Vết ong chích

(3.58) - 95 đánh giá

Bị ong chích hoặc đốt là một tai nạn thường gặp trong cuộc sống. Vết thương thường sưng nhức, khó chịu nhưng có thể được khắc phục bằng một số biện pháp sơ cứu đơn giản tại nhà. Tuy vậy, đôi khi bị ong đốt vẫn có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm hơn.

Tìm hiểu chung

Vết ong chích trông như thế nào?

Vết thương do ong chích thường nhanh chóng trở nên sưng tấy rõ ràng, đau nhức và có cảm giác ngứa râm ran xung quanh. Mặc dù chúng thường không quá nghiêm trọng nhưng bạn vẫn có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu:

  • Bạn bị ong đốt nhiều lần
  • Loại ong chích bạn có nọc độc

Lúc này, cơ thể sẽ có những phản ứng dị ứng nghiêm trọng đòi hỏi phải điều trị khẩn cấp.

Triệu chứng thường gặp

Người bị ong chích có những triệu chứng, dấu hiệu nào?

Ong chích có thể gây ra các phản ứng khác nhau, từ đau tạm thời và khó chịu đến phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Không phải tất cả các lần bị ong chích bạn đều có các phản ứng dị ứng.

Phản ứng nhẹ

Các triệu chứng do ong chích thường nhẹ như:

  • Ngay lập tức có cảm giác đau bỏng rát tại vết chích
  • Xuất hiện một lằn đỏ xung quanh vết chích
  • Sưng tấy nhẹ xung quanh vết chích. Cơn sưng và đau hầu như biến mất trong vòng một vài giờ.

Phản ứng trung bình

Một số người bị ong hoặc côn trùng khác đốt có phản ứng mạnh hơn, với những dấu hiệu và triệu chứng như:

  • Đỏ rực ở vết chích
  • Sưng tấy ở vết chích và lan rộng hơn sau 1-2 ngày

Các phản ứng trung bình thường hết trong khoảng từ 5-10 ngày. Một số người xuất hiện các phản ứng giống nhau mỗi khi bị ong chích. Nếu điều này xảy ra với bạn, hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị và phòng ngừa, đặc biệt là nếu các phản ứng trở nên nghiêm trọng hơn mỗi lần bị chích.

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng

Một phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ) do ong chích có khả năng đe dọa đến tính mạng của bạn và cần phải điều trị cấp cứu. Tỉ lệ những người bị ong hoặc côn trùng khác cắn nhanh chóng xuất hiện sốc phản vệ là rất nhỏ. Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm:

  • Phản ứng ở da, bao gồm phát ban, ngứa và da ửng đỏ hoặc tái nhợt
  • Khó thở
  • Cổ họng và lưỡi sưng phồng
  • Mạch đập nhanh và yếu
  • Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Mất ý thức

Khoảng 30-60% những người bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng do ong đốt có nguy cơ bị sốc phản vệ trong những lần bị ong chích sau này. Hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dị ứng về các biện pháp phòng ngừa như liệu pháp miễn dịch ( “chích ngừa dị ứng”) để tránh các phản ứng tương tự trong trường hợp bạn bị ong hay côn trùng đốt sau này.

Nhiều ong chích cùng lúc

Nói chung, các loại côn trùng như ong và ong vò vẽ không hung dữ và chỉ chích để tự vệ. Hầu hết các trường hợp, chỉ có một hoặc vài vết đốt. Tuy nhiên một số trường hợp, do phá tổ ong hoặc bầy ong nên người đó bị rất nhiều vết đốt. Một số loại ong – như ong mật Africanized – có xu hướng tụ lại thành bầy và đốt theo bầy hơn các loài khác.

Nếu bạn bị hơn một chục vết đốt, nọc độc của ong được tích tụ có thể gây ra phản ứng độc hại và làm cho bạn cảm thấy khá mệt. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy
  • Nhức đầu
  • Cảm giác quay cuồng (hoa mắt)
  • Co giật
  • Sốt
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu.
Đôi khi, đau đầu cũng có nguy cơ cảnh báo bạn đang bị suy tuyến thượng thận cấp.

Nhiều vết đốt ở trẻ nhỏ, người già và những người có vấn đề về tim hoặc hô hấp có thể cần cấp cứu ngay.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp ong chích không cần gặp bác sĩ. Trong những trường hợp nặng hơn, bạn cần phải đi cấp cứu ngay.

Bạn nên đến bệnh viện nếu gặp phản ứng nghiêm trọng do ong đốt, thậm chí chỉ có một hoặc hai dấu hiệu hoặc triệu chứng của sốc phản vệ.

Bạn cần đi cấp cứu ngay nếu bạn bị đàn ong vây đốt hoặc có nhiều vết đốt.

Bạn cũng cần gặp bác sĩ nếu:

  • Các triệu chứng do ong đốt không hết trong vòng một vài ngày
  • Bạn đã từng có các triệu chứng của phản ứng dị ứng do ong đốt.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây vết ong chích?

Khi đốt, ong đâm ngòi có ngạnh vào da. Ong chích nọc độc có chứa các protein ảnh hưởng đến các tế bào da và hệ thống miễn dịch, gây đau và sưng xung quanh vết chích. Ở những người bị dị ứng ong chích, nọc độc có thể kích hoạt một phản ứng miễn dịch nghiêm trọng.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị ong chích?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ bị ong chích như:

  • Bạn đang sống trong khu vực ong hoạt động mạnh hoặc có các tổ ong lân cận
  • Bạn thường xuyên hoạt động ngoài trời do yếu tố công việc hay sở thích.

Bạn có nhiều nguy cơ bị phản ứng dị ứng do ong chích nếu đã bị phản ứng dị ứng do ong đốt trước đây, thậm chí là bị nhẹ.

Người lớn thường có phản ứng dị ứng nặng hơn so với trẻ em và có nhiều khả năng tử vong do sốc phản vệ hơn trẻ em.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán vết ong chích?

Nếu đã từng có phản ứng do bị ong chích, bạn có thể bị dị ứng với nọc độc của ong, bác sĩ có thể đề nghị một hoặc cả hai xét nghiệm sau:

  • Kiểm tra da. Trong thử nghiệm da, một lượng nhỏ chiết xuất từ chất gây dị ứng (trong trường hợp này là nọc độc của ong) được tiêm vào da vùng cánh tay hoặc lưng trên. Thử nghiệm này an toàn và không gây phản ứng nghiêm trọng. Nếu bạn bị dị ứng với ong chích, bạn sẽ có một vết sưng tấy trên da tại chỗ tiêm.
  • Xét nghiệm máu tìm phản ứng dị ứng. Xét nghiệm máu có thể đo lường phản ứng của hệ miễn dịch với nọc độc của ong bằng cách đo lượng kháng thể gây dị ứng trong máu của bạn. Một mẫu máu sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm y tế, để kiểm tra bằng chứng về độ nhạy cảm với các yếu tố có thể gây dị ứng.

Kiểm tra da dị ứng và xét nghiệm máu dị ứng thường được sử dụng cùng nhau để chẩn đoán dị ứng do côn trùng. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra bạn có bị dị ứng với ong vằn vàng, ong bắp cày và ong vò vẽ, chúng có thể gây ra các phản ứng dị ứng tương tự.

Bị ong chích ngứa phải làm sao?

Hầu hết các vết côn trùng đốt đối với người không bị dị ứng chỉ cần chăm sóc sơ cứu tại nhà là đủ. Bạn có thể tránh bị côn trùng đốt bằng cách mặc quần áo bảo hộ, sử dụng thuốc chống côn trùng và tránh xa khu vực có nhiều côn trùng.

Dưới đây là các bước bạn cần thực hiện khi người bị dị ứng do côn trùng cắn:

  • Lấy ngòi đốt ra ngay lập tức. Một số chuyên gia khuyên dùng miếng thẻ như thẻ tín dụng cạo ngòi đốt ra.
  • Áp lạnh vết chích có thể làm nhẹ sưng đau. Chườm đá trong 20 phút mỗi giờ nếu cần. Quấn đá lạnh trong một chiếc khăn hoặc để một miếng vải giữa đá và da để tránh cho da bị bỏng lạnh.
  • Rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch

Người bị ong đốt có cần bôi hoặc uống thuốc gì không?

Thuốc giảm đau và chống dị ứng đôi khi sẽ cần thiết để làm giảm sự khó chịu do vết ong chích đem lại. Nếu chưa biết bị ong đốt uống hoặc bôi thuốc gì, bạn có thể tham khảo một số loại dưới đây:

  • Thuốc kháng histamin như diphenhydramine, nonsedating hoặc loratadin giúp giảm ngứa và sưng
  • Acetaminophen (paracetamol) và ibuprofen giúp giảm đau
  • Hydrocortisone dạng bôi giúp vết đốt giảm sưng đỏ và ngứa

Nếu đã tiêm phòng uốn ván trên 10 năm, bạn nên đi tiêm nhắc lại trong vòng vài ngày.

Điều trị nội khoa cho ong chích

Với các triệu chứng dị ứng nhẹ như nổi mẩn và ngứa toàn thân, nhưng không có vấn đề về hơi thở (hoặc có nhưng nhẹ) và các biểu hiện nghiêm trọng khác, bạn có thể được điều trị bằng thuốc kháng histamin. Bác sĩ cũng có thể chỉ định steroid. Trong một số trường hợp, bác sĩ cần tiêm epinephrine (adrenaline). Nếu tình trạng của bạn tốt, bạn có thể được về nhà sau khi được theo dõi ở khoa cấp cứu.

Nếu bạn có phản ứng dị ứng nghiêm trọng như huyết áp thấp, sưng phù làm ngăn không khí đi vào phổi hoặc các vấn đề hô hấp nghiêm trọng khác đe dọa đến tính mạng, bạn cần được cấp cứu. Điều trị có thể phải mở khí quản ngay. Bạn có thể được tiêm thuốc kháng histamine, steroid và epinephrine. Dịch truyền tĩnh mạch cũng có thể được sử dụng. Bạn sẽ được theo dõi liên tục trong khoa cấp cứu và có khả năng phải nhập viện – khoa chăm sóc đặc biệt.

Với nhiều vết đốt – hơn 10 hoặc 20 – nhưng không có các dấu hiệu của phản ứng dị ứng, bạn vẫn cần được theo dõi kéo dài trong khoa cấp cứu. Vào thời điểm đó, bác sĩ có thể yêu cầu nhiều xét nghiệm máu.

Nếu bị đốt trong miệng hoặc cổ họng, bạn có thể được theo dõi lâu hơn trong khoa cấp cứu hoặc cần chăm sóc đặc biệt nếu biến chứng xảy ra.

Nếu bạn bị ong cắn vào nhãn cầu, bạn có thể cần bác sĩ nhãn khoa khám và kiểm tra.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp phòng ngừa bị ong chích?

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với ong chích:

  • Hãy cẩn thận khi uống đồ ngọt ở ngoài. Ly hay cốc miệng rộng có thể là lựa chọn tốt vì bạn có thể nhìn thấy nếu có ong hay côn trùng trong đó. Kiểm tra lon và ống hút trước khi uống.
  • Buộc chặt hộp đựng thức ăn và túi rác.
  • Dọn sạch rác, trái cây rơi, phân chó hay động vật khác (ruồi có thể thu hút ong vò vẽ).
  • Mang giày bít ngón khi đi bộ bên ngoài.
  • Không mặc màu sắc tươi sáng hoặc in hoa sặc sỡ vì dễ thu hút ong.
  • Không mặc quần áo rộng do có thể tạo bẫy cho ong chui vào giữa lớp vải và da của bạn.
  • Khi lái xe, bạn hãy đóng cửa sổ lại
  • Hãy cẩn thận khi cắt cỏ hoặc cắt tỉa cây cối, các hoạt động này có thể khuấy động côn trùng và ong ở trong tổ.
  • Nhờ chuyên gia dỡ bỏ tổ ong và tổ côn trùng gần nơi bạn ở.

Những điều bạn cần làm khi tiếp xúc với ong:

  • Nếu một vài con ong đang bay xung quanh bạn, hãy bình tĩnh và từ từ bước ra khỏi khu vực đó. Đập đánh con côn trùng có thể làm nó chích bạn.
  • Nếu một con ong hay ong vò vẽ đốt bạn, hoặc nhiều côn trùng bắt đầu bay vòng quanh, bạn hãy che miệng, mũi và nhanh chóng rời khỏi khu vực đó. Khi ong chích, nó giải phóng một hóa chất thu hút các con ong khác tới. Nếu có thể, bạn chạy vào tòa nhà hay đóng kín cửa xe.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dị vật ở trong tai

(23)
Tìm hiểu chungDị vật ở trong tai là tình trạng gì?Dị vật ở trong tai là tình trạng một vật bị mắc kẹt trong ống tai (một ống dẫn từ màng nhĩ ra bên ... [xem thêm]

Co giật mí mắt

(92)
Hiểu biết chungCo giật mí mắt là tình trạng gì?Co giật mí mắt là hiện tượng các cơ mí mắt lặp đi lặp lại, co thắt không kiểm soát được. Tình trạng ... [xem thêm]

Bỏng hóa chất

(47)
Tìm hiểu chungBỏng hóa chất là tình trạng gì?Bỏng hóa chất hay còn gọi là bỏng ăn mòn, xảy ra khi da hoặc mắt tiếp xúc với một chất kích thích như axit ... [xem thêm]

Chấn thương cột sống

(32)
Tìm hiểu chungChấn thương cột sống là bệnh gì?Chấn thương cột sống là kết quả của chấn thương trực tiếp vào dây thần kinh hoặc một thiệt hại gián ... [xem thêm]

Sa tử cung (Sa sinh dục)

(100)
Tìm hiểu chung về sa tử cungSa tử cung là gì?Tương tự như sa nội tạng, sa tử cung hay còn gọi sa sinh dục, xảy ra khi cơ sàn chậu và dây chằng bị giãn ra và ... [xem thêm]

Điều trị khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất (AVSD)

(81)
Tìm hiểu chungĐiều trị khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất (AVSD) là gì?Khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất là một khuyết tật tim, trong đó xuất hiện lỗ thông ... [xem thêm]

Thiếu máu do thiếu sắt

(51)
Tìm hiểu về thiếu máu do thiếu sắtThiếu máu do thiếu sắt (thiếu máu) là bệnh gì?Thiếu máu do thiếu sắt, hay còn gọi là thiếu máu thiếu sắt, là một ... [xem thêm]

Gãy xương chày

(63)
Bạn được chẩn đoán gãy xương chày nhưng chưa biết bao lâu thì lành? Bạn đang tìm kiếm cách đẩy nhanh tốc độ bình phục chấn thương? Hãy để HelloBacsi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN