Tăng đường huyết

(4.48) - 82 đánh giá

Tìm hiểu chung

Bệnh tăng đường huyết là gì?

Bệnh tăng đường huyết là tình trạng gây tác động trực tiếp đến sức khỏe của người mắc chứng tiểu đường. Một số yếu tố có thể góp phần vào việc tăng đường huyết ở những người bị bệnh tiểu đường bao gồm cách lựa chọn thực phẩm, hoạt động thể chất, một số bệnh, các thuốc không trị tiểu đường, bỏ qua hoặc không uống đủ thuốc hạ đường huyết.

Điều trị bệnh tăng đường huyết rất quan trọng, vì nếu không chữa trị, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cần cấp cứu như hôn mê đái tháo đường. Về lâu dài, tăng đường huyết dai dẳng, dù không quá cao, có thể dẫn đến biến chứng ảnh hưởng đến mắt, thận, thần kinh và tim mạch.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tăng đường huyết là gì?

Các triệu chứng phổ biến của tăng đường huyết là:

  • Khát nhiều
  • Nhức đầu
  • Khó tập trung
  • Mắt nhìn mờ
  • Tiểu nhiều
  • Mệt mỏi (yếu cơ, cảm giác mệt mỏi)
  • Giảm cân
  • Đường máu cao hơn 180 mg/dl

Đường trong máu cao liên tục có thể gây ra:

  • Nhiễm trùng da và âm đạo
  • Các vết cắt và đau nhức chậm lành
  • Tầm nhìn kém đi
  • Tổn thương dây thần kinh gây đau do lạnh hoặc mất cảm giác ở chân, rụng lông chân hoặc rối loạn chức năng cường dương
  • Các vấn đề dạ dày và đường ruột như táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy
  • Tổn thương mắt, mạch máu hoặc thận

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn có bất cứ điều nào sau đây:

  • Bạn bị tiêu chảy hoặc nôn mửa liên tục, nhưng vẫn có thể ăn và uống
  • Bạn bị sốt kéo dài hơn 24 tiếng đồng hồ
  • Đường trong máu của bạn cao hơn 240 mg/dl (13 mmol/l) mặc dù bạn đã dùng thuốc tiểu đường
  • Bạn gặp khó khăn kiểm soát đường huyết của bạn trong giới hạn cho phép

Bạn cần đi cấp cứu ngay nếu:

  • Bạn đang bị bệnh và không thể ăn bất kỳ thức ăn hoặc chất lỏng nào.
  • Lượng đường trong máu của bạn cao liên tục trên 240 mg/dl (13 mmol/l) và có xeton trong nước tiểu của bạn

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh tăng đường huyết?

Lượng đường trong máu của bạn có thể tăng nếu bạn:

  • Bỏ qua hoặc quên tiêm insulin/uống thuốc hạ đường huyết..
  • Ăn quá nhiều tinh bột so với liều insulin bạn tiêm hoặc ăn quá nhiều tinh bột nói chung.
  • Bị nhiễm trùng.
  • Đang bị bệnh.
  • Bị căng thẳng.
  • Không hoạt động hoặc tập thể dục ít hơn bình thường.
  • Hoạt động thể chất quá sức, đặc biệt là khi lượng đường trong máu của bạn cao và nồng độ insulin thấp.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ tăng đường huyết?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây tăng đường huyết như:

  • Không sử dụng đủ insulin hoặc khống uống đủ thuốc đái tháo đường
  • Không tiêm insulin đúng cách hoặc sử dụng insulin hết hạn
  • Không tuân theo kế hoạch ăn uống cho bệnh tiểu đường
  • Ít hoạt động
  • Bị bệnh hoặc nhiễm trùng
  • Sử dụng một số loại thuốc như steroid
  • Bị chấn thương hoặc phẫu thuật
  • Trải qua căng thẳng tinh thần như xung đột gia đình hoặc ở nơi làm việc

Ốm đau hoặc căng thẳng có thể gây tăng đường huyết vì cơ thể tăng sản xuất hormone để chống lại bệnh tật hoặc căng thẳng do đó có thể gây ra lượng đường trong máu tăng lên. Ngay cả những người không bị tiểu đường cũng có thể bị tăng đường huyết khi bị bệnh nặng. Người bị tiểu đường có thể cần phải uống tăng liều thuốc tiểu đường để giữ đường huyết ổn định khi bị ốm hoặc căng thẳng.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tăng đường huyết?

Bác sĩ sẽ đưa ra khoảng giới hạn lượng đường trong máu của bạn. Lượng đường cho phép trong máu cho bệnh nhân bị tiểu đường là:

  • Giữa 80 và 120 mg/dl (4 và 7 mmol/l) cho người dưới 59 tuổi và không kèm các bệnh khác
  • Giữa 100 và 140 mg/dl (6 và 8 mmol/l) cho người 60 tuổi trở lên, những người kèm bệnh khác như tim, phổi hoặc bệnh thận, hoặc những người có tiền sử đường trong máu thấp (hạ đường huyết) hoặc những người không có triệu chứng của hạ đường huyết

Giới hạn đường cho phép trong máu khác nhau, đặc biệt là khi bạn mang thai hay có các biến chứng tiểu đường. Giới hạn này cũng thay đổi khi bạn lớn tuổi. Đôi khi, rất khó để giữ mức đường huyết trong giới hạn này.

Kiểm soát đường huyết tại nhà

Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên với máy đo đường huyết là cách tốt nhất để chắc chắn việc điều trị của bạn kiểm soát tốt đường huyết trong giới hạn cho phép. Kiểm tra lượng đường trong máu của bạn thường xuyên như bác sĩ khuyến cáo.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của tăng đường huyết nghiêm trọng – ngay cả khi nó rất tiềm ẩn- hãy kiểm tra mức đường trong máu của bạn. Nếu lượng đường trong máu là 240 mg/dl (13 mmol/l) hoặc cao hơn, bạn hãy dùng bộ xét nghiệm xeton trong nước tiểu có bán tại nhà thuốc. Nếu xét nghiệm nước tiểu là dương tính, cơ thể bạn có thể bắt đầu có những thay đổi do hiện tượng xeton hoá xảy ra. Bạn sẽ cần sự giúp đỡ của bác sĩ để giảm mức độ đường trong máu một cách an toàn.

Xét nghiệm Hemoglobin glycated (A1C)

Khi tái khám, bác sĩ có thể tiến hành làm xét nghiệm A1C. Xét nghiệm máu này cho thấy mức độ đường huyết trung bình của bạn trong 2-3 tháng qua. Xét nghiệm này dùng để đo lường tỉ lệ đường gắn với hemoglobin ở trong máu (hemoplobin là protein vận chuyển oxy có trong các tế bào hồng cấu).

Mức A1C bình thường là dưới 7%. Nếu mức A1C của bạn cao hơn 7% nghĩa là lượng đường trong máu trung bình của bạn cao hơn mức bình thường. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị một sự thay đổi trong kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường của bạn.

Tuy nhiên, đối với một số người, đặc biệt là người già, kèm theo bệnh khác hay có các biến chứng bệnh tiểu đường tiến triển, mức A1C cao lên đến 8% là chấp nhận được.

Hãy ghi nhớ giới hạn bình thường của kết quả A1c có thể khác nhau giữa các phòng thí nghiệm. Nếu bạn tham khảo ý kiến một bác sĩ mới hoặc sử dụng một phòng thí nghiệm khác, nhớ chú ý đến sự khác biệt này khi bác sĩ giải thích kết quả xét nghiệm A1C của bạn.

Thời gian để bạn phải xét nghiệm lại A1C phụ thuộc vào loại bệnh tiểu đường bạn mắc phải và khả năng kiểm soát lượng đường trong máu của bạn. Hầu hết những người bị bệnh tiểu đường làm xét nghiệm này từ 2-4 lần một năm.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tăng đường huyết?

Nếu bạn bị tiểu đường và nhận thấy bất kỳ dấu hiệu sớm của lượng đường trong máu tăng cao, hãy kiểm tra đường huyết và đến gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể hỏi bạn về kết quả của các lần xét nghiệm trước và có thể đề nghị những thay đổi như sau:

  • Uống nhiều nước hơn. Nước giúp loại bỏ lượng đường dư thừa từ máu của bạn thông qua nước tiểu đồng thời giúp bạn tránh mất nước.
  • Tập thể dục nhiều hơn. Vận động có thể giúp giảm lượng đường trong máu của bạn. Tuy nhiên, trong vài trường hợp nhất định, nó có thể làm cho lượng đường trong máu thậm chí cao hơn. Hãy hỏi bác sĩ những dạng thể dục phù hợp với bạn.
  • Thay đổi thói quen ăn uống. Bạn có thể nhờ tư vấn từ một chuyên gia dinh dưỡng để thay đổi số lượng và loại thực phẩm bạn ăn.
  • Thay đổi thuốc. Bác sĩ có thể thay đổi số lượng, thời gian hoặc loại thuốc tiểu đường bạn dùng. Không tự thay đổi mà không nói chuyện với bác sĩ trước.

Chú ý: Nếu bạn bị bệnh tiểu đường tuýp 1 và đường huyết cao, bạn cần phải kiểm tra nước tiểu xem có xeton không. Nếu có, bạn không tập thể dục. Nếu bạn có bệnh tiểu đường tuýp 2 và đường huyết rất cao, bạn cũng phải chắc chắn rằng mình không có xeton trong nước tiểu và bạn uống đủ nước. Sau đó, bác sĩ có thể đồng ý cho bạn tập thể dục một cách thận trọng, miễn là bạn cảm thấy thoải mái.

Nếu bạn có bệnh tiểu đường tuýp 1 và lượng đường trong máu của bạn cao hơn 250 mg /dl, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra xeton trong nước tiểu hoặc máu của bạn.

Bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu lượng đường trong máu của bạn cao hơn so với mục tiêu điều trị.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tăng đường huyết?

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với tăng đường huyết:

  • Thực hiện theo chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường. Nếu bạn dùng insulin hoặc uống thuốc đái tháo đường, điều quan trọng là bạn phải tuân thủ chặt chẽ về số lượng và thời gian của các bữa ăn và đồ ăn nhẹ. Các thức ăn bạn ăn phải tương ứng với lượng insulin làm việc trong cơ thể bạn.
  • Theo dõi lượng đường trong máu của bạn. Tùy thuộc vào kế hoạch điều trị, bạn có thể kiểm tra và ghi lại mức độ đường trong máu vài lần một tuần hoặc nhiều lần trong ngày. Giám sát cẩn thận là cách duy nhất để đảm bảo rằng mức độ đường trong máu vẫn trong phạm vi cho phép. Bạn nên ghi chú khi nào lượng đường trong máu cao hơn hoặc thấp hơn giới hạn cho phép.
  • Dùng thuốc theo toa
  • Điều chỉnh thuốc nếu bạn thay đổi hoạt động thể chất. Việc điều chỉnh phụ thuộc vào kết quả kiểm tra đường huyết cũng như vào loại hình và thời lượng của hoạt động thể lực.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(function() { window.mc4wp = window.mc4wp || { listeners: [], forms: { on: function(evt, cb) { window.mc4wp.listeners.push( { event : evt, callback: cb } ); } } } })();
#mc_embed_signup>div{max-width:350px;background:#c9e5ff;border-radius:6px;padding:13px}#mc_embed_signup>div>p{line-height:1.17;font-size:24px;color:#284a75;font-weight:700;margin:0 0 10px 0;letter-spacing:-1.3px}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(1n){color:#284a75;font-size:12px;line-height:1.67}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(2n){margin:10px 0;display:flex;margin-bottom:5px}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(3n){font-size:8px;line-height:1.65;margin-top:10px}#mc_embed_signup>div input[type="email"]{font-size:13px;max-width:240px;flex:1;padding:0 12px;min-height:36px;border:none;box-shadow:none;border:none;outline:none;border-radius:0;min-height:36px;border:1px solid #fff;border-right:none;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;border-top-left-radius:8px;border-bottom-left-radius:8px}#mc_embed_signup>div input[type="submit"]{font-size:11px;letter-spacing:normal;padding:12px 20px;font-weight:600;appearance:none;outline:none;background-color:#284a75;color:#fff;box-shadow:none;border:none;outline:none;border-radius:0;min-height:36px;border-top-right-radius:8px;border-bottom-right-radius:8px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_title,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_description,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_tnc{display:none}.category-template-category--covid-19-php .mc4wp-response{font-size:15px;line-height:26px;letter-spacing:-.07px;color:#284a75}.category-template-category--covid-19-php .myth-busted .mc4wp-response,.category-template-category--covid-19-php .myth-busted #mc_embed_signup>div{margin:0 30px}.category-template-category--covid-19-php .mc4wp-form{margin-bottom:20px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div>.field-submit,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div{max-width:unset;padding:0}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div input[type="email"]{-ms-flex-positive:1;flex-grow:1;border-top-left-radius:8px;border-bottom-left-radius:8px;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;padding:6px 23px 8px;border:none;max-width:500px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div input[type="submit"]{border:none;border-radius:0;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;background:#284a75;box-shadow:none;color:#fff;border-top-right-radius:8px;border-bottom-right-radius:8px;font-size:15px;font-weight:700;text-shadow:none;padding:5px 30px}form.mc4wp-form label{display:none}

Bạn muốn sống khỏe mạnh?

Đăng ký nhận tin tức mới nhất về bệnh Đái tháo đường từ Chúng tôi và Glucerna, đối tác sức khỏe của chúng tôi!
Bằng việc lựa chọn "Đăng ký", bạn tin tưởng và đồng ý cho đối tác của chúng tôi sử dụng thông tin này thông qua chính sách bảo mật của họ. Đồng thời thông qua chính sách bảo mật của Chúng tôi, chúng tôi được phép sử dụng thông tin của bạn cho các dịch vụ như gửi email đến bạn.
Leave this field empty if you’re human:

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hội chứng tiết hormone chống lợi tiểu bất hợp lý

(32)
Tìm hiểu chungHội chứng tiết hormone chống lợi tiểu bất hợp lý là gì?Hội chứng tiết hormone chống lợi tiểu bất hợp lý là hội chứng có ảnh hưởng ... [xem thêm]

Khô miệng

(70)
Tìm hiểu chungKhô miệng là bệnh gì?Khô miệng là tình trạng miệng khô một cách bất thường. Thông thường, tình trạng này là do tuyến nước bọt suy giảm bài ... [xem thêm]

Viêm da tiết bã

(53)
Định nghĩaViêm da tiết bã là bệnh gì?Viêm da tiết bã là một bệnh ở da làm cho da khô và bong ra. Viêm da tiết bã làm da đỏ và tróc vảy. Bệnh thường ảnh ... [xem thêm]

Viêm thanh quản hầu

(97)
Viêm thanh quản hầu là bệnh lý phổ biến mà hầu như lứa tuổi nào cũng có thể mắc phải. Bệnh xảy ra thường xuyên, nhất là vào mùa cảm cúm hoặc cảm ... [xem thêm]

Đột quỵ xuất huyết

(99)
Tìm hiểu chungTình trạng đột quỵ xuất huyết là gì?Đột quỵ là tình trạng lượng máu chảy đến phần não bị hạn chế hoặc giảm đáng kể. Các tế bào ... [xem thêm]

Viêm khớp ở trẻ em (bệnh Still)

(39)
Định nghĩaViêm khớp ở trẻ em (bệnh still) là bệnh gì?Viêm khớp ở trẻ em (JRA) hay còn được gọi là “viêm khớp vô căn” hoặc “bệnh Still”. Viêm khớp ... [xem thêm]

U xương

(55)
Tìm hiểu chungU xương là bệnh gì?Bệnh u xương xảy ra khi các tế bào xương phát triển không kiểm soát, tạo thành một khối mô hay được gọi là khối u.Hầu ... [xem thêm]

Cơn ngủ kịch phát

(26)
Định nghĩaCơn ngủ kịch phát là bệnh gì?Cơn ngủ kịch phát là một bệnh mãn tính, trong đó người bệnh có thể buồn ngủ ở bất kỳ thời điểm nào và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN