Những cách điều trị thiếu máu não hiện nay

(4.19) - 14 đánh giá

Điều trị thiếu máu não tập trung vào việc giải quyết tình trạng tắc nghẽn trong các động mạch cung cấp máu và oxy lên não, khôi phục lưu lượng máu, ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng có khả năng xảy ra.

Thiếu máu não là tình trạng tắc nghẽn xảy ra trong động mạch, làm hạn chế việc cung cấp máu giàu oxy lên não, dẫn đến tổn thương mô não, thậm chí làm các tế bào não chết vĩnh viễn.

Một cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), hay còn gọi là cơn đột quỵ nhỏ (mini stroke), là hiện tượng thiếu máu não gây mất chức năng tạm thời. Đột quỵ do thiếu máu não, hay nhồi máu não, xảy ra khi mô não chết khiến khu vực đó bị mất chức năng vĩnh viễn. Đột quỵ thiếu máu não cục bộ là hình thức phổ biến nhất của đột quỵ.

Tai biến mạch máu não (đột quỵ) là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Trong đó, 87% các tai biến mạch máu não là do thiếu máu não, khi sự lưu thông máu lên não bị chặn lại [1]. Vì vậy, việc điều trị kịp thời rất quan trọng.

Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về các lựa chọn trong điều trị thiếu máu não cũng như những biện pháp kiểm soát bệnh.

Điều trị thiếu máu não bằng thuốc

Bác sĩ sẽ có nhiều lựa chọn trong việc điều trị bệnh thiếu máu não. Mục tiêu chính là giải quyết tình trạng tắc nghẽn mạch và khôi phục lại lưu lượng máu cần thiết, từ đó làm giảm nguy cơ bị đột quỵ.

Nếu có thể, bác sĩ sẽ đề nghị điều trị bảo tồn bao gồm dùng thuốc để “xử lý” các động mạch bị thu hẹp và thay đổi lối sống. Các loại thuốc giúp kiểm soát huyết áp cao, giảm cholesterol và làm loãng máu đều có thể được chỉ định để điều trị thiếu máu não. Đồng thời, người bệnh phải chủ động thay đổi lối sống như từ bỏ hút thuốc, hình thành thói quen tập thể dục, thay đổi chế độ ăn uống và kiểm soát căng thẳng.

Một cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) sẽ gây ra những triệu chứng tương tự với đột quỵ nhưng xảy ra trong thời gian ngắn, sau đó sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo vì khoảng 1 trong 3 người từng có cơn thiếu máu não thoáng qua sẽ bị đột quỵ.

Bác sĩ thường sẽ chỉ định các loại thuốc giúp kiểm soát các yếu tố gây ra thiếu máu não và làm giảm nguy cơ bị đột quỵ ở người bệnh từng bị thiếu máu não thoáng qua. Hầu hết thuốc sử dụng có tác dụng ngăn chặn tình trạng đông máu xảy ra và cần phải có đơn của bác sĩ, bao gồm:

  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu. Nhóm thuốc này làm cho các tiểu cầu trong máu (các tế bào máu này thường kết dính lại với nhau để sửa chữa những mạch máu bị tổn thương) ít có khả năng liên kết với nhau và tạo cơ hội hình thành cục máu đông. Trong nhóm này, aspirin được xem là có giá thành vừa phải và phổ biến nhất. Những thuốc chống kết tập tiểu cầu khác có khả năng được chỉ định dùng đơn độc hoặc phối hợp.
  • Thuốc chống đông máu. Những thuốc này nhắm đến các protein có ảnh hưởng đến quá trình đông máu.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cho bạn sử dụng thêm các thuốc hỗ trợ điều trị bổ sung các khoáng chất, vitamin giúp tạo máu như sắt, kẽm, vitamin B…

Điều trị thiếu máu não bằng phẫu thuật

Một số yếu tố có ảnh hưởng đến việc lựa chọn cách điều trị tốt nhất cho người bị thiếu máu não hoặc người đột quỵ do thiếu máu não. Bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật cho những trường hợp khẩn cấp.

Khi người bệnh thiếu máu não bị tắc nghẽn hoàn toàn hoặc hẹp động mạch nghiêm trọng, phẫu thuật sẽ rất cần thiết để phòng ngừa đột quỵ. Cho dù nguồn gốc của tắc nghẽn nằm ở các động mạch cảnh trong hay hệ động mạch đốt sống thân nền (bao gồm hai động mạch đốt sống và động mạch thân nền) cũng đều được bác sĩ phẫu thuật thần kinh can thiệp.

Động mạch cảnh trong cung cấp máu cho khu vực phía trước não và các động mạch đốt sống giúp đưa máu lên các khu vực phía sau. Kết quả xét nghiệm máu và hình ảnh sẽ giúp bác sĩ phẫu thuật xác định được vị trí nghẽn mạch và mức độ nghiêm trọng của tình trạng đó. Quy trình phẫu thuật để xử lý huyết khối trong các động mạch nhỏ, xoắn sâu bên trong não sẽ yêu cầu những kỹ thuật phức tạp hơn so với giải quyết tắc nghẽn trong các động mạch cảnh lớn ở cổ.

Nếu người bệnh có tình trạng hẹp động mạch cảnh ở mức độ vừa phải hoặc nghiêm trọng, bác sĩ thường tiến hành phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh. Cách này giúp làm sạch các động mạch cảnh có các mảng xơ vữa động mạch trước khi một cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ khác có thể xảy ra.

Bác sĩ phẫu thuật sẽ bắt đầu bằng một đường rạch nhỏ ở cổ, sau đó cẩn thận mở động mạch cảnh và loại bỏ tắc nghẽn tại đây rồi tái tạo lại thành động mạch, đảm bảo máu lưu thông dễ dàng. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể dùng một phần mạch máu khỏe mạnh ở chân để vá lại hoặc sử dụng mạch máu tổng hợp nhân tạo thay thế cho động mạch bị tổn thương.

Các biện pháp kiểm soát và hỗ trợ điều trị

Để quá trình điều trị có hiệu quả tối đa, bạn cũng cần phải thay đổi lối sống và chế độ sinh hoạt lành mạnh hơn.

Đầu tiên, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống làm sao để có thể bổ sung những thực phẩm bổ máu, giảm nguy cơ làm tăng cholesterol máu. Hạn chế ăn thịt, mỡ, nội tạng động vật. Không nên uống nhiều rượu, bia, đồ uống có gas và từ bỏ hút thuốc lá. Đồng thời, tăng cường ăn nhiều cá, rau xanh, hoa quả giàu các vitamin và khoáng chất.

Bên cạnh đó, bạn cần cân bằng được giữa công việc và cuộc sống. Xây dựng một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học. Không nên cố gắng làm việc quá sức, kể cả lao động trí óc hay chân tay. Hãy cố gắng rèn luyện thể dục, thể thao, tập các bài tập thở đều đặn để giúp làm tăng khả năng điều hòa cơ thể, giúp máu lưu thông tốt hơn.

Những người cao tuổi nên tập thói quen khám sức khỏe định kỳ để có thể kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý (nếu có) ngay từ giai đoạn đầu. Không những thế, việc khám sức khỏe tổng quát cũng giúp phòng ngừa các tình trạng nguy hiểm, trong đó có thiếu máu não.

Các bệnh lý về não nói chung và thiếu máu não nói riêng đều có khả năng gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng về cả thể chất lẫn tinh thần, thương tổn có khi tồn tại suốt đời. Do đó, nếu bạn thấy có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng thiếu máu não nào, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Điểm mặt các bệnh văn phòng phổ biến không nên làm ngơ

(65)
Bệnh văn phòng liên quan đến các vấn đề sức khỏe xảy ra do ngồi quá lâu tại một chỗ. Bên cạnh đó, lối sống thụ động, ít vận động thể chất càng ... [xem thêm]

Những món ăn khiến tinh trùng “kêu cứu”

(83)
Nếu bạn đang lo lắng rằng chất lượng tinh trùng xấu là nguyên nhân ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai, bạn nên quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố tác ... [xem thêm]

Nhiễm trùng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ

(34)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Sưng hạch bạch huyết? Bạn nên cẩn thận nhé!

(87)
Sưng hạch bạch huyết thường cảnh báo về vấn đề nhiễm trùng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nguyên nhân dẫn đến vấn đề này không chỉ có vậy. Mời bạn ... [xem thêm]

4 điều bạn thường lầm tưởng về tiểu đường tuýp 2

(50)
Lầm tưởng về bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ khiến bạn có những kiến thức sai lệch về căn bệnh này. Từ đó, sự lầm tưởng sẽ góp phần làm bệnh diễn ... [xem thêm]

Những lưu ý khi tái tạo da bằng laser

(28)
Ngày nay, liệu pháp laser đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Nó không những được sử dụng để trị bệnh mà còn phát huy khả năng kì diệu trong thẩm ... [xem thêm]

Rối loạn chức năng tình dục ở nam giới: Khởi đầu của chuyện chăn gối nguội lạnh

(60)
Chứng rối loạn chức năng tình dục ở nam giới có thể khiến chuyện chăn gối trở nên nguội lạnh hơn khi các đấng mày râu cảm thấy thiếu tự tin hoặc ... [xem thêm]

Chứng dị ứng ở trẻ nhỏ: Những điều phụ huynh cần chú ý

(42)
Những thực phẩm gây dị ứng có thể gây ra các triệu chứng, vấn đề khó chịu trên hệ thống hô hấp, tiêu hóa… Thậm chí, bạn còn có nguy cơ tử vong nếu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN