Thuốc lansoprazole

(3.88) - 49 đánh giá

Tìm hiểu chung

Tác dụng của thuốc lansoprazole là gì?

Lansoprazole thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton. Thuốc làm giảm lượng axit sản sinh trong dạ dày.

Bạn có thể sử dụng thuốc lansoprazole để điều trị và ngăn chặn viêm loét dạ dày và đường ruột, ăn mòn thực quản (tổn thương thực quản từ axit dạ dày) và các bệnh khác liên quan đến tiết axit dạ dày quá mức như hội chứng Zollinger-Ellison.

Lansoprazole là thuốc bán không theo toa, được sử dụng để điều trị chứng ợ nóng thường xuyên xảy ra 2 hoặc nhiều ngày mỗi tuần. Tuy nhiên, bạn không nên dùng lansoprazole ngay khi có các triệu chứng ợ nóng.

Bạn nên dùng thuốc lansoprazole như thế nào?

Bạn nên sử dụng lansoprazole đúng theo chỉ dẫn trên nhãn hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Không sử dụng với lượng lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc lâu hơn so với chỉ định.

Bạn nên uống lansoprazole uống trước bữa ăn, uống vào buổi sáng trước khi ăn sáng.

Trước khi dùng, bạn lắc hỗn dịch uống (lỏng) ngay trước khi bạn đong liều để uống bằng ống tiêm hoặc với một muỗng đong đặc biệt. Nếu bạn không có một thiết bị liều đong, hãy hỏi dược sĩ. Bạn nên nuốt trọn cả viên thuốc thay vì đè bẹp, nhai, làm hỏng hoặc mở một viên nang phóng thích kéo dài..

Bạn nên bảo quản thuốc lansoprazole như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc lansoprazole cho người lớn như thế nào?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm thực quản :

Liều khởi đầu: bạn dùng 30 mg uống mỗi ngày một lần trong 8 tuần. Ngoài ra, nếu không thể dùng đường uống, bạn có thể truyền tĩnh mạch 30 mg mỗi ngày trong 30 phút cho đến 7 ngày.

Liều duy trì: bạn dùng 15 mg uống mỗi ngày một lần.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh loét tá tràng:

Bạn dùng 15 mg uống mỗi ngày một lần lúc 30 phút trước khi ăn cho đến 4 tuần.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản:

Bạn dùng 15 mg uống mỗi ngày một lần và nên tiếp tục cho đến 8 tuần.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh loét dạ dày:

Bạn dùng 30 mg uống mỗi ngày một lần trong 30 phút trước khi ăn, nên tiếp tục trong 4-8 tuần.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh u tuyến nội tiết:

Bạn dùng 60 mg uống mỗi ngày một lần. Bạn cũng có thể sử dụng liều 90 mg uống chia 2 lần một ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc hội chứng Zollinger-Ellison:

Bạn dùng 60 mg uống mỗi ngày một lần. Bạn cũng có thể dùng liều lên đến 90 mg uống 2 lần một ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh nhiễm Helicobacter pylori:

Pháp đồ 3 thuốc: dùng lansoprazole 30 mg kết hợp với amoxicillin 1 g và clarithromycin 500 mg uống mỗi 12 giờ trong 10 hoặc 14 ngày. Hầu hết các nhà nghiên cứu khuyến cáo điều trị với ít nhất hai tác nhân kháng khuẩn. Đơn trị liệu với lansoprazole là không hiệu quả và nên tránh dùng.

Pháp đồ 2 thuốc: dùng lansoprazole 30 mg kết hợp với amoxicillin 1 g uống mỗi 8 giờ trong 14 ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn điều trị dự phòng loét tá tràng:

Bạn dùng 15 mg uống mỗi ngày một lần trong 30 phút trước khi ăn. Nghiên cứu đánh giá điều trị duy trì loét tá tràng không kéo dài hơn 12 tháng.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh loét dạ dày do NSAID:

Bạn dùng 30 mg uống một lần một ngày trong 8 tuần.

Liều dùng thông thường cho người lớn điều trị dự phòng loét NSAID:

Bạn dùng 15 mg uống thông thường cho trong 12 tuần.

Liều dùng thuốc lansoprazole cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản điều trị ngắn hạn (12 tuần):

Trẻ 1-11 tuổi:

  • Nặng dưới 30 kg: bạn dùng 15 mg cho trẻ uống mỗi ngày một lần;
  • Nặng trên 30 kg: bạn dùng 30 mg cho trẻ uống mỗi ngày một lần.

Trẻ 12-17 tuổi: bạn dùng 15 mg cho trẻ uống mỗi ngày một lần trong 8 tuần.

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh viêm thực quản điều trị ngắn hạn (12 tuần):

Trẻ 1-11 tuổi:

  • Nặng dưới 30 kg: bạn dùng 15 mg cho trẻ uống mỗi ngày một lần;
  • Nặng trên 30 kg: bạn dùng 30 mg cho trẻ uống mỗi ngày một lần, lên đến 30 mg hai lần mỗi ngày.

Trẻ 12-17 tuổi: bạn dùng 30 mg mỗi ngày cho trẻ uống một lần cho điều trị ngắn hạn (lên đến 8 tuần).

Thuốc lansoprazole có những dạng và hàm lượng nào?

Lansoprazole có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nang 15 mg, 30 mg;
  • Viên nén 15 mg, 30 mg.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc lansoprazole?

Bạn có thể mắc các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

  • Chóng mặt, lú lẫn;
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều;
  • Chuyển động cơ giật;
  • Cảm giác bồn chồn;
  • Tiêu chảy là chảy nước hoặc có máu;
  • Đau cơ, yếu cơ hoặc cảm giác mềm nhũn;
  • Ho hoặc cảm giác nghẹt thở;
  • Co giật.

Bên cạnh đó, các tác dụng phụ phổ biến sau đây cũng có thể xuất hiện:

  • Nhức đầu;
  • Buồn nôn, đau dạ dày;
  • Tiêu chảy nhẹ;
  • Táo bón.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng trước khi dùng

Trước khi dùng thuốc lansoprazole bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng lansoprazole, bạn nên báo với bác sĩ và dược sĩ nếu:

  • Bạn bị dị ứng với lansoprazole, bất kỳ loại thuốc nào khác hoặc bất kỳ thành phần trong viên nang lansoprazole hoặc viên nén phân rã uống. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về danh sách các thành phần.
  • Bạn đang dùng hoặc dự định dùng những thuốc kê toa và không kê toa, vitamin, các chất dinh dưỡng và các sản phẩm thảo dược. ). Bác sĩ có thể cần phải thay đổi liều của bạn hoặc theo dõi cẩn thận về nguy cơ các tác dụng phụ. Bạn cần chắc chắn đề cập đến các thuốc sau đây: thuốc kháng sinh, bao gồm ampicillin (Principen®), thuốc chống đông máu (chất làm loãng máu) như warfarin (Coumadin®), atazanavir (Reyataz®), digoxin (Lanoxin®), thuốc lợi tiểu (“thuốc nước”), bổ sung sắt, ketoconazole (Nizoral®), methotrexate (Rheumatrex®, Trexall®), tacrolimus (Prograf®) và theophylline (Theodur®). Nếu bạn đang dùng sucralfate (Carafate®), dùng ít nhất 30 phút sau khi bạn dùng lansoprazole.
  • Bạn có thể dùng thuốc kháng axit với lansoprazole. Bạn có thể hỏi bác sĩ về loại thuốc và cách sử dụng thuốc.
  • Bạn đang hoặc đã từng có mức magie thấp trong máu hoặc gan của bạn.
  • Bạn dự định dùng lansoprazole không kê đơn, đầu tiên nói với bác sĩ nếu tình trạngợ nóng của bạn đã kéo dài 3 tháng hoặc lâu hơn hoặc nếu bạn đã từng bị một trong các triệu chứng sau đây: chóng mặt, ra mồ hôi, hay chóng mặt cùng với chứng ợ nóng; đau ngực hoặc đau vai; khó thở hoặc thở khò khè; đau lan đến cánh tay, cổ, hoặc vai; giảm cân không rõ nguyên nhân; buồn nôn; nôn mửa, đặc biệt là nếu nôn ra máu; dạ dày đau; khó nuốt thức ăn hoặc đau khi nuốt thức ăn; hoặc phân có màu đen hoặc có máu. Tình trạng của bạn có thể nghiêm trọng hơn và không thể điều trị được bằng thuốc không theo toa.
  • Bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú.
  • Bạn 50 tuổi trở lên, hãy hỏi bác sĩ về mức độ an toàn để bạn có thể sử dụng thuốc lansoprazole theo toa hoặc không toa. Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh tiêu chảy nặng gây ra bởi vi khuẩn hoặc bạn có thể gãy xương cổ tay, hông, cột sống hoặc có thể cao hơn nếu bạn lớn tuổi.
  • Bạn bị phenylketon niệu (PKU, một bệnh di truyền, phải theo một chế độ ăn uống đặc biệt để ngăn chặn chậm phát triển tâm thần). Bạn nên biết rằng các viên thuốc uống phân rã có thể chứa aspartame và tạo thành phenylalanine.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc B đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Thuốc lansoprazole có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ, đặc biệt là:

  • Ampicillin;
  • Atazanavir;
  • Clarithromycin;
  • Digoxin;
  • Thuốc có chứa sắt (sắt fumarate , sắt gluconate, sắt sulfate , …);
  • Ketoconazole;
  • Methotrexate;
  • Tacrolimus;
  • Theophylline;
  • Warfarin;
  • Vitamin và khoáng chất bổ sung có chứa sắt.

Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc lansoprazole không?

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc lansoprazole?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Tiêu chảy;
  • Magnesium thấp trong máu;
  • Loãng xương (vấn đề xương);
  • Tiền sử động kinh – sử dụng một cách thận trọng vì thuốc có thể làm cho những điều kiện tồi tệ hơn;
  • Bệnh gan – sử dụng một cách thận trọng vì các tác dụng có thể tăng lên vì thuốc loại bỏ chậm hơn khỏi cơ thể;
  • Phenylketon niệu (PKU) đường uống – các viên thuốc tan rã có chứa phenylalanine, mà có thể làm cho tình trạng này tồi tệ hơn.

Trường hợp khẩn cấp/quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc epirubicin

(75)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc epirubicin là gì?Thuốc epirubicin được sử dụng để điều trị ung thư vú. Epirubicin thuộc nhóm thuốc anthracyclines hoạt động ... [xem thêm]

Thuốc Neotica Balm®

(68)
Tên gốc: methyl salicylateTên biệt dược: Neotica Balm® – dạng thuốc kemPhân nhóm: thuốc giảm đau (không có chất gây nghiện) và hạ sốt.Tác dụngTác dụng của ... [xem thêm]

Thuốc Hiconcil®

(53)
Tên gốc: amoxicillinTên biệt dược: Hiconcil®Phân nhóm: thuốc kháng sinh − penicillinTác dụngTác dụng của thuốc Hiconcil® là gì?Thuốc Hiconcil® thường được ... [xem thêm]

Oscillococcinum®

(30)
Tên gốc: Anas barbariae 200CK HPUSPhân nhóm: thuốc ho & cảmTên biệt dược: Oscillococcinum®Tác dụngTác dụng của thuốc Oscillococcinum® là gì?Oscillococcinum® là loại ... [xem thêm]

Thuốc alfuzosin

(59)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc alfuzosin là gì?Thuốc alfuzosin thuộc nhóm thuốc chẹn alpha, được sử dụng để điều trị các triệu chứng của tiền liệt ... [xem thêm]

Scot-Tussin® là thuốc gì?

(88)
Tên gốc: dextromethorphanPhân nhóm: thuốc ức chế phản ứng hoTên biệt dược: Babee Cof®, Benylin DM Pediatric®, Buckleys Mixture®, Creomulsion®, DayQuil Cough®, Delsym®, ... [xem thêm]

Emedastine

(43)
Tác dụngTác dụng của emedastine là gì?Emedastine được sử dụng để làm giảm mẩn đỏ, ngứa và sưng mắt dị ứng (viêm kết mạc dị ứng). Thuốc này là ... [xem thêm]

Cefatrizine

(11)
Tác dụngTác dụng của cefatrizine là gì?Cefatrizine được sử dụng để điều trị nhiều chứng bệnh nhiễm trùng do nhiều vi khuẩn khác nhau gây ra, như nhiễm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN