Bổ sung DHA cho phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em?

(3.96) - 58 đánh giá

DHA là gì?

DHA là 1 acid béo chuỗi dài chưa bão hòa, là hợp chất không thể thiếu cấu tạo nên não và màng phospholipid của võng mạc. Nó thì được ưu tiên trong việc kết hợp vào não và võng mạc nhằm phát triển nhanh trong các bộ phận này trong 3 tháng cuối thai kì và 6 tháng đầu tiên của cuộc sống cùng với sự tích lũy liên tục trong suốt thời thơ ấu.

Với trẻ sinh non, chúng bỏ lỡ hầu hết hoặc gần 1/3 giai đoạn 3 tháng cuối để tích lũy các acid béo chuỗi dài chưa bão hòa trong đó có DHA. Sữa mẹ cũng cấp 1 lượng DHA thấp hơn nhu cầu để có thể so với giai đoạn trong tử cung là 50 mg/ngày.

Lợi ích của việc bổ sung các acid béo chuỗi dài chưa bão hòa

Các dữ liệu tổng hợp đã đưa ra kết luận về lợi ích của việc bổ sung các acid béo chuỗi dài chưa bão hòa cho cả trẻ sinh non và sinh đủ tháng:

  • Các bằng chứng hạn chế cho thấy rằng những trẻ bú mẹ so với trẻ bú sữa công thức thì có điểm số cao hơn trong test về khả năng nhận thức (3 – 5 điểm). Mặc dù cơ chế thì chưa rõ ràng nhưng các giả thuyết cho rằng có lẽ liên quan tới hàm lượng DHA trong sữa mẹ cao hơn sữa bò. Những trẻ sinh non thì đặc biệt dễ bị tổn thương do bị thiếu hụt DHA do chúng không được tích lũy đầy đủ trong quý thứ 3 của thai kì. Đối với trẻ non tháng sữa mẹ cung cấp ít DHA hơn so với nhu cầu tích lũy.
  • Các thử nghiệm lâm sàng về việc bổ sung các acid béo chuỗi dài chưa bão hòa cho trẻ non tháng và đủ tháng không đưa ra được kết luận chung vì kết quả khác nhau. Một tổng quan nghiên cứu chỉ ra rằng có thể có lợi ích khiêm tốn trong việc cải thiện thị lực. Một vài tổng quan hệ thống khác lại không chỉ ra được lợi ích về mặt cải thiện nhận thức, tuy nhiên có 1 thử nghiệm ngẫu nhiên lớn chỉ rằng rằng có sự cải thiện về khả năng nhận thức đối với các bé gái sau 18 tháng theo dõi và không có sự khác biệt nào về sự phát triển khả năng ngôn ngữ, hành vi ở lứa tuổi từ 2 – 5 tuổi. KHÔNG CÓ TÁC DỤNG PHỤ BẤT LỢI NÀO CŨNG NHƯ KHÔNG CÓ TÁC ĐỘNG TỔNG THỂ NÀO LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐƯỢC BÁO CÁO KHI BỔ SUNG OMEGA.
  • Tương tự như vậy, có 1 vài thử nghiệm về việc bổ sung omega cho trẻ đẻ non thấy rằng không có hoặc rất khiêm tốn sự cải thiện khả năng nhận thức

Lợi ích của việc bổ sung omega 3

Mặc dầu còn ít các bằng chứng về lợi ích của việc bổ sung omega 3, nhưng cũng đã có các bằng chứng khá tốt chứng mình rằng việc cung cấp chúng thì an toàn mà không gây ra tác dụng bất lợi nào lên sự tăng trưởng của trẻ. Do vậy, chúng tôi sử dụng các tiếp cận lâm sàng như sau:

  • Chúng tôi gợi ý phụ nữ có thai và cho con bú nên tiêu thụ mỗi tuần 1 – 3 bữa thực phẩm từ biển giàu omega – 3 mà có chứa hàm lượng thủy ngân thấp. Hoặc tiêu thụ các sản phẩm khác có chứa omega – 3 với hàm lượng DHA tối thiểu 200 mg/ngày (mức độ bằng chứng 2C). Mục tiêu này để giúp thai nhi và trẻ nhỏ tích lũy được đầy đủ các acid béo thiết yếu
  • Chúng tôi khuyến nghị tất cả trẻ nhỏ nên được bú sữa mẹ để đem lại lợi ích sức khỏe tối ưu (mức độ 1A), nếu không thể nuôi con bằng sữa mẹ thì chúng tôi khuyến khích dùng sữa hiến tặng của người khác hơn là dùng sữa bột nếu nguồn hiến đó đảm bảo an toàn (2B).
  • Đối với trẻ bú sữa công thức, vẫn chưa chắc chắn về hàm lượng DHA tối ưu cho trẻ là bao nhiêu, bạn nên đọc kĩ thành phần trên mỗi loại sữa. Nếu có nhu cầu bổ sung các acid béo không no thiết yếu (omega 3) hãy tham vấn bác sĩ nhi khoa trước khi sử dụng.

Tài liệu tham khảo

  • Uptodate, n-3 long-chain polyunsaturated fatty acids (LCPUFA) for preterm and term infants, This topic last updated: May 08, 2017.
  • https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/653383364859187
  • Biên dịch - Hiệu đính

    Quản lý sưu tầm
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Tiêm vaccine cần lưu ý

    (58)
    Trên thị trường có nhiều loại vaccine khác nhau, đường tiêm cũng khác nhau, một số lưu ý về tiêm vaccine: Các loại vaccine Vaccine sống giảm độc lực – là ... [xem thêm]

    Ho kéo dài

    (40)
    Ho kéo dài được định nghĩa là ho dai dẳng không thuyên giảm kéo dài quá 4 tuần lễ liên tục. Ẩn dưới triệu chứng ho kéo dài có nhiều thứ bệnh. Một cách ... [xem thêm]

    Rèn hành vi cho trẻ

    (40)
    Khó đấy – Hiện nay do nhiều việc quá mà phụ huynh không cò thì giờ chơi với các bé và không hiểu bé muốn gì, thật ra không mất nhiều thời gian đâu. Tùy ... [xem thêm]

    Nhọt cạnh hậu môn, rò hậu môn

    (97)
    Bệnh cũng hay gặp ở trẻ dưới 1 tuổi Dễ phát hiện: thấy sưng cạnh hậu môn làm bé đâu và đôi khi tự vỡ mủ Nếu là nhọt không tự vỡ thường là phải ... [xem thêm]

    Dùng kháng sinh có tăng nguy cơ gây hen suyễn cho trẻ?

    (60)
    Câu hỏi Chào anh chị.gần đây em có đọc được thông tin dùng kháng sinh gây tăng nguy cơ hen suyễn cho trẻ? Em rất mong anh chị giải đáp vì không có nguồn tin ... [xem thêm]

    Đầu to và thóp chưa lên có đáng lo ngại?

    (57)
    Một số phụ huynh thấy đầu bé “hơi to” hay khám bác sĩ nói đầu to đâm ra lo lắng. Một số phụ huynh thấy thóp rộng thóp chưa đóng cũng lo. Nhìn và sờ ... [xem thêm]

    Phân biệt men vi sinh và men tiêu hóa

    (98)
    Không chỉ các phụ huynh thậm chí 1 số bác sĩ cũng hay lẫn lộn men vi sinh và men tiêu hoá. Sau đây là 3 khái niệm dễ hiểu giúp bạn phân biệt và 1 số ví dụ ... [xem thêm]

    Khi trẻ bị ho

    (34)
    Trẻ thì thế nào cũng bị ho, nhiều khi 1 năm vài lần, 3-4 tuổi mới bớt Ho có thể do họng, do mũi, do phế quản, do tiểu phế quản, do phổi, do trào ngược… ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN