Xét nghiệm kích thích glucagon

(4.44) - 32 đánh giá

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm kích thích glucagon là gì?

Xét nghiệm kích thích glucagon là xét nghiệm bác sĩ đề nghị bạn phải kiểm tra để xem cơ thể có sản xuất đủ cortisol-hormone steroid tự nhiên của cơ thể và là hormone tăng trưởng hay không.

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm kích thích glucagon?

Cortisol được sản xuất bởi các tuyến thượng thận nằm phía trên thận. Sự sản xuất cortisol được giám sát bởi tuyến yên là một tuyến nhỏ xíu bên dưới não. Tuyến yên là một tuyến đặc biệt sản xuất hormone ACTH (hormon adrenocorticotrophic), nó đi qua dòng máu đến tuyến thượng thận và kích thích chúng để tạo ra cortisol. Nồng độ cortisol thấp có thể chỉ ra vấn đề với một hoặc cả tuyến yên và tuyến thượng thận. Cortisol được coi là một hormone quan trọng cho phép cơ thể của bạn đối phó với stress và bệnh tật. Cortisol cũng điều hòa hệ miễn dịch, huyết áp và lượng đường trong máu. Hormone tăng trưởng là một hormone khác được sản xuất bởi tuyến yên, chịu trách nhiệm giám sát sự tăng trưởng và trao đổi chất ở trẻ em. Hormone tăng trưởng cũng được sản xuất ở tuổi trưởng thành và quan trọng cho việc duy trì cơ bắp và khối lượng xương, ảnh hưởng đến lượng chất béo của cơ thể. Hormone tăng trưởng cũng kiểm soát mức năng lượng, trí nhớ và cảm giác hạnh phúc. Xét nghiệm kích thích glucagon đóng vai trò trong việc phát hiện những bất thường của các hormone trong cơ thể của bạn.

Thận trọng/Cảnh báo

Bạn nên lưu ý những gì trước khi thực hiện xét nghiệm kích thích glucagon?

Đây là một số thông tin hữu ích mà khi làm xét nghiệm này bạn cần chú ý:

  • Xét nghiệm này không đáng tin cậy ở những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường;
  • U tủy thượng thận hoặc u tụy nội tiết (có thể kích hoạt một đợt kịch phát);
  • Đói > 48 giờ hoặc bệnh về dự trữ glycogen (có thể dẫn đến hạ đường huyết);
  • Giảm cortisol máu nặng. Nếu cortisol 9 giờ sáng dưới 100 nmol/l thì không cần thực hiện xét nghiệm;
  • Đối với dự trữ ACTH (hormone kích hoạt tuyến thượng thận tiết ra cortisol) và nó chỉ được thực hiện đối với hormone tăng trưởng. Trong trường hợp đó, bệnh nhân phải khỏe mạnh;
  • Liệu pháp thay thế hydrocortisone không nên gián đoạn;
  • Thiếu hụt thyroxine có thể làm giảm hormone tăng trưởng và đáp ứng cortisol, đảm bảo bệnh nhân có tuyến giáp bình thường;
  • Bệnh động mạch vành nặng hoặc tăng huyết áp không kiểm soát được;
  • Cushing hoạt động hoặc bệnh to đầu chi;
  • ALT hoặc AST tăng;
  • Buồn nôn là tác dụng phụ thường gặp (30%) và hiếm gặp hơn nôn mửa;
  • Phản ứng quá mẫn với các tác nhân được sử dụng trong xét nghiệm chẳng hạn như phát ban, ngứa da, khó thở.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm kích thích glucagon?

Có một số việc bạn cần chuẩn bị trước khi xét nghiệm, bao gồm:

  • Bạn có thể cần phải ngừng điều trị estrogen bao gồm thuốc viên tránh thai và liệu pháp thay thế hormone trong 6 tuần trước khi xét nghiệm vì chúng có thể ảnh hưởng đến kết quả của bạn.
  • Nếu bạn đang ngừng thuốc tránh thai, phải sử dụng biện pháp tránh thai thay thế nếu muốn tránh thai. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nội tiết để biết thêm thông tin.

Nếu đang uống thuốc steroid, bạn cần phải bỏ liều buổi tối và sáng trước khi xét nghiệm sau khi đã thảo luận với bác sĩ nội tiết của mình.

  • Trong trường hợp bạn đang sử dụng các loại kem steroid hoặc thuốc hít vui lòng liên hệ với bác sĩ nội tiết để được hướng dẫn thêm vì có thể bạn cần phải ngừng sử dụng các loại thuốc này trong một thời gian ngắn nếu cần thiết.
  • Bạn có thể uống thuốc khác bình thường và mang theo tất cả các loại thuốc của mình bên người.
  • Bạn cần phải nhịn ăn từ nửa đêm trước khi xét nghiệm nhưng bạn có thể uống nước. Bạn sẽ có thể lái xe về nhà.

Quy trình thực hiện xét nghiệm kích thích glucagon như thế nào?

Trong quá trình xét nghiệm này:

  • Bác sĩ hoặc y tá sẽ giải thích xét nghiệm và sẽ yêu cầu bạn ký tên vào bản cam kết nếu bạn đồng ý để xét nghiệm và hiểu lý do việc ký tên;
  • Bạn sẽ cần nằm trên giường trong suốt thời gian xét nghiệm. Bạn sẽ được đo điện tâm đồ (một xét nghiệm đo nhịp tim và nhịp điệu của tim);
  • Y tá sẽ đặt một ống thông, đó là một ống nhỏ được sử dụng để lấy mẫu máu vào tĩnh mạch ở cánh tay. Mẫu máu sẽ được lấy để đo lường nồng độ hormone tăng trưởng, cortisol và glucose trong máu. Y tá sau đó sẽ chích cho bạn một mũi tiêm hormone gọi là glucagon vào cơ mông. Glucagon xuất hiện tự nhiên trong cơ thể, làm tăng lượng đường trong máu và kích thích sản xuất insulin. Điều này sẽ làm cho cơ thể của bạn trở nên căng thẳng và sẽ kích thích hormone tăng trưởng và sự sản xuất của cortisol;
  • Y tá sẽ lấy mẫu máu để đo lường hormone tăng trưởng, cortisol và glucose của bạn mỗi nửa giờ trong 3 tiềng. Khi hoàn tất xét nghiệm, y tá sẽ bỏ ống thông ra và đưa cho bạn đồ ăn. Bạn cần phải ở lại trong phòng bệnh một giờ sau khi xét nghiệm để các y tá theo dõi chẳng hạn như khó chịu liên quan đến xét nghiệm và các dấu hiệu quan trọng như huyết áp, mạch và nhiệt độ. Bệnh nhân được khuyên nên ăn sớm ngay sau đó. Tiếp theo, bạn có thể trở về nhà.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm kích thích glucagon?

Các tác dụng phụ được biết đến liên quan đến xét nghiệm này là đau đầu, buồn nôn và hiếm khi nôn ói.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về xét nghiệm kích thích glucagon, vui lòng hỏi bác sĩ để hiểu rõ hơn các chỉ dẫn.

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả xét nghiệm của bạn có ý nghĩa gì?

Một đáp ứng cortisol đầy đủ được định nghĩa là tình trạng gia tăng lớn hơn 170 nmol/l đến trên 550 nmol/l. Một đáp ứng hormone tăng trưởng đầy đủ là gia tăng đến một giá trị 7μg/l. Bạn có thể đáp ứng không rõ trong bệnh suy giáp và béo phì.

Tùy thuộc vào phòng xét nghiệm và bệnh viện, phạm vi bình thường của xét nghiệm kích thích glucagon có thể thay đổi.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh lao ruột, phúc mạc và mạc treo các tuyến (lao bụng)

(96)
Tìm hiểu chungLao ruột, phúc mạc, mạc treo các tuyến (lao màng bụng) là bệnh gì?Bệnh lao (TB) là bệnh u hạt mạn tính gây ra do Mycobacterium tuberculosis. Khu vực ... [xem thêm]

Suy thận

(92)
Khi thận suy yếu, những chức năng như lọc máu, bài tiết chất thải và điều chỉnh huyết áp của cơ quan này cũng suy giảm theo, dần dần trở thành suy thận. ... [xem thêm]

Viêm âm hộ

(46)
Tìm hiểu chungViêm âm hộ là gì?Viêm âm hộ là những từ dùng để mô tả tình trạng viêm, nhiễm trùng ở âm hộ – bộ phận sinh dục ngoài của nữ. Âm hộ ... [xem thêm]

Bệnh bóc tách động mạch vành tự phát

(95)
Tìm hiểu chungBóc tách động mạch vành tự phát là bệnh gì?Bóc tách động mạch vành tự phát là một tình trạng khẩn cấp hiếm gặp xảy ra khi một vết rách ... [xem thêm]

Đau vùng chậu mạn tính

(87)
Tìm hiểu chungĐau vùng chậu mạn tính là bệnh gì?Đau vùng chậu mạn tính là đau ở vùng dưới rốn và giữa hông, có thể kéo dài sáu tháng hoặc lâu hơn. Cơn ... [xem thêm]

Xì mũi ra máu

(41)
Tìm hiểu chung về tình trạng xì mũi ra máuXì mũi ra máu là gì?Xì mũi ra máu, hay hỉ mũi ra máu, là tình trạng chảy máu trong mũi. Xì mũi ra máu không phải là ... [xem thêm]

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng

(87)
Định nghĩaHội chứng giấc ngủ kinh hoàng là gì?Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng xảy ra khi ngủ sâu. Tình trạng này thường xuất hiện trong nửa đầu buổi ... [xem thêm]

Viêm da mụn giộp (viêm da herpes)

(48)
Tìm hiểu chungViêm da mụn giộp là bệnh gì?Viêm da mụn giộp hay còn gọi là viêm da herpes. Đây là hiện tượng rối loạn cấu trúc tế bào da, gây xuất hiện ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN