Tìm hiểu chung
Rối loạn dây thần kinh trụ (tổn thương dây thần kinh ngoại vi) là bệnh gì?
Rối loạn dây thần kinh trụ, hay còn gọi là tổn thương dây thần kinh ngoại vi, là sự viêm dây thần kinh trụ. Dây thần kinh trụ là một trong ba dây thần kinh chính ở cánh tay và bàn tay, có nhiệm vụ tạo cảm giác cho các phần của bàn tay và ngón tay (ngón áp út và ngón út). Dây thần kinh trụ dễ bị chặn hoặc kẹt, đặc biệt là ở hoặc gần khuỷu tay và cổ tay (hội chứng ống trụ và hội chứng ống cổ tay).
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn dây thần kinh trụ (tổn thương dây thần kinh ngoại vi) là gì?
Các triệu chứng bao gồm yếu, tê liệt và đau đớn. Bạn có thể cảm giác bị kim châm ở phần dưới cánh tay (đặc biệt là ngón út và áp út). Bệnh sẽ khiến bạn khó duỗi thẳng những ngón này nên bàn tay nhìn cong giống như móng vuốt. Các triệu chứng xảy ra nhiều hơn khi bạn gập khuỷu tay như khi lái xe hoặc nghe điện thoại. Một số người tỉnh dậy vào ban đêm vì cảm giác các ngón tay bị tê liệt. Nếu dây thần kinh bị bó quá chặt hoặc bị bó chặt trong một thời gian dài, bàn tay bạn có thể bị hao mòn cơ và không thể hồi phục được.
Bạn có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra rối loạn dây thần kinh trụ (tổn thương dây thần kinh ngoại vi)?
Các nguyên nhân bao gồm việc chèn áp lực lên dây thần kinh liên tục như ở người đi xe đạp, nhân viên đánh máy và người dùng một số dụng cụ như búa khoan hoặc chơi nhạc cụ như violin. Áp lực lên dây thần kinh có thể do chấn thương hoặc bị đánh vào khuỷu tay hay dựa lên khuỷu tay trong một thời gian dài. Nứt hoặc gãy xương, u nang, u bướu và bị ép dây thần kinh trong khi phẫu thuật là các nguyên nhân khác.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải rối loạn dây thần kinh trụ (tổn thương dây thần kinh ngoại vi)?
Bất kỳ ai cũng có thể bị tổn thương dây thần kinh ngoại vi. Bệnh có thể xảy ra ở tất cả mọi người bất kể tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, những người thường gây áp lực lên khuỷu tay dễ bị ảnh hưởng của bệnh hơn.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc rối loạn dây thần kinh trụ (tổn thương dây thần kinh ngoại vi)?
Các yếu tố sau có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc rối loạn dây thần kinh trụ:
- Đi xe đạp;
- Đánh máy;
- Dùng búa khoan;
- Chơi violon;
- Tựa vào khuỷu tay trong thời gian dài;
- Nứt, gãy xương, bị khối u bướu gây chèn ép.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán rối loạn dây thần kinh trụ (tổn thương dây thần kinh ngoại vi)?
Bác sĩ kiểm tra cánh tay, bàn tay và ngón tay của bạn và có thể yêu cầu ghi điện đồ cơ (EMG) để xác nhận chẩn đoán. Các xét nghiệm khác bao gồm chẩn đoán bằng siêu âm, chụp cộng hưởng từ (MRI), nghiên cứu độ dẫn của dây thần kinh, kiểm tra điện cực dạng kim, chụp X-quang và chụp cắt lớp (CT). Nghiên cứu độ dẫn dây thần kinh có thể giúp xác định dây thần kinh hoạt động có tốt không và tìm điểm bị chèn ép.
Những phương pháp nào dùng để điều trị rối loạn dây thần kinh trụ (tổn thương dây thần kinh ngoại vi)?
Các phương pháp điều trị không phẫu thuật có để được áp dụng trước. Điều trị bao gồm thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc chống suy nhược trycyclic và thuốc chống co giật. Bạn có thể phải lao động, tập thể dục, dùng thanh nẹp hoặc lót nệm trong quá trình điều trị. Thay đổi cách tập thể dục hoặc mang các dụng cụ đặc biệt như găng tay cũng có thể giúp làm giảm chèn ép trực tiếp lên dây thần kinh.
Khi các cách điều trị khác không hiệu quả thì bạn có thể cần phải phẫu thuật để loại bỏ áp lực lên dây thần kinh. Phẫu thuật thường được thực hiện ở khuỷu tay nhưng cũng có thể ở cổ tay. Thông thường dây thần kinh được dịch chuyển từ sau khuỷu tay đến một vị trí mới ở trước nó.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của rối loạn dây thần kinh hình trụ?
Những thói quen sau sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến rối loạn dây thần kinh hình trụ:
- Tránh phải gập khuỷu tay;
- Đảm bảo rằng ghế không quá thấp nếu bạn thường xuyên dùng máy vi tính;
- Tránh gập khuỷu tay hoặc chèn ép lên phía bên trong cánh tay;
- Giữ khuỷu tay thẳng vào ban đêm khi bạn đi ngủ. Bạn có thể cuốn khăn tắm xung quanh khuỷu tay để thẳng, đeo miếng lót khuỷu tay ngược lại hoặc dùng một loại dây đặc biệt;
- Thay đổi tư thế tay trên tay lái thường xuyên khi bạn đạp xe hay lái ô tô.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.