Tiêm ngừa viêm gan B cho trẻ

(3.51) - 21 đánh giá

Có nhiều cách tiêm ngừa viêm gan B khác nhau tuỳ từng nước. Dưới đây là khuyến cáo của CDC là cách tiêm ở Mĩ. Ở Việt Nam ngoài mũi viêm gan B sơ sinh thì tiêm 3 mũi 5 trong 1 (quinvaxem) trong đó có VGB vào các tháng thứ 2,3,4 nên lịch sẽ khác với bên Mĩ.

Trẻ mới sinh

  • Chỉ định 1 liều đơn vaccin viêm gan B cho tất cả trẻ mới sinh trước khi xuất viện.
  • Với trẻ có bà mẹ mang HBsAg ( + ), chỉ định 1 liều đơn vaccin viêm gan B và 0.5 ml Globulin miễn dịch viêm gan B ( HBIG ) trong vòng 12 giờ đầu sau sanh. Những đứa trẻ này nên được xét nghiệm HBsAg và anti- HBs khi trẻ được 9 – 12 tháng tuổi ( tốt hơn cả là vào lần khám định kì tiếp theo ) hoặc là 1-2 tháng sau khi hoàn thành các mũi tiêm vaccin viêm gan B nếu lịch chủng ngừa của bé bị chậm trễ. ( nguồn : DCD).
  • Nếu tình trạng HBsAg của bà mẹ không được biết, trong vòng 12 giờ đầu sau sanh thì tiêm vaccin viêm gan B cho trẻ ở bất kì cân nặng nào. . Đối với trẻ có cân nặng < 2000 g, chỉ định thêm 1 mũi HBIG trong vòng 12 giờ sau sanh. Nên làm xét nghiệm HBsAg cho bà mẹ càng sớm càng tốt. Nếu bà mẹ có HBsAg( + ) thì tiêm 1 mũi HBIG cho trẻ từ 2 kí trở lên càng sớm càng tốt, nhưng không quá 7 ngày tuổi.

Các liều sau đó

  • Liều thứ 2 nên được chỉ định vào lúc 1-2 tháng tuổi. Nếu trẻ dưới 6 tuần thì nên dùng vaccin VGB dạng đơn liều.
  • Những trẻ mà không được tiêm liều sau sinh thì cần được nhận 3 liều 1 loại vaccin chứa thành phần VGB theo lịch 0, 1 tới 2 tháng và 6 tháng , nên bắt đầu sớm nhất có thể.
  • Chỉ định liều thứ hai 1-2 tháng sau liều thứ nhất ( khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều là 4 tuần ) chỉ định liều thứ 3 sau liều thứ 2 ít nhất 8 tuần và liều thứ 3 phải sau liều thứ nhất ít nhất 16 tuần. Liều cuối cùng ( thứ 3 hoặc thứ 4 ) của vaccin VGB không nên chỉ định trước khi bé được 24 tuần.
  • Chỉ định tổng cộng 4 liều vaccin Viêm gan B cũng được cho phép khi dùng vaccin dạng phối hợp (trong đó có thành phần VGB ) cho trẻ sau sinh.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/503443026519889

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chăm sóc rốn lúc mới sinh

(10)
Chăm sóc rốn lúc mới sinh thì nhớ là rửa cả chân rốn chứ không quẹt quẹt bên ngoài, dùng cồn 70 độ rửa (cồn 90 độ thì chỉ để nướng khô mực thôi) ... [xem thêm]

Tại sao hen vẫn giết người và chúng ta cần làm gì?

(86)
Hồi chuông cảnh báo “Why asthma still kills” [1] là báo cáo của National Review of Asthma Deaths (NRAD) ấn bản tháng 5-2014. Đây là một cuộc điều tra bí ... [xem thêm]

Hướng dẫn điều trị tiêu chảy trẻ em cấp tại nhà

(60)
Đại đa số tiêu chảy cấp ở trẻ em là do siêu vi đường ruột, bệnh tự giới hạn trong vòng 1 tuần lễ, không bao giờ kéo dài quá 2 tuần. Điều trị tại ... [xem thêm]

Bé có cần bú đêm không?

(29)
Mới sinh thì bú ít nhất ngày 8 lần Khi bé lớn dần thường là gần 6 tháng bé có thể chỉ bú ngày là đủ và đêm ngủ nguyên giấc Có bé gần 2 tháng đã làm ... [xem thêm]

Mẹ cho con bú nên uống thuốc thế nào ?

(29)
Mẹ uống thuốc thì khi cần hãy uống, vì người lớn bệnh có khi lướt qua được nhưng bệnh quá mà không uống thì làm sao có sức chăm con Khi dùng thuốc có ... [xem thêm]

Phân của bé khi nào đáng lo

(24)
Phân của trẻ Bé dưới 6 tháng hay còn bú: có bé đi sẹt sẹt ngày vài lần, có bé 2, 3 ngày mới đi cầu. Không nên hoảng hốt khi bé đỏ mặt, nhăn nhó, càu ... [xem thêm]

Viêm phổi

(71)
Đại cương Viêm phổi và một trong những nguyên nhân hàng đầu đưa đến nhập viện và tử vong ở trẻ em bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Trẻ dưới 5 tuổi ... [xem thêm]

Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ

(20)
Viêm tiểu phế quản là gì? Viêm tiểu phế quản là tình trạng nhiễm trùng các ống dẫn khí nhỏ trong phổi. Khi những ống này bị viêm, chúng trở nên phù nề ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN