Song sinh dính liền

(4.24) - 42 đánh giá

Tìm hiểu chung

Song sinh dính liền là tình trạng gì?

Song sinh dính liền là khi cặp song sinh có da và một số cơ quan nội tạng dính với nhau. Khoảng 40-60% cặp song sinh dính liền bị chết non và khoảng 35% sống sót chỉ trong một ngày và chỉ có 5-25% các cặp song sinh dính liền sống sót đến khi trưởng thành.

Có nhiều loại song sinh dính liền khác nhau, loại thường gặp nhất là song thai dính ngực, trong đó các cặp song sinh dính nhau ở phần thân trên. Đôi khi, song thai chỉ có 1 trái tim nếu các bé dính chặt chẽ với nhau.

Một dạng phổ biến là song thai dính bụng. Những cặp song sinh này dính nhau từ xương ức đến thắt lưng. Các bé có chung lá gan, đường tiêu hóa hoặc bộ phận sinh dục, nhưng ít khi có chung tim.

Song thai dính đầu là một loại hiếm, trong đó cặp song sinh dính nhau ở vùng đầu hay hộp sọ.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng song sinh dính liền là gì?

Song sinh dính liền là tình trạng ngay từ khi sinh ra các bé đã dính với nhau. Tùy thuộc vào vị trí dính sẽ có những loại song sinh dính liền khác nhau, bao gồm:

  • Song thai dính ngực: là tình trạng hai em bé song sinh dính ở phần thân trên;
  • Song thai dính bụng: là tình trạng vùng dính là từ xương ức đến thắt lưng;
  • Song thai dính đầu: là tình trạng vùng dính là ở phần đầu và xương sọ;
  • Song thai dính lưng: là tình trạng vùng dính là nằm ở lưng và mông;

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi bạn cần gặp bác sĩ?

Hầu hết các cặp song sinh dính liền rất yếu khi các bé sinh ra, vì vậy các bác sĩ giữ trẻ ở lại bệnh viện để theo dõi kỹ và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra song sinh dính liền?

Song sinh dính liền là do di truyền. Tình trạng này xảy ra khi hợp tử sau khi thụ tinh phân tách ra không hoàn toàn. Trong hai tuần đầu, hợp tử sẽ phân tách ra làm hai cơ thể, nhưng do quá trình này dừng lại khi hai phôi vẫn chưa phân tách hoàn toàn, từ đó gây ra hiện tượng song sinh dính liền. Một lý thuyết khác về song sinh dính liền là trứng phân chia hoàn toàn, nhưng sau đó nhập trở lại với nhau, làm hai thai nhi dính liền.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường bị song sinh dính liền?

Song sinh dính liền là tình trạng cực kỳ hiếm với tỉ lệ là 1 cặp trong 200.000 trẻ sơ sinh và khoảng 70% các cặp song thai dính liền là nữ.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị song sinh dính liền?

Song sinh dính liền có xu hướng di truyền. Nếu trong gia đình có song sinh dính liền (người thân của bạn có song sinh dính liền), bạn có khả năng sẽ có song sinh dính liền một lần nữa.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật nào dùng để chẩn đoán song sinh dính liền?

Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm hình ảnh, thường là siêu âm và cộng hưởng từ, để phát hiện ra song sinh dính liền. Các hình ảnh chụp sẽ giúp bác sĩ phát hiện ra hai bé bị dính với nhau.

Nếu cha mẹ quyết định tiếp tục mang thai, các bác sĩ phải sử dụng phương pháp sinh mổ. Sau khi sinh xong, bác sĩ tiến hành nhiều loại xét nghiệm hình ảnh để biết hai bé dính nhau ở mức độ nào, từ đó sẽ quyết định làm thế nào để chăm sóc cặp song sinh dính liền.

Những phương pháp nào dùng để điều trị song sinh dính liền?

Mức độ dính của hai bé sẽ quyết định phương pháp điều trị nào phù hợp. Trong trường hợp phần dính nhau có cả các cơ quan nội tạng, việc tách ra sẽ rất khó khăn vì nguy cơ và rủi ro khá cao.

Nếu bác sĩ đánh giá cặp song sinh dính liền có thể tách ra được và gia đình bé đồng ý, các bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật. Sau khi tách, những em bé này có thể lớn lên bình thường như những trẻ khác.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn chăm sóc cặp song sinh dính liền?

Phẫu thuật tách không thể giải quyết tất cả trường hợp song sinh dính liền. Những trẻ sơ sinh này rất cần sự quan tâm chăm sóc từ gia đình cũng như đội ngũ y bác sĩ. Nếu bạn hoặc người thân có song sinh dính liền, hãy tham khảo ý kiến và học chăm sóc các bé từ các y tá, chuyên gia dinh dưỡng, nhân viên xã hội và những người khác. Điều này giúp bạn tìm ra giải pháp tốt nhất để chăm sóc cặp song sinh dính liền.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Liệt nửa người

(78)
Tìm hiểu chungHội chứng liệt nửa người là gì?Liệt nửa người là tình trạng suy yếu ảnh hưởng đến một bên cơ thể. Tình trạng này có thể là liệt ... [xem thêm]

Nang thận mắc phải

(18)
Tìm hiểu chungBệnh nang thận mắc phải là bệnh gì?Nhiều bệnh nhân mắc chứng thận mãn tính sẽ bị bệnh nang thận mắc phải, một bệnh lý xảy ra khi thận ... [xem thêm]

Xét nghiệm đè nén Clonidine

(12)
Tìm hiểu chungXét nghiệm đè nén Clonidine là gì?Xét nghiệm đè nén Clonidine dùng để kiểm tra và loại trừ chẩn đoán u tế bào ưa crôm ở những bệnh nhân tăng ... [xem thêm]

Mất kinh

(16)
Tìm hiểu chungHiện tượng mất kinh là gì?Mất kinh hay còn gọi vô kinh, là hiện tượng không xuất hiện kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi phụ nữ đều ... [xem thêm]

Mỏi mắt

(61)
Tìm hiểu chungMỏi mắt là tình trạng gì?Mỏi mắt hay nhức mỏi mắt là tình trạng phổ biến, xảy ra khi mắt phải làm việc với cường độ cao, chẳng hạn ... [xem thêm]

Xét nghiệm máu

(63)
Tìm hiểu về xét nghiệm máuXét nghiệm máu là gì?Xét nghiệm máu, hay xét nghiệm huyết học, là xét nghiệm được thực hiện trên mẫu máu để đo hàm lượng ... [xem thêm]

Cơn đau quặn thận

(85)
Tìm hiểu chungCơn đau quặn thận là gì?Cơn đau quặn thận là một loại đau khi sỏi tiết niệu chặn một phần của đường tiết niệu. Đường tiết niệu bao ... [xem thêm]

Hội chứng vành cấp

(73)
Định nghĩaHội chứng vành cấp là gì?Bệnh hội chứng vành cấp, hay còn gọi là hội chứng động mạch vành cấp (acute coronary syndrome), là hiện tượng lưu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN