Rách cơ

(4.39) - 77 đánh giá

Tìm hiểu chung

Rách cơ là gì?

Rách cơ là tình trạng chấn thương ở gân hoặc cơ bị kéo giãn quá mức, dẫn đến rách. Rách cơ là tình trạng rất nghiêm trọng, thường gặp ở các vận động viên.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng rách cơ là gì?

Các triệu chứng của rách cơ là đau nghiêm trọng và cơ sưng to hơn căng cơ. Rách cơ làm chảy máu bên trong, gây ra cục máu đông. Vì vậy, khi bị tình trạng này, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được lấy cục máu đông ra ngoài.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây rách cơ?

Nguyên nhân gây rách cơ là do vận động nặng và quá nhiều, dẫn đến đứt và rách các sợi cơ. Một nguyên nhân khác gây ra tình trạng này là do khởi động chưa kỹ trước khi chơi thể thao. Vì vậy, bạn hãy cố gắng làm ấm cơ thể trước khi chơi bất kỳ môn thể thao nào.

Chẩn đoán & Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán rách cơ?

Nhiều vết rách nhỏ có thể tự khỏi tại nhà, nhưng bạn cần đến gặp bác sĩ để được xác định mức độ nghiêm trọng của chấn thương.

Bác sĩ có thể khám vết thương và chỉ định các xét nghiệm khác như X-quang hoặc MRI để xác định mức độ rách cơ và loại trừ khả năng gãy xương.

Tùy thuộc vào mức độ chấn thương, bác sĩ có thể yêu cầu bạn đeo dây hoặc nẹp để cố định chi bị thương trong thời gian hồi phục.

Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tình trạng rách cơ của bạn có phải do một bệnh lý nào gây ra không. Nếu có, bạn cần phải được điều trị ngay lập tức. Các bệnh có thể gây ra rách cơ gồm:

  • Hội chứng chèn ép khoang. Nếu bạn bị đau nghiêm trọng, kèm theo cảm giác tê như kim châm, chi bị thương tái nhợt và bị siết chặt, bạn cần phải được cấp cứu ngay.
  • Đứt gân Achilles. Bạn có cảm giác đau ở dọc mu bàn chân, đặc biệt khi duỗi mắt cá chân. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ bó bột chân bị thương để gân có thời gian phục hồi.

Những phương pháp nào dùng để điều trị rách cơ?

Đối với các chấn thương nhẹ ở cơ, chăm sóc tại nhà có thể điều trị được tình trạng này, gồm:

  • Nghỉ ngơi. Bạn nên để cơ bị thương nghỉ ngơi trong một thời gian, tránh vận động nhiều. Nếu sau hai tuần nghỉ ngơi, bạn vẫn còn đau, hãy đến gặp bác sĩ.
  • Chườm lạnh. Bạn dùng túi vải chườm đá lên vết thương từ 15–20 phút, cách mỗi 2 giờ trong 2 ngày đầu sau khi chấn thương. Nhiệt lạnh sẽ giảm chảy máu, sưng và viêm.
  • Băng nén. Bạn có thể dùng băng thun để bảo vệ vết thương trong 48–72 giờ đầu. Lưu ý không nên băng quá chặt vì máu sẽ không lưu thông được.
  • Nâng cao chi bị thương. Bạn có thể nâng chi bị thương cao hơn mức tim để giảm sưng. Nếu không thể, bạn cố gắng nâng chi song song với mặt đất.
  • Tránh các yếu tố làm nặng thêm vết thương. Bạn tránh làm bất cứ điều gì làm trầm trọng thêm vết thương trong 72 giờ đầu, gồm:
    • Chườm nhiệt
    • Dùng cồn hoặc uống rượu bia. Rượu bia có thể làm tình trạng chảy máu nghiêm trọng hơn
    • Chạy nhảy
    • Xoa bóp vùng bị thương.

Bạn cũng có thể dùng các thuốc điều trị rách cơ nếu quá đau hoặc tình trạng nghiêm trọng hơn, gồm:

  • Acetaminophen. Acetaminophen được dùng trong 2 ngày đầu sau khi chấn thương vì nó không làm gia tăng chảy máu. Sau đó, bạn có thể dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen và naproxen.
  • Kem giảm đau kê toa. Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn một số loại kem kháng viêm không steroid để bôi lên vết thương nhằm giảm đau và sưng tại chỗ.
  • Nếu cơn đau nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau như codein. Tuy nhiên, thuốc này rất nguy hiểm, vì vậy bạn nên tuân theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Bạn cũng có thể tập vật lý trị liệu để giúp cơ bị rách nhanh hồi phục và khôi phục chức năng vận động.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Lối sống và chế độ sinh hoạt giúp hồi phục rách cơ

Mộ số mẹo sau đây có thể giúp hồi phục rách cơ như:

  • Uống từ 2–3 lít nước lọc mỗi ngày để loại bỏ độc tố
  • Bổ sung đủ dưỡng chất, đặc biệt là protein và sữa
  • Bổ sung vitamin C để cải thiện mô tổn thương và giảm viêm.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Căng cơ thắt lưng

(76)
Tìm hiểu chungCăng cơ thắt lưng là bệnh gì?Căng cơ thắt lưng là bệnh phổ biến nhất trong những chấn thương ở thắt lưng, trong đó cơ hoặc gân ở thắt ... [xem thêm]

Thiếu máu do thiếu vitamin

(27)
Tìm hiểu chungThiếu máu do thiếu vitamin là bệnh gì?Thiếu máu do thiếu vitamin là bệnh gây ra do thiếu một số vitamin cần thiết hoặc chất được sử dụng để ... [xem thêm]

Chốc lở

(20)
Nếu con bạn có các vết loét đỏ, đặc biệt là ở quanh mũi và miệng, trẻ có thể bị chốc lở. Đây là một tình trạng nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra và ... [xem thêm]

Phù bạch mạch (phù mạch bạch huyết)

(45)
Tìm hiểu về bệnh phù mạch trên Chúng tôi sẽ cho bạn biết về triệu chứng, nguyên nhân, nguy cơ và cách điều trị bệnh hiệu quả.Tìm hiểu chungPhù bạch ... [xem thêm]

Thoát vị rốn

(36)
Thoát vị rốn ở trẻ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một tình trạng phổ biến, nhưng bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn. Vậy bệnh thoát vị rốn là ... [xem thêm]

Loét tá tràng

(42)
Tá tràng là phần đầu của ruột non, bộ phận đảm đương trách nhiệm tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa diễn ra. Nhiệm vụ của tá tràng là điều tiết ... [xem thêm]

Trễ kinh (chậm kinh): Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

(42)
Trễ kinh (chậm kinh) là một vấn đề mà chị em không nên xem nhẹ. Hãy tham khảo bài viết sau của Hello Bacsi để hiểu rõ hơn về vấn đề này.Tìm hiểu ... [xem thêm]

Ung thư biểu mô tế bào vảy

(49)
Tìm hiểu chungUng thư biểu mô tế bào vảy là gì?Ung thư biểu mô tế bào vảy là sự tăng trưởng mất kiểm soát của các tế bào bất thường, phát sinh trong ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN