Trẻ biếng ăn?
Nhiều phụ huynh rất lo lắng khi con họ ăn không đủ, nhưng hầu hết trẻ em đều ăn những gì các bé cần để có năng lượng cho phát triển và vui chơi. Cũng như người lớn, cảm giác ngon miệng của trẻ thay đổi là hoàn toàn bình thường. Ngày hôm trước bé còn đòi thêm một suất ăn nữa nhưng ngày hôm sau lại ngoảnh mặt đi.
Cha mẹ của các trẻ mới chập chững cần ghi nhớ điều này: Sau giai đoạn phát triển nhanh trong năm đầu đời, tốc độ phát triển của con bạn sẽ chậm lại. Điều này đôi khi được thể hiện rất rõ qua việc giảm cảm giác thèm ăn của bé.
Một bé 2 tuổi có thể đột nhiên từ chối tất cả các thức ăn có một màu nào đó, hoặc khăng khăng chỉ đòi các thức ăn trên đĩa. Nhưng khi cha mẹ chiều lòng, chúng nhanh chóng học được rằng thức ăn có thể được sử dụng để vòi vĩnh theo ý chúng. Nếu cha mẹ vượt qua được những ý thích bất chợt này thì cuối cùng các bé cũng sẽ mất hứng trong việc sử dụng thức ăn để làm nũng.
Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Miễn là được tiếp cận với thức ăn đủ dinh dưỡng, các bé sẽ không để cho mình chết đói và hiếm khi giảm cân. Tuy nhiên một trẻ lớn hay ở lứa tuổi thiếu niên bị chán ăn tâm thần (luôn cho là mình mập, nên cố gắng bỏ ăn để giảm cân trong khi thực tế các trẻ không mập)- trường hợp này cần đi khám.
Bạn nên tới gặp bác sĩ nhi nếu: con bạn bị sụt kí,hoặc không tăng cân trong suốt 3-4 tháng liên tục.
Chú ý: Không nên cho trẻ uống nước ép trái cây nếu trẻ dưới 12 tháng tuổi, nếu con bạn bị bón hay cần nước ép trái cây để tăng hấp thụ sắt thì số lượng cũng hạn chế – nên hỏi thêm bác sĩ nhi khoa. Trẻ từ 1-6 tuổi không nên uống hơn 120-180 mL nước ép trái cây mỗi ngày, hãy đảm bảo trẻ không bị no do nước ép. Những bé uống quá nhiều sữa (tức là hơn 750-800ml/ ngày) có thể mất cảm giác thèm ăn. Kết quả là chế độ ăn của các bé sẽ bị mất cân đối và thiếu dinh dưỡng. Thậm chí gây thiếu máu thiếu sắt và tăng nặng tình trạng táo bón.
Vậy làm sao để rèn luyện thói quen ăn tốt?
Thói quen ăn tốt được thiết lập từ những tháng ngày đầu đời và trở thành khuôn mẫu cho cả đời. Nhiều người lớn hiện tại đang phải lãnh chịu hậu quả của việc khi nhỏ bị ép phải ăn hết sạch khẩu phần khi họ không đói hay được cho đồ ăn ngon khi hành xử ngoan ngoãn. Cách làm đó dạy cho trẻ ăn vì những lý do khác chứ không phải vì đói.
Điều tốt nhất bạn có thể làm là cứ tin vào bản năng của con mình. Khi được tự mình quyết định trẻ sẽ ăn đúng lượng mình cần để duy trì nguồn dự trữ năng lượng cho cơ thể. Khuyến khích tính độc lập sơ khai của trẻ – và để ý đến những gì bé bẩm sinh đã thích và không thích – bằng cách đảm bảo rằng bé có một tập hợp vừa đủ các thức ăn có lợi cho sức khỏe để lựa chọn. Cha mẹ cũng nên nêu gương thói quen ăn uống tốt. Trẻ biết mình cần bao nhiêu, nhiệm vụ của bạn là cung cấp thức ăn tốt lành cho trẻ mỗi ngày.
Tài liệu tham khảo
https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/806935499503972