Hướng dẫn điều trị tiêu chảy trẻ em cấp tại nhà

(4.14) - 60 đánh giá

Đại đa số tiêu chảy cấp ở trẻ em là do siêu vi đường ruột, bệnh tự giới hạn trong vòng 1 tuần lễ, không bao giờ kéo dài quá 2 tuần. Điều trị tại nhà là chủ yếu, hiếm khi cần nhập viện.

Nhận diện tiêu chảy cấp do siêu vi

Tiêu chảy cấp do siêu vi thường diễn biến điển hình như sau:

  • Đầu tiên trẻ có nôn, nôn nhiều khoảng nửa ngày. Giai đoạn này trẻ có vẻ rất mệt, mặt tái xanh, lả người sau mỗi lần nôn.
  • Tiếp theo xuất hiện đi phân nước, không có máu, khi tiêu chảy xuất hiện thì nôn cũng giảm hoặc hết. Tiêu chảy nhiều trong 3-4 ngày đầu tiên, có khi đến chục lần/ ngày. Sau đó giảm dần về số lượng nước trong phân, số lần đi và thường tự khỏi sau 1 tuần lễ.

Trong suốt thời gian bị bệnh nhìn chung tổng trạng của trẻ khá tốt, em bé vẫn tỉnh táo chơi được với điều kiện bù nước đầy đủ.

Các triệu chứng khác: sốt có thể nhẹ hay cao, có thể có biểu hiện viêm long hô hấp trên.

Ngày nay trẻ được uống vaccine Rotavirus đầy đủ, nên diễn biến bệnh có thể không điển hình như trên, ở các thành phố lớn bệnh thường nhẹ nhàng hơn mô tả ở trên.

Điều trị như thế nào?

Điều trị quan trọng số 1 đó là bù nước. Các điều trị khác chỉ là bổ sung.

Bù nước

Nước được ưu tiên: oresol hiện tại chúng ta sử dụng gói oresol áp lực thẩm thấu thấp. 1 gói pha đúng vào 200 ml nước sôi để nguội, không pha đặc, không pha loãng. Uống oresol sau mỗi lần tiêu chảy, uống từng chút một (từng muỗng, từng ngụm nhỏ) cho đến khi nào trẻ từ chối thì ngưng, không nên ép.

Nước Oresol có vị lợ, đa số trẻ không thích uống nếu trẻ không quá khát. Nước dừa là một lựa chọn thay thế tốt, tiếp theo là nước lọc.

Không uống nước ngọt công nghiệp. Nước trái cây khác cũng có thể uống nhưng nên hạn chế đặc biệt những loại có nhiều vitamin C.

Việc bù nước được thực hiện xuyên suốt quá trình bệnh từ khi trẻ nôn đên khi phân tốt lên.

Men vi sinh

Men vi sinh là các vi sinh vật có lợi cho đường ruột, khi bổ sung sớm có thể rút ngắn thời gian tiêu chảy được 1 ngày so với không bổ sung. Do vậy quyết định dùng men vi sinh hay không phụ thuộc vào mỗi gia đình. Men vi sinh không có hại thêm nên tôi nghĩ nếu trẻ chịu uống thì nên bổ sung, dù lợi ích không nhiều như mong đợi.

Tôi gợi ý 2 loại men vi sinh hiện có trên thị trường Việt Nam được đánh giá cao nhất:

  • Nấm men Saccharomyces Bouladii (tên thương mại: normagut, Bioflora) liều 500- 750 mg/ ngày chia 2 lần uống
  • Bacillus cllausi (enterogeminal) 2-3 ống/ ngày

2 loại này có thể pha vào sữa hay nước cho trẻ uống, thời gian dùng 7- 10 ngày

Thuốc giảm tiết nước đường ruột.

Tương tự như men vi sinh, thuốc không có hiệu quả nhiều, tác dụng của nó là làm giảm lượng nước trong phân. Ví dụ bãi phân 10 phần nước thì nếu uống còn 8-9 phần. do đó làm giảm được nguy cơ mất nước. Ưu điểm của thuốc là an toàn, dễ uống, hầu như không có tác dụng phụ. Do vậy nếu có điều kiện và trẻ chịu uống thì tôi khuyên phụ huynh nên dùng.

Tên thương mại của thuốc là HIDRASEC gói 10, 30 mg. Cách dùng: 1,5 mg/ kg/ lần, 3 lần / ngày

Thuốc này muốn có hiệu quả thì phải dùng sớm ngay từ ngày đầu trong giai đoạn phân nhiều nước. Chuyển sang giai đoạn đi nhiều lần mỗi lần 1 ít phân thì thuốc không hiệu quả lắm

Thuốc hấp phụ

Ví dụ Diosmectic (smecta) cũng có thể dùng vì đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả. Thuốc này nên dùng trong giai đoạn sau: trẻ đi tiêu nhiều lần, nhưng mỗi lần chỉ một chút phân. Không nên dùng nếu phân có máu,trẻ sốt cao.

Kẽm

Kẽm không phải là ưu tiên với nhưng trẻ em nhà có kinh tế, ăn uống đa dạng, ăn thịt cá tốt. Kẽm có ý nghĩa với trẻ em các nước nghèo nơi không có thịt mà ăn. Hoặc trẻ suy dinh dưỡng. đối với những trẻ này kẽm rất có ích giúp rút ngắn thời gian bị bệnh và mức độ bệnh. Tuy nhiên khi uống kẽm lại làm tăng nguy cơ nôn ói.

Cách dùng:

  • Kẽm viên hoặc bột. Hạn chế dùng loại siro.
  • Liều: dưới 6 tháng 10 mg/ ngày
  • Trên 6 tháng 20 mg/ ngày
  • Chia 2 lần uống

Chống nôn

Triệu chứng đáng sợ nhất trong bệnh này đó là nôn nhiều ở giai đoạn đầu. các hiệp hội tiêu hóa thống nhất cân nhắc dùng thuốc chống nôn odansetron (prezinton) liều duy nhất 0.15 mg/kg (uống hoặc tiêm). Thuốc này làm giảm được nguy cơ mất nước và nhập viện.

Các thuốc không nên dùng

– Các thuốc chống nôn khác bao gồm Domperidone (motilium…), Metochlopramide (primperam), Dimenhydramine (dimedrol), Promethazine (phenergan), Dexamethasone.. không được khuyến cáo dùng trong bệnh này

– Thuốc làm giảm nhu động ruột: loperamide (Imodium), nospa…

Ăn gì và uống gì?

Ăn tất cả những gì bé muốn, trừ fast food, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ và những loại thức ăn quá ngọt (nhiều đường).

Uống: oresol, nước dừa, nước lọc, nước trái cây khác (ít)

Sữa: vẫn tiếp tục uống sữa như cũ, không cần pha loãng, không cần đổi sữa tiêu chảy. Các loại sữa dành cho trẻ tiêu chảy có chỉ định khi

  • Tiêu chảy kéo dài (quá 14 ngày)
  • Tiêu chảy nặng và có bằng chứng của hiện tượng không dung nạp lactose thứ phát.

Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Ăn thêm một bữa trong 2 tuần tiếp theo sau khi trẻ hết bệnh để lấy lại cân nặng đã mất

Chăm sóc hậu môn

Chỉ nên dội nước nhẹ nhàng và thấm khô hậu môn, thoa kem có OXIDE kẽm để tránh hăm da quanh hậu môn.

Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

  • Sốt cao
  • Khát nước dữ dội
  • Lừ đừ, không uống được
  • Phân có máu
  • Quá 3 ngày phân không cải thiện
  • Không đi tiểu trong vòng 4-6 tiếng liền

Lưu ý: Nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi trước khi điều trị, kiến thức trong bài chỉ đúng với đa số trường hợp, bệnh tật có nhiều chiều hướng diễn biến khác nhau, kiến thức y khoa sẽ thay đổi mỗi ngày.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/700921253438731?__tn__=K-R

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hen có chữa khỏi được không?

(21)
Cho đến nay hen phế quản không thể chữa khỏi hoàn toàn vì nguyên nhân sâu xa của nó nằm trong gene, là cơ địa sẵn có trời sinh hoặc bố mẹ truyền cho, không ... [xem thêm]

Khi nào mới gọi là chậm mọc răng?

(97)
Khi nào mới gọi là chậm mọc răng? Mỗi răng có một giới hạn thời gian nhất định để mọc (giới hạn trên và dưới). Nếu quá 6 tháng so với giới hạn ... [xem thêm]

Ho kéo dài

(40)
Ho kéo dài được định nghĩa là ho dai dẳng không thuyên giảm kéo dài quá 4 tuần lễ liên tục. Ẩn dưới triệu chứng ho kéo dài có nhiều thứ bệnh. Một cách ... [xem thêm]

Bổ sung DHA cho phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em?

(58)
DHA là gì? DHA là 1 acid béo chuỗi dài chưa bão hòa, là hợp chất không thể thiếu cấu tạo nên não và màng phospholipid của võng mạc. Nó thì được ưu tiên trong ... [xem thêm]

Nhi Khoa và COVID

(23)
Lời cảm ơn: Quyển sách này sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ tận tình của Andrea Groth (Helios Klinikum Krefeld). Chúng tôi xin chân thành cảm ơn ... [xem thêm]

Khử mùi sữa mẹ khi trữ đông

(10)
Sữa sau khi vắt để đông rồi rã đông sẽ có mùi xà phòng, do 1 số phản ứng xảy ra nhưng không có hại cho bé. Nếu bé vẫn chịu bú thì mẹ cứ cho bú. Nếu ... [xem thêm]

Sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm trong nhi khoa

(31)
Các kháng sinh hiện nay trên thị trường đa phần là các kháng sinh phổ rộng, nghĩa là nó có thể trị được chứng nhiễm khuẩn ở nhiều nơi, nhiều vi khuẩn ... [xem thêm]

Đặc tính của con hư

(39)
Đặc tính con hư Làm “vua” hằng ngày. Trưởng thành giả tạo. Luôn đổ lỗi chi người khác. Thường được cha mẹ đánh giá cao. Được cha mẹ thỏa mãn mọi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN