước lớn nhất của người mẹ là sinh ra những đứa con khỏe mạnh, thông minh. Muốn vậy, việc chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ là vô cùng quan trọng, thậm chí là ngay từ lúc dự định có thai.

Tìm hiểu về quá trình mang thai

Quá trình mang thai trung bình kéo dài khoảng 40 tuần, tính từ lúc thụ thai đến khi sinh nở. Cách tính tuổi thai phổ biến là tính theo ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng.

Hầu hết phụ nữ mang thai đều cảm nhận được những thay đổi khác lạ về cả thể chất lẫn tinh thần, theo từng thời kỳ. Toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của thai nhi được chia thành 3 giai đoạn lớn với tên gọi tam cá nguyệt:

  • Tam cá nguyệt đầu (từ tuần 0–13): giai đoạn phát triển các cấu trúc cơ thể và hệ thống cơ quan. Hầu hết các tình trạng sẩy thai và dị tật bẩm sinh xảy ra trong thời kỳ này. Cơ thể người mẹ cũng trải qua những thay đổi lớn trong giai đoạn đầu, dẫn đến biểu hiện nhiều triệu chứng ốm nghén, mệt mỏi.
  • Tam cá nguyệt giữa (từ tuần 14–26): thai nhi tiếp tục phát triển nhanh chóng và bạn có thể cảm nhận được chuyển động, rung động đầu tiên của em bé. Các triệu chứng ở giai đoạn đầu có thể giảm bớt nhưng xuất hiện các vấn đề khác như đau lưng, đau bụng, chuột rút, táo bón…
  • Tam cá nguyệt cuối (từ tuần 27–40): cơ thể thai nhi dần hoàn thiện. Đến cuối tuần 37, em bé được xem là đã đủ tháng và các cơ quan đã phát triển hoàn chỉnh, sẵn sàng hoạt động các chức năng của chúng. Gần đến ngày sinh, em bé sẽ thay đổi tư thế để chuẩn bị ra đời.

Những dấu hiệu mang thai

Khi quá trình mang thai bắt đầu, cơ thể người mẹ sẽ có những thay đổi trong nồng độ hormone và biểu hiện các dấu hiệu như:

  • Trễ kinh nguyệt/ không có kinh nguyệt
  • Vú sưng tức
  • Buồn nôn, có hoặc không có nôn mửa
  • Đi tiểu nhiều
  • Mệt mỏi, cảm giác như đang bệnh

Trong tam cá nguyệt thứ nhất, bạn có thể có thêm các triệu chứng khác:

  • Buồn, ủ rũ, thay đổi tâm trạng
  • Tích nước dẫn đến bị phù chân
  • Chuột rút
  • Táo bón
  • Kén ăn, ốm nghén
  • Nghẹt mũi

Sang đến tam cá nguyệt thứ hai, một số triệu chứng thường thấy là:

  • Hết hoặc bớt ốm nghén
  • Đau lưng
  • Đau bụng
  • Hay bị chuột rút
  • Táo bón và ợ nóng
  • Cảm nhận được những cử động, rung động đầu tiên của bé

Đến tam cá nguyệt cuối cùng, triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Khó thở
  • Có thể bị trĩ
  • Tiểu không tự chủ
  • Suy tĩnh mạch
  • Các vấn đề về giấc ngủ

Khi nhận thấy mình có các dấu hiệu mang thai, bạn có thể xác nhận lại bằng que thử thai và đến gặp bác sĩ khoa sản để kiểm tra cẩn thận.

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Dấu hiệu và triệu chứng khi mang thai ở mỗi người không giống nhau. Một vài người không cảm thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong thời gian đầu có thai. Một số người chưa từng có kinh nghiệm mang thai có thể nghĩ các biểu hiện gặp phải là của một bệnh lý nào đó. Vì thế, nếu bạn bị trễ kinh và cảm nhận có thay đổi khác biệt trong cơ thể sau khi có quan hệ tình dục, hãy tự xác nhận trước tại nhà và đến gặp bác sĩ nếu thấy kết quả thử thai dương tính.

Khi bạn xác nhận việc đang mang thai càng sớm, các biện pháp chăm sóc thai kỳ sẽ bắt đầu càng sớm và đảm bảo sức khỏe tốt cho cả mẹ lẫn con.

Trường hợp có các dấu hiệu và triệu chứng sau, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra càng sớm càng tốt:

  • Đau bụng nghiêm trọng
  • Chảy máu nhiều
  • Chóng mặt nghiêm trọng
  • Tăng cân nhanh hoặc tăng cân quá ít
  • Còn ít tuổi hoặc trên 35 tuổi
  • Thừa cân hoặc thiếu cân
  • Có vấn đề trong lần thai kỳ trước
  • Điều kiện sức khỏe trước khi bạn có thai chẳng hạn như huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn tự miễn, ung thư và HIV
  • Được chẩn đoán mang đa thai

Những yếu tố làm tăng khả năng mang thai

Có rất nhiều yếu tố làm tăng cơ hội mang thai, như:

  • Đang trong độ tuổi sinh đẻ
  • Không sử dụng biện pháp tránh thai ở cả nam và nữ
  • Quan hệ tình dục không dùng biện pháp tránh thai trong thời kỳ rụng trứng

Một số người cho rằng có những thực phẩm nhất định có thể làm tăng cơ hội mang thai của bạn. Tuy nhiên, các chuyên gia không tìm thấy bằng chứng khoa học tin cậy nào về điều đó.

Làm sao để xác nhận bạn đang trong quá trình mang thai?

Mang thai có thể được chẩn đoán thông qua các phương pháp sau:

  • Xét nghiệm nước tiểu. Bạn có thể thử bằng que thử thai ngay tại nhà hoặc đến phòng khám phụ sản để kiểm tra. Xét nghiệm nước tiểu giúp tìm sự hiện diện của hormone hCG – hormone thai kỳ. Đây là một hormone chỉ đặc biệt xuất hiện trong nước tiểu hay máu ở phụ nữ đang mang thai.
  • Xét nghiệm máu. Phương pháp này thường dùng để chẩn đoán mang thai sớm, cần thiết trong vòng 9 – 12 ngày sau khi thụ thai. Hai loại xét nghiệm máu thường gặp trong xác định có thai là xét nghiệm hCG định tính và xét nghiệm hCG định lượng.
  • Siêu âm thai. Siêu âm có thể xác định được độ tuổi của thai nhi và một số dấu hiệu sự sống khác.

Bên cạnh đó, có rất nhiều phương pháp kiểm tra sàng lọc được thực hiện để sàng lọc các khuyết tật bẩm sinh, như alpha-fetoprotein (AFP) và xét nghiệm chẩn đoán ba bước: chọc dò ối, sinh thiết gai nhau (CVS) và siêu âm.

Nhiều xét nghiệm trước khi sinh khác cũng thường được thực hiện, bao gồm:

  • Xét nghiệm PAP
  • Xét nghiệm sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ ở tuần thứ 24–28
  • Các xét nghiệm về các bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm máu đối với thiếu máu hoặc nhóm máu
  • Tiêm vắc-xin cần thiết để phòng ngừa một số bệnh, như rubella

Phụ nữ mang thai nên làm gì?

Phụ nữ mang thai nên:

  • Ăn uống cân bằng, có chế độ ăn uống dinh dưỡng, chia thành các bữa ăn nhỏ
  • Dùng 400mcg axit folic trong nhiều tháng trước khi mang thai
  • Không được dùng thuốc trừ khi có chỉ định của bác sĩ
  • Chỉ dùng các sản phẩm bổ sung vitamin sau khi có sự đồng ý và hướng dẫn từ bác sĩ
  • Tiêm phòng khi mang thai đầy đủ theo khuyến cáo của bác sĩ
  • Khám thai định kỳ theo lịch hẹn từ bác sĩ để theo dõi quá trình phát triển của thai nhi

Những thói quen sinh hoạt giúp quá trình mang thai khỏe mạnh

Thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt lành mạnh có thể giúp bạn dễ mang thai hoặc có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn. Bạn nên:

  • Bỏ hút thuốc
  • Bỏ uống rượu hay các thức uống có cồn
  • Không tùy tiện uống các loại thuốc không kê đơn
  • Không uống lượng caffeine lớn
  • Không ăn các chất làm ngọt nhân tạo
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
  • Tập luyện đều đặn

Ngay cả trước khi có thai, bạn cũng nên tránh ăn thực phẩm nhiều chất béo, đồ ăn nhẹ chứa nhiều đường bổ sung. Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.

Mang thai chín tháng mười ngày là một quá trình vất vả nhưng cũng đầy ngọt ngào, mọi đau đớn đều sẽ tan biến khi đến phút giây thiên thần nhỏ của bạn chào đời. Để có thể dành được những gì tốt nhất cho bé yêu, các bạn hãy chăm sóc sức khỏe thật tốt và tìm hiểu những thông tin giữ gìn sức khỏe tiền sản, mang thai và hậu sản dành cho các bà bầu. Chuẩn bị thật tốt về kiến thức sẽ giúp bạn đỡ lo lắng hơn và có thể giữ được tinh thần lạc quan trong lúc chờ đợi bé yêu ra đời.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Xuất tinh muộn

(57)
Tìm hiểu chungXuất tinh muộn là bệnh gì?Xuất tinh muộn hay xuất tinh khiếm khuyết là tình trạng khi người đàn ông phải mất một thời gian dài bị kích thích ... [xem thêm]

Viêm da mủ hoại thư

(17)
Tìm hiểu chungViêm da mủ hoại thư là bệnh gì?Viêm da mủ hoại thư là bệnh viêm da mạn tính không rõ nguyên nhân, gây ra các lở loét lớn trên da.Mức độ phổ ... [xem thêm]

To đầu chi

(94)
Tìm hiểu chungTo đầu chi là bệnh gì?Bệnh to đầu chi là chứng bệnh khi da và xương ở đầu, mặt, tay và chân phát triển vượt quá với mức tỉ lệ của cơ ... [xem thêm]

Hội chứng Peter Pan

(84)
Tìm hiểu chungHội chứng Peter Pan là gì?Hội chứng Peter Pan ảnh hưởng đến những người không muốn hoặc cảm thấy không thể trưởng thành, những người có ... [xem thêm]

Lạm dụng chất gây nghiện ở người lớn

(85)
Tìm hiểu chungLạm dụng chất gây nghiện ở người lớn là tình trạng gì?Lạm dụng chất gây nghiện, thông thường còn có tên lạm dụng ma túy, là tình trạng ... [xem thêm]

Mãn dục nam giới

(56)
Tìm hiểu chungMãn dục nam giới là bệnh gì?Mãn dục nam giới hay “mãn kinh” ở nam, là tình trạng sụt giảm nồng độ testosterone ở nam giới khi họ già đi. Nam ... [xem thêm]

Thoái hóa đốt sống cổ

(73)
Hầu hết trường hợp, lão hóa là nguyên nhân chủ yếu khiến đốt sống cổ bị thoái hóa. Tuy nhiên, ngày nay tỷ lệ người trẻ tuổi bị thoái hóa cột sống ... [xem thêm]

Tiểu ra máu

(22)
Tìm hiểu chungTiểu ra máu là gì?Tiểu ra máu là tình trạng xuất hiện hồng cầu trong nước tiểu. Tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của sự rối loạn nghiêm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN