Liệt tứ chi

(3.56) - 33 đánh giá

Tìm hiểu chung

Liệt tứ chi là bệnh gì?

Liệt tứ chi là bệnh do tổn thương tủy sống gây ra. Khi tủy sống bị tổn thương, bạn sẽ mất khả năng cảm giác và vận động. Liệt tứ chi bao gồm liệt cánh tay, bàn tay, thân, chân và các cơ quan vùng chậu.

Có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra sau chấn thương tủy sống như huyết áp thấp, nhịp tim chậm. Bạn có thể bị khó thở hoặc không thể tự thở. Bệnh này có thể gây ra lở loét da, co cứng cơ hoặc xuất hiện máu đông đe dọa tính mạng.

Đôi khi, bệnh cũng khiến cơ thể không thể phản ứng chính xác với các vấn đề về bàng quang hoặc ruột (tình trạng tăng phản xạ tự phát), làm cho huyết áp tăng rất cao. Nếu không được điều trị nhanh chóng, bạn có thể bị đột quỵ hoặc thậm chí tử vong. Nếu bị liệt tứ chi và không điều trị, bạn sẽ không thể để tự chăm sóc cho bản thân. Bạn hãy thảo luận với người chăm sóc nếu có câu hỏi hay thắc mắc về thuốc hoặc vấn đề chăm sóc.

Triệu chứng thường gặp

Những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh liệt liệt tứ chi là gì?

Triệu chứng bệnh có thể phụ thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của chấn thương tủy sống. Các triệu chứng phổ biến của liệt tứ chi bao gồm:

  • Mất kiểm soát các hoạt động của ruột và bàng quang;
  • Khó tiêu;
  • Khó thở;
  • Tê và giảm cảm giác;
  • Yếu cơ, đặc biệt là ở cánh tay và chân;
  • Không có khả năng cử động và cảm giác ở khu vực bị tổn thương.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ những dấu hiệu sau đây:

  • Sốt;
  • Khó đi tiểu hoặc đi tiểu ít hơn bình thường;
  • Bụng to và cứng;
  • Có máu trong nước tiểu hoặc phân;
  • Cảm thấy choáng váng, khó thở và bị đau ngực;
  • Ho ra máu;
  • Cánh tay hoặc chân trở nên nóng, yếu, đau, có thể sưng và đỏ;
  • Nhìn mờ;
  • Da lạnh và khô ở khu vực chấn thương tủy sống;
  • Ra mồ hôi, da nóng, đỏ ở khu vực phía trên tổn thương tủy sống;
  • Nhói đau đầu đột ngột.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh liệt tứ chi?

Nguyên nhân chính gây ra liệt tứ chi là do chấn thương tủy sống, nhưng một số tình trạng khác như bại não và đột quỵ cũng có thể gây ra bệnh này. Ngoài ra, tai nạn xe hơi, tai nạn lao động cũng là những nguyên nhân có thể gây ra liệt tứ chi.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh liệt tứ chi?

Liệt tứ chi là tình trạng sức khỏe rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh liệt tứ chi?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Nam giới: chấn thương tủy sống ảnh hưởng đến đàn ông nhiều hơn phụ nữ;
  • Trên 65 tuổi: hầu hết các chấn thương ở người lớn tuổi đều do họ bị té ngã;
  • Bệnh xương khớp: một chấn thương tương đối nhỏ có thể gây ra chấn thương tủy sống nếu bạn mắc bệnh khác về xương khớp, như viêm khớp hay loãng xương.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh liệt tứ chi?

Bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh, bao gồm:

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): có thể giúp bác sĩ nhìn thấy các bất thường trên X-quang. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng máy tính để xem một loạt hình ảnh cắt ngang giúp xác định các vấn đề xương, đĩa đệm và những vấn đề khác;
  • X-quang: bác sĩ thường chỉ định phương pháp điều trị này sau chấn thương để xem có chấn thương tủy sống hay không. X-quang giúp bác sĩ thấy các vấn đề về đốt sống (cột sống), các khối u, gãy xương hoặc thoái hóa cột sống;
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): phương pháp này gồm sóng từ trường giúp tạo ra hình ảnh. Phương pháp này rất hữu ích để quan sát tủy sống và xác định thoát vị đĩa đệm, máu đông hoặc các đối tượng có thể chèn ép tủy sống.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh liệt tứ chi?

Bạn sẽ cần phải ở lại bệnh viện ngay sau khi chấn thương và sẽ được chuyển đến trung tâm phục hồi chức năng. Mục tiêu của phương pháp phục hồi chức năng là giúp bạn học cách chăm sóc bản thân càng nhiều càng tốt. Một nhóm gồm các chuyên viên chăm sóc sức khỏe sẽ giúp bạn phục hồi chức năng khi bị liệt tứ chi. Hãy hỏi bác sĩ nếu bạn muốn biết thêm thông tin về bất kỳ phương pháp điều trị phục hồi chức năng dưới dây:

  • Chăm sóc hô hấp là phương pháp này bao gồm các bài tập và phương pháp trị liệu giúp bạn thở và giữ cho phổi khỏe mạnh. Bạn có thể cần chăm sóc hô hấp với máy thở nếu bị khó thở;
  • Chăm sóc da giúp ngăn ngừa loét. Các chuyên gia sẽ giúp bạn tìm hiểu làm thế nào để giữ cho làn da luôn khỏe mạnh;
  • Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bạn các bài tập giúp cải thiện chuyển động và sức mạnh;
  • Chuyên viên trị liệu cơ năng sẽ hướng dẫn bạn những kỹ năng để thực hiện các hoạt động hàng ngày;
  • Bài tập giúp bạn kiểm soát ruột và bàng quang khi đi tiêu và đi tiểu.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh liệt tứ chi?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Lái xe an toàn. Tai nạn xe là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của chấn thương tủy sống. Đeo dây an toàn mỗi khi lái xe hoặc ngồi trong xe ô tô;
  • Cẩn thận để không bị té;
  • Hãy thận trọng khi chơi thể thao;
  • Không lái xe sau khi uống rượu;
  • Dùng thuốc theo chỉ dẫn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp

(76)
Tìm hiểu chungBệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp là gì?Viêm nội tâm mạc hay viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm trùng và viêm các van ... [xem thêm]

Ung thư máu – Bạch cầu mãn tính dòng lympho

(85)
Định nghĩaBệnh bạch cầu mãn tính dòng lympho là bệnh gì?Bệnh bạch cầu (hay còn gọi là bệnh ung thư máu) là tình trạng các tế bào bạch cầu tăng ... [xem thêm]

Phì đại cuống mũi

(31)
Cuống mũi là những vách ngăn mặt bên của mỗi lỗ mũi, được bao phủ bởi một lớp niêm mạc có mạch máu phong phú và làm nhiệm vụ cản bớt bụi cũng như ... [xem thêm]

Não gan (hôn mê gan)

(89)
Định nghĩaBệnh não gan (hôn mê gan) là gì?Bệnh não gan, hay còn gọi là bệnh hôn mê gan, là bệnh mất chức năng não xảy ra khi gan không thể loại bỏ các độc ... [xem thêm]

Bệnh tăng globulin đại phân tử Waldenstrom

(62)
Tìm hiểu chungBệnh tăng globulin đại phân tử Waldenstrom là gì?Bệnh Waldenstrom là một loại ung thư bắt đầu trong các tế bào máu trắng. Một người bị bệnh ... [xem thêm]

Khổng lồ

(77)
Tìm hiểu chungBệnh khổng lồ là bệnh gì?Bệnh khổng lồ là tình trạng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Sự thay đổi này phần lớn thể hiện qua ... [xem thêm]

Rối loạn triệu chứng thực thể

(27)
Tìm hiểu chungRối loạn triệu chứng thực thể là bệnh gì?Rối loạn triệu chứng thực thể liên quan đến việc quan tâm quá mức đến các triệu chứng của cơ ... [xem thêm]

Xét nghiệm HPV

(16)
Tìm hiểu chung về xét nghiệm HPVXét nghiệm HPV là gì?Xét nghiệm HPV giúp phát hiện sự hiện diện của virus HPV, một loại virus có thể dẫn đến phát triển ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN