Một số câu hỏi về hen phế quản

(4.25) - 30 đánh giá

Dưới đây tôi liệt kê những câu hỏi thường gặp nhất của phụ huynh khi có con được chẩn đoán hay nghi ngờ hen phế quản và câu trả lời đơn giản, dễ hiểu nhất. Đây là những câu hỏi phát sinh trong thực tiễn khi làm việc của tôi.

Bố mẹ không bị hen, con có bị hen không?

P: Em với chồng em có bị hen đâu mà con em lại bị?

MD: Đúng là hen có tính gia đình, nhưng bố mẹ không bị hen con vẫn có thể bị bình thường. Nếu bố mẹ bị hen một cách rõ ràng thì bác sĩ mừng vì dễ chẩn đoán. Nếu không thì bác sĩ phải đi đường vòng vất vả hơn. Một số bố mẹ hồi nhỏ có biểu hiện hen nhưng sau này không thấy tái phát nữa nên nghĩ là không bị.

Hỏi về chẩn đoán hen

P: Bé nhà em có bác sĩ nói hen có bác sĩ nói không hen, em hoang mang quá.?

MD: với trẻ dưới 5 tuổi, chẩn đoán hen là một điều rất khó khăn. Có 1 tá bệnh có biểu hiện giống hen như: viêm tiểu phế quản, viêm phổi khò khè, khò khè do siêu vi hô hấp, trào ngược dạ dày …. Chúng nó lẫn lộn và ẩn vào nhau rất khó tách ra. Cho nên các bác sĩ không thống nhất chẩn đoán là chuyện bình thường.

P: Vậy có cách nào khẳng định chắc chắn bị hen không?

MD: Tiêu chuẩn vàng là đo chức năng hô hấp bằng hô hấp kí. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng được với trẻ lớn trên 7-8 tuổi biết hợp tác tốt. Còn trẻ nhỏ thì không thể. Với trẻ trên 2 tuổi có thể dùng máy đo dao động xung kí (IOS) nếu dương tính gợi ý hen, nhưng âm tính cũng không giúp loại trừ hen. Và nó phụ thuộc rất lớn vào người đo và khả năng hợp tác của bé. Phương pháp phế thân kí có thể dùng cho trẻ dưới 2 tuổi nhưng yêu cầu gây mê và ở Việt Nam hiện chưa có.

P: Trẻ nhỏ khó như vậy thì phải làm sao?

MD: Cách tốt nhất là để trẻ được theo dõi bởi cùng 1 bác sĩ, việc theo dõi em bé nhiều năm tháng biết được kiểu khò khè của trẻ là quan trọng nhất để chẩn đoán hen trẻ nhỏ, chứ không phải trông chờ vào máy móc.

P: Trẻ nhỏ xíu cũng bị bệnh hen sao bác sĩ?

MD: Tuổi nào cũng có thể bị hết, chỉ là càng nhỏ càng khó chẩn đoán thôi

P: sSao em thấy bây giờ nhiều trẻ bị hen vậy bác sĩ?

MD: Đúng, xã hội càng giàu có, phát triển các bệnh dị, ứng miễn dịch trong đó có hen ngày càng tăng lên. các bệnh truyền nhiễm ngày càng giảm đi. các bệnh dị ứng: chàm, hen… trong giới nhà giàu là rất phổ biến.

Hỏi về điều trị hen

P: Nếu bị hen mà không điều trị có sao không bác sĩ?

MD: Nguy cơ một cơn hen nặng phải nhập viện, nguy cơ cơn hen ác tính dẫn tới tử vong là luôn hiện hữu. Với hen dai dẳng ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển thể chất cũng như trí tuệ của trẻ. Theo thời gian chức năng phổi sẽ giảm đi. Sự tốn kém thời gian, tiền bạc, ảnh hưởng tới công việc và học hành nếu cứ đi chữa hoài.

P: Hen có chữa khỏi được không bác sĩ?

MD: Nếu đúng là hen, cho đến thời điểm hiện tại không ai có khả năng chữa khỏi. Vì có những sự khác biệt trong bộ gen của người bị hen và người không bị hen và gen thì không thay đổi

P: Vậy tại sao nhiều bé sau 6 tuổi là hết khó khè vậy bác sĩ?

MD: Đúng như vậy, có 1 số mốc thời gian mà bác sĩ và phụ huynh mong đợi để những cơn khò khè biến mất đó là: 3 tuổi, 6 tuổi, dậy thì. Những em bé khi đến mốc tuổi này thì thấy hết khò khè có thể không phải bệnh hen nhưng bị chẩn đoán nhầm là hen. Nhưng cũng có những em bé đúng là hen nhưng khi bé càng lớn lên, cơ thể hoàn thiện, hệ miễn dịch ổn định, hệ nội tiết thay đổi, bé ít bị bệnh hơn, nếu có bệnh cũng nhẹ nên hen không có cơ hội bùng phát. ta biết rằng đa số trẻ con cơn hen theo sau bệnh viêm hô hấp trên, nhưng càng lớn trẻ càng ít bị cảm cúm, cảm lạnh nên không có cơ hội bùng phát hen. Nhưng khi về già, cơ thể suy yếu, miễn dịch kém, môi trường ô nhiễm, hút thuốc lá hay có thai.. thì không nói trước được.

P: Con em cũng bị viêm mũi dị ứng, có mối liên quan nào với hen không bs?

MD: Có, rất chặt chẽ là đằng khác. Hen về bản chất là 1 bệnh dị ứng. Một em bé có cơ địa dị ứng được quy định bởi bộ gen. Nếu gen đó quy định dị ứng ở khúc dưới thì là bệnh hen, khúc trên gây ra viêm mũi dị ứng, ngoài da thì gây chàm, mề đay…..

P: Mỗi lần con em khò khè là lại phun khí dung ventolin, vậy phun nhiều ventolin có sao không bác sĩ?

MD: Một khi bé đã khò khè khó thở việc phun khí dung ventolin là cần thiết. Tuy nhiên nếu lạm dụng tức là không khò khè mà cứ hễ thấy ho cái là phun thì nguy cơ nhờn thuốc. Đến khi thực sự khó thở phun ventolin hiệu quả sẽ kém đi, khi đó phải dùng thuốc nặng đô hơn.

P: Vậy có cách nào chữa dứt điểm hen không bác sĩ?

MD: Tùy mức độ nặng của mỗi cơn hen, tùy mức độ tái phát có thường xuyên hay không, bác sĩ có thể đưa bé vào phác đồ dự phòng hen bằng các thuốc xịt mỗi ngày. Mục đích của dùng thuốc dự phòng là kéo giãn thời gian mỗi đợt khò khè, giảm độ nặng nếu bị tái phát và lí tưởng là không bị tái phát. Đồng thời chờ đợi các mốc tuổi đã nêu.

P: Thuốc dự phòng dùng trong bao lâu vậy bác sĩ?

MD: Nếu dùng để chẩn đoán, tức là điều trị thử thì 3 tháng. Trẻ dưới 2 tuổi có thể dùng 1 đợt 3 tháng. Các trường hợp khác thường dài hơn có thể 9 tháng- 1 năm nếu kiểm soát tốt

P: Dùng thuốc dự phòng lâu vậy bé có sao không bác sĩ?

MD: Có 1 vài tác dụng phụ chẳng hạn nấm miệng, hay giảm chiều cao 1 chút. Nhưng tất cả những điều đó so với lợi ích mà nó thu được thì không có nghĩa lí gì cả. Do đó khi có chỉ định thì nên tuân thủ.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/686633231534200?__tn__=K-R

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Xổ mũi ở trẻ em

(29)
Con nít thế nào cũng có lúc bị xổ mũi , khụt khịt Xổ mũi Xổ mũi, nghẹt mũi sẽ làm bé khó ngủ, khó bú Xổ mũi thở mũi không được thở miệng sẽ làm ... [xem thêm]

Về việc sử dụng Corticoid đường toàn thân trong điều trị viêm tiểu phế quản cấp

(93)
Nghiên cứu về tác dụng corticoid trong viêm tiểu phế quản cấp Đối với nhũ nhi và trẻ nhỏ khỏe mạnh trong đợt đầu của viêm tiểu phế quản cấp chúng ... [xem thêm]

Tiêm ngừa viêm gan B cho trẻ

(21)
Có nhiều cách tiêm ngừa viêm gan B khác nhau tuỳ từng nước. Dưới đây là khuyến cáo của CDC là cách tiêm ở Mĩ. Ở Việt Nam ngoài mũi viêm gan B sơ sinh thì ... [xem thêm]

Hướng dẫn điều trị tiêu chảy trẻ em cấp tại nhà

(60)
Đại đa số tiêu chảy cấp ở trẻ em là do siêu vi đường ruột, bệnh tự giới hạn trong vòng 1 tuần lễ, không bao giờ kéo dài quá 2 tuần. Điều trị tại ... [xem thêm]

Trẻ từ 6 tháng – dưới 12 tháng tuổi tiêm phòng những gì?

(93)
Phế cầu (Synfloryx): bé nào đã tiêm được 2 mũi lúc 2 tháng và 4 tháng thì tiêm mũi thứ 3 trong độ tuổi này tốt nhất là lúc 6 tháng. Bé nào chưa được tiêm ... [xem thêm]

Bệnh hen suyễn ở trẻ em

(39)
Bệnh hen suyễn ở trẻ em Hen phế quản (suyễn) là một vấn đề cần được quan tâm đúng mức. Thật vậy, đây chính là bệnh hô hấp mãn tính thường gặp ... [xem thêm]

Biếng ăn – Mất cảm giác ngon

(71)
Trẻ biếng ăn? Nhiều phụ huynh rất lo lắng khi con họ ăn không đủ, nhưng hầu hết trẻ em đều ăn những gì các bé cần để có năng lượng cho phát triển và ... [xem thêm]

Bổ sung DHA cho phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em?

(58)
DHA là gì? DHA là 1 acid béo chuỗi dài chưa bão hòa, là hợp chất không thể thiếu cấu tạo nên não và màng phospholipid của võng mạc. Nó thì được ưu tiên trong ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN