Xì mũi ra máu

(3.94) - 41 đánh giá

Tìm hiểu chung về tình trạng xì mũi ra máu

Xì mũi ra máu là gì?

Xì mũi ra máu, hay hỉ mũi ra máu, là tình trạng chảy máu trong mũi. Xì mũi ra máu không phải là tình trạng nghiêm trọng.

Những ai có thể bị xì mũi ra máu?

Bất cứ ai cũng có thể bị xì mũi ra máu, đặc biệt những người thường xuyên hỉ mũi. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm chi tiết.

Triệu chứng xì mũi ra máu

Những triệu chứng xì mũi ra máu là gì?

Các triệu chứng liên quan đến việc hỉ mũi ra máu gồm:

  • Khô và kích ứng mũi
  • Nghẹt mũi
  • Hắt xì

Nguyên nhân gây xì mũi ra máu

Nguyên nhân nào khiến bạn xì mũi ra máu?

Bạn có thể bị chảy máu nặng hoặc nhẹ do tổn thương bên trong đường mũi. Phần lớn các trường hợp chảy máu cam xảy ra ở trong vách ngăn mũi. Có nhiều nguyên nhân làm tổn thương mạch máu trong mũi, dẫn đến chảy máu bất thường khi bạn xì mũi.

Các nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này gồm:

Thời tiết khô lạnh

Thời tiết khô lạnh có thể làm tổn thương các mạch máu mũi vì không có đủ độ ẩm trong mũi. Tình trạng khô mũi cũng có thể làm chậm quá trình phục hồi của các mạch máu bị vỡ và dẫn đến nhiễm trùng mũi. Điều này có thể gây xì mũi ra máu thường xuyên.

Ngoáy mũi

Ngoáy mũi có thể làm tổn thương các mạch máu trong cơ quan này. Đặc biệt ở trẻ em, ngoáy mũi là nguyên nhân phổ biến gây chảy máu mũi.

Vật thể lạ trong mũi

Bạn cũng có thể bị chấn thương mũi và mạch máu nếu có vật lạ trong mũi. Nguyên nhân này cũng rất phổ biến ở trẻ nhỏ, vì chúng có thể đưa bất cứ đồ vật nào vào mũi.

Đầu của dụng cụ xịt mũi cũng có thể bị kẹt trong mũi. Theo nghiên cứu, 5% người tham gia, sử dụng thuốc xịt steroid trị viêm mũi dị ứng và không dị ứng, đều bị chảy máu mũi trong hai tháng.

Nghẹt mũi hoặc nhiễm trùng đường hô hấp

Bạn có thể xì mũi ra máu do nghẹt mũi hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Thường xuyên xì mũi, hắt hơi hoặc ho do các tình trạng hô hấp có thể khiến các mạch máu bị vỡ. Bạn có thể bị nghẹt mũi hoặc nhiễm trùng đường hô hấp do cảm lạnh thông thường, dị ứng, viêm xoang hoặc tình trạng sức khỏe khác.

Cấu trúc mũi bất thường

Cấu trúc mũi bất thường có thể làm bạn xì mũi ra máu. Các tình trạng cụ thể gây chảy máu mũi như lệch vách ngăn, lỗ trên vách ngăn, gai xương hoặc gãy mũi. Ngoài ra, những tình trạng này còn khiến mũi không đủ độ ẩm, dẫn đến chảy máu.

Chấn thương hoặc phẫu thuật ở mũi

Bất kỳ chấn thương hoặc can thiệp phẫu thuật vào mũi hoặc mặt có thể gây chảy máu khi bạn xì mũi.

Tiếp xúc với chất hóa học

Các mạch máu trong mũi có thể bị tổn thương do sử dụng các loại thuốc như cocaine hoặc tiếp xúc với các hóa chất như amoniac.

Thuốc

Bạn có thể bị xì mũi ra máu do một số loại thuốc. Các loại thuốc làm loãng máu như aspirin, warfarin và các loại khác ảnh hưởng đến khả năng đông máu và có thể dẫn đến chảy máu khi xì mũi.

Khối u trong mũi

Mặc dù rất hiếm, nhưng xì mũi ra máu có thể do một khối u trong mũi. Các triệu chứng khác của khối u trong mũi bao gồm:

  • Đau quanh mắt
  • Nghẹt mũi mà dần dần trở nên tồi tệ hơn
  • Giảm khứu giác

Các tình trạng sức khỏe được đề cập ở trên là một số nguyên nhân phổ biến khiến bạn xì mũi ra máu. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ dấu hiệu sau đây:

  • Chảy máu mũi kéo dài
  • Chảy máu thường xuyên khi xì mũi
  • Hỉ mũi ra máu kèm theo sốt
  • Nhức đầu xung quanh hoặc trong hốc mắt
  • Sưng hoặc có quầng thâm quanh mắt
  • Tăng độ nhạy với ánh sáng
  • Đau sau gáy
  • Tăng sự khó chịu
  • Nôn kéo dài

Khi nhận thấy một trong những triệu chứng này hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, bạn vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người khác nhau. Vì vậy, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những biện pháp tại nhà nào giúp bạn kiểm soát xì mũi ra máu?

Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Nếu chảy máu nhiều, bạn có thể ngồi thư giãn, ngả đầu ra sau và thở bằng miệng.
  • Sau khi bạn đã hết chảy máu mũi, bạn cần:
    • Xịt nước muối để giữ ẩm muỗi
    • Tránh ngoáy mũi, xì mũi hoặc nhét vật lạ vào trong mũi
    • Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí vào những tháng khô lạnh

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để có giải pháp tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hội chứng ống cổ tay

(23)
Tìm hiểu chungHội chứng đường hầm cổ tay là gì?Hội chứng đường cổ tay là một bệnh ảnh hưởng đến cổ tay và bàn tay. Dây thần kinh kiểm soát cảm ... [xem thêm]

Cường cận giáp

(58)
Định nghĩaBệnh cường cận giáp là bệnh gì?Bệnh cường cận giáp (hay còn gọi là tăng năng tuyến cận giáp) là bệnh do tuyến cận giáp hoạt động quá nhiều ... [xem thêm]

Viêm thanh quản

(38)
Viêm thanh quản xảy ra khi thanh quản hoặc dây thanh âm trong cổ họng bị kích thích và sưng lên. Tình trạng này có thể tự hết trong vòng 1–2 tuần. Trong thời ... [xem thêm]

Tụt núm vú

(69)
Tìm hiểu chungTụt núm vú là tình trạng gì?Tụt núm vú là tình trạng núm vú bị kéo vào trong vú thay vì hướng ra ngoài. Tình trạng này cũng có thể được gọi ... [xem thêm]

U mạch máu

(81)
Tìm hiểu chungU mạch máu là gì?U mạch máu là một khối u lành tính gây ra do sự phát triển bất thường của mạch máu. Đây là một tình trạng bẩm sinh. U mạch ... [xem thêm]

Hội chứng Coffin-Lowry

(76)
Định nghĩaHội chứng Coffin-Lowry là gì?Hội chứng Coffin-Lowry là một tình trạng bệnh lý di truyền trội liên kết với X và làm chậm phát triển tâm thần nghiêm ... [xem thêm]

Tinh hoàn co rút

(20)
Tìm hiểu chungTinh hoàn co rút là gì?Tinh hoàn co rút là một tinh hoàn có thể di chuyển qua lại giữa bìu và bẹn. Khi tinh hoàn co rút đang ở vùng háng, nó có thể ... [xem thêm]

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

(41)
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh khá phổ biến ở nam giới và nhìn chung không quá nguy hiểm. Thực tế, có khoảng 15% nam giới trưởng thành mắc phải căn bệnh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN