27 tháng

(4.06) - 23 đánh giá

Hành vi và phát triển

Bé phát triển như thế nào?

Con của bạn lúc này đang có những bước tiến lớn trong việc xây dựng những mối quan hệ xung quanh. Vào giai đoạn này, bé sẽ bắt đầu chú ý tới những bạn đồng trang lứa thay vì lúc nào cũng chơi một mình. Ngay cả khi bé không hề tương tác với các bé khác trong khi chơi, bé vẫn có thể luôn chú ý tới các bạn bè xung quanh. Việc chơi đùa với bạn bè, ngay cả khi các bé không ngồi cùng nhau, sẽ trở nên quan trọng hơn trong năm này. Trẻ có thể vẫn quan sát cách chơi và hành vi của bạn trong khi chơi đồ chơi của mình và dần dần tự thay đổi cách chơi cho giống bạn.

Bên cạnh việc phát triển ý thức về quan hệ bạn bè, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng việc học ngôn ngữ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nếu bé bắt đầu học sớm bởi lúc này não của bé hoạt động rất mạnh để tạo nên các liên kết trong hệ thần kinh. Những đứa trẻ lớn lên trong các gia đình sử dụng hai ngôn ngữ có vốn từ ít hơn trong từng loại ngôn ngữ, nhưng tổng số từ mà các bé biết trong cả hai ngôn ngữ đều tương đương với các bé chỉ biết một ngôn ngữ. Hơn thế nữa, việc biết hai ngôn ngữ sẽ tạo nên những lợi ích lâu dài về nhận thức của bé.

Thỉnh thoảng bạn sẽ nhận ra bé có sự tập trung cao độ và lòng quyết tâm sắt đá – những phẩm chất thường thấy ở các nhà khoa học. Thực tế thì việc bé thực hiện lặp đi lặp lại liên tục một vài hành động là một xu hướng phát triển thông thường giúp hoàn thiện các kỹ năng hoạt động của bé. Đây là một phần lý do mà đôi khi bạn thấy bé trở nên “lì lợm” và ương bướng khi mãi khăng khăng thực hiện một hành động dù bạn đã không cho phép và ngăn cấm bé.

Mẹ cần làm gì để hỗ trợ cho bé?

Nếu con bạn lớn lên trong một gia đình giao tiếp bằng hai ngôn ngữ, cách tốt nhất để bé học ngôn ngữ lúc này là trò chuyện cùng người nói tiếng bản xứ. Những cách khác như học qua băng nghe hay học trên lớp sẽ không thể hiệu quả bằng việc bé được quan sát trực tiếp và lặp lại theo lời người lớn.

Sức khỏe và an toàn

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Nếu như con bạn không đạt được tiến độ về kỹ năng ngôn ngữ như đã nói ở trên, đừng quá lo lắng. Dù phát triển chậm, miễn bé vẫn tiến bộ qua thời gian, bạn hãy yên tâm rằng bé sẽ dần phát triển như những đứa trẻ khác.

Nếu bé không tiến bộ dù chỉ một chút, hãy liên hệ với bác sĩ để có thể đánh giá chính xác tình trạng của bé. Những phương pháp trị liệu cho các bé chậm phát triển ngôn ngữ thường rất phổ biến, hầu như ít tốn chi phí và thường đạt hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý rằng chi phí trị liệu sẽ dao động tùy theo tình trạng của bé và mức độ phổ biến của các dịch vụ hỗ trợ phát triển cho bé ở nơi bạn sinh sống.

Mẹ nên biết thêm những gì?

Cách tốt nhất để chăm sóc và giúp bé phát triển toàn diện, là hỏi bác sĩ và đề nghị bác sĩ giải đáp những thắc mắc của bạn, bao gồm cả những băn khoăn về cách phát hiện và nhận ra các dấu hiệu, triệu chứng của một số bệnh phổ biến ở trẻ em như viêm tai, cảm lạnh và cảm cúm.

Mối quan tâm của mẹ

Những điều mẹ cần quan tâm?

Giữ tay bé luôn sạch sẽ là cách tốt nhất để phòng bệnh. Vậy nên việc dạy bé biết cách sử dụng xà phòng để rửa tay và rửa tay như thế nào là đúng cách là bước vô cùng quan trọng trong giai đoạn này.

Trước hết bạn hãy chuẩn bị những món vật dụng cần thiết để rửa tay và chọn những vật dễ sử dụng nhất cho bé như nước rửa tay, khăn lau, bệ đứng để bé đứng trong trường hợp bồn rửa tay quá cao so với tầm tay của bé. Chưa hết, bạn còn phải quy định khoảng thời gian thích hợp khi rửa tay. Để có thể phòng ngừa sự lây lan của vi khuẩn, trẻ em và cả người lớn cần rửa tay ít nhất 15 giây và rửa thật kỹ từ trong ra ngoài, trong kẽ ngón tay và cả phần dưới kẽ móng tay để đảm bảo bàn tay thật sạch sẽ và loại trừ hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hoại tử mô mỡ ở da do biến chứng bệnh tiểu đường

(71)
Hoại tử mô mỡ do tiểu đường là bệnh thoái hóa các mô liên kết ở da. Nó thường xảy ra ở phần dưới của chân. Tổn thương có thể nhỏ hoặc lan rộng ... [xem thêm]

Ngủ riêng từ nhỏ có lợi ích như thế nào cho bé?

(77)
Trẻ em sau sinh thường quấy khóc vào ban đêm và nhiều bậc cha mẹ cũng phiền lòng vì điều này. Ngủ không đủ giấc rất dễ khiến các bậc phụ huynh mệt ... [xem thêm]

Có cần xét nghiệm để chẩn đoán viêm da tiếp xúc?

(20)
Viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu mà da sẽ nổi ban đỏ khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Thông thường, sẽ không cần xét nghiệm để chẩn đoán viêm da ... [xem thêm]

10 thói quen tắm bạn nên từ bỏ để không gây hại sức khỏe

(55)
Tắm là một sinh hoạt quá bình thường nên ai cũng thực hiện mà không cần đắn đo mình có đang tắm đúng cách không. Hầu hết mọi người đều không để ý ... [xem thêm]

15 cách làm mặt nạ khoai tây dưỡng da trắng mịn

(54)
Bạn biết không, khoai tây không chỉ được dùng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau mà còn có thể làm mặt nạ dưỡng da nữa! Áp dụng các công thức ... [xem thêm]

Có nên dùng phấn rôm cho trẻ sơ sinh?

(95)
Từ lâu, phấn rôm là sản phẩm được nhiều bà mẹ ưa chuộng dùng cho con để phòng bé bị rôm sảy, hăm tã… Tuy nhiên, gần đây, có một số thông tin cho ... [xem thêm]

5 bí quyết giúp tinh thần của bạn luôn lạc quan

(14)
Bạn thường cảm thấy bất an trước vấn đề mà người khác cho là bình thường? Hãy học cách suy nghĩ lạc quan hơn bằng những thay đổi nhỏ để luôn tươi ... [xem thêm]

Chế độ ăn lý tưởng sau đột quỵ giúp phục hồi hiệu quả

(50)
Chế độ ăn lý tưởng sau đột quỵ sẽ giúp bệnh nhân dần phục hồi sức khỏe, đồng thời ngăn ngừa cơn đột quỵ tái phát cũng như các tình trạng có liên ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN