Về việc sử dụng Corticoid đường toàn thân trong điều trị viêm tiểu phế quản cấp

(4.12) - 93 đánh giá

Nghiên cứu về tác dụng corticoid trong viêm tiểu phế quản cấp

Đối với nhũ nhi và trẻ nhỏ khỏe mạnh trong đợt đầu của viêm tiểu phế quản cấp chúng tôi không khuyến cáo dùng corticoid đường toàn thân.

Mặc dù tác dụng kháng viêm của corticoid có thể làm giảm được hiện tượng tắc nghẽn đường thở do nó làm giảm sưng nề thành phế quản nhưng hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng nó có rất ít hiệu quả trong điều trị viêm tiểu phế quản.

Một phân tích meta vào năm 2003 đánh giá việc sử dụng corticoid đường toàn thân (uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch) trong điều trị viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em từ 0- 24 tháng cho thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ nhập viện, thời gian bị bệnh và các điểm số lâm sàng sau 12 giờ và tỉ lệ tái nhập viện cũng không thay đổi.

Liệu rằng corticoid có đem lại lợi ích cho phân nhóm trẻ nào đó bị viêm tiểu phế quản hay không thì cũng chưa rõ ràng. Một số bệnh nhân tới vì cơn khò khè đầu tiên trong đời và được chẩn đoán là viêm tiểu phế quản nhưng có thể đó lại là biểu hiện của cơn suyễn đầu tiên. Do đó những bệnh này có thể nhận được một chút lợi ích từ corticoid đường toàn thân. Mặc dù bệnh nhân suyễn có thể nhận được lợi ích từ corticoid uống nhưng những thử nghiệm ngẫu nhiên đã chứng minh corticoid đường uống không mang lại lợi ích với những bé bị khò khè do siêu vi thúc đẩy..

Một nghiên cứu quan sát 2479 trẻ em dưới 2 tuổi phải nhập viện vì viêm tiểu phế quản cấp và sau đó lại nhập viện vì hen suyễn, sự chỉ định corticoid trong suốt thời gian nằm viện vì viêm tiểu phế quản không cải thiện được kết quả.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/703243783206478?__tn__=K-R

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Kháng sinh gây béo phì ở trẻ em?

(42)
Kháng sinh là thuốc được kê toa phổ biến nhất ở trẻ em, tuy nhiên việc sử dụng chúng có thể mang lại những vấn đề ngoài ý muốn. Trong các vấn đề đó, ... [xem thêm]

Trật khớp háng bẩm sinh

(21)
Chênh lệch chiều dài hai chân. Nếp lằn mông, đùi, khoeo chân bên trật cao hơn bên lành. Khi gập 2 chân gối, khớp gối bên trật cao hơn. Bé lớn khi ngồi xổm ... [xem thêm]

Tiểu lắt nhắt ở trẻ em

(86)
Tiểu lắt nhắt là gì? Tiểu lắt nhắt được định nghĩa là trẻ đi tiểu rất nhiều lần, khoảng cách giữa các lần rất ngắn có khi cứ vài phút trẻ ... [xem thêm]

Có nên hạ sốt cho trẻ khi chưa kịp gặp bác sĩ?

(18)
Lướt qua vài trang mạng thấy có vài bài báo dẫn lời bác sĩ rằng: Không nên dùng hạ sốt trước khi được bác sĩ chẩn đoán ra bệnh. Và sốt cao co giật rất ... [xem thêm]

Sai lầm khi cho trẻ bú đêm

(65)
Sai lầm: ‘’Đánh thức con dậy ban đêm để cho bú‘’ Nhiều cha mẹ sợ con ngủ 1 mạch tới sáng thì sẽ bị đói, bị hạ đường huyết, sợ không lớn nên ... [xem thêm]

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

(44)
Trào ngược acid nghĩa là gì? Trào ngược acid (cũng được gọi là trào ngược dạ dày thực quản hay gọi đơn giản là trào ngược) là khi acid bình thường ở ... [xem thêm]

Các yếu tố nguy cơ của bệnh tay chân miệng nặng

(93)
Chúng tôi nghiên cứu các yếu tố nguy cơ liên quan với bệnh tay chân miệng( HFMD) nặng gây ra bởi virus đường ruột ( enterovirus) ở các bệnh nhân dưới 15 tuổi ... [xem thêm]

Rèn hành vi cho trẻ

(40)
Khó đấy – Hiện nay do nhiều việc quá mà phụ huynh không cò thì giờ chơi với các bé và không hiểu bé muốn gì, thật ra không mất nhiều thời gian đâu. Tùy ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN