Mẹ nên làm gì khi bé bị côn trùng cắn?

(4.02) - 22 đánh giá

Côn trùng cắn là chuyện nhỏ, chuyện thường ngày của trẻ. Nhưng nếu mẹ không biết cách chăm sóc, các vết thâm ngứa này sẽ có nguy cơ viêm nhiễm và để lại sẹo thâm, sẹo xấu chi chít trên làn da của trẻ.

Côn trùng cắn hay đốt có thể chia thành 2 nhóm: độc và không độc.

Nhóm côn trùng độc tiêm độc tố qua vòi của chúng và thường gây đau đớn như ong, kiến ba khoang… Trong khi nhóm côn trùng không độc hút máu như muỗi thì lại thường gây ngứa rất khó chịu. Hầu hết các trường hợp bị côn trùng đốt chỉ gây ra những phản ứng nhẹ như mẩn ngứa ở nơi bị đốt, sau đó sẽ tự biến mất.

Tuy nhiên, các bé thường không chịu được cảm giác ngứa nên hay cào gãi vùng da bị côn trùng cắn gây trầy xước da, viêm nhiễm và sưng tấy đỏ. Nếu không chăm sóc đúng cách, các vết côn trùng cắn có thể mưng mủ nhiễm trùng, tạo thành những vết sẹo to, sẹo xấu trên làn da mỏng manh của bé. Vì vậy, mẹ cần chú ý chăm sóc vết thâm ngứa kịp thời khi bé yêu bị côn trùng cắn theo các bước sau đây nhé:

1. Lấy nọc độc của côn trùng

Nếu bé bị ong chích, mẹ nên nhanh chóng đưa bé ra khỏi khu vực có ong và cho bé nằm yên một chỗ để hạn chế nọc độc lan nhanh khắp cơ thể. Sau đó, mẹ nên lấy nọc độc bằng nhíp sạch đã được khử trùng bằng cồn. Tuyệt đối không dùng tay nặn ngòi độc vì túi độc có thể vỡ, làm cho nọc độc lan ra và thấm sâu hơn vào cơ thể.

2. Làm sạch vùng da tổn thương

Rửa sạch những chỗ có vết thương bằng xà phòng và nước ấm hoặc dung dịch sát trùng, sau đó đắp khăn lạnh hay túi chườm đá lên vùng bị đốt để làm giảm đau và giảm sưng. Nếu vết cắn của côn trùng bị phồng rộp hay mưng mủ thì mẹ không nên chọc vỡ mà phải lấy miếng gạc sạch đặt nhẹ lên trên, vì nếu vết rộp vỡ có thể dẫn tới nhiễm trùng và sẽ lâu lành hơn, nguy cơ để lại sẹo cao hơn.

3. Điều trị các triệu chứng khó chịu

Côn trùng cắn không độc gây ít triệu chứng hơn, nhưng rất ngứa ngáy và khó chịu, bé hay khóc quấy khiến mẹ lo lắng. Nhằm ngăn ngừa việc bé gãi nhiều vào vùng da tổn thương, mẹ cần làm những cách sau giúp bé giảm ngứa rát và viêm nhiễm, cũng như ngăn chặn việc để lại sẹo thâm, sẹo xấu.

  • Tắm rửa, vệ sinh bé sạch sẽ: Không chỉ làm sạch vùng da bị côn trùng cắn mà còn cần làm sạch 2 bàn tay trẻ, để giảm nguy cơ viêm nhiễm vết ngứa khi bé gãi.
  • Giúp trẻ giảm kích ứng, giảm ngứa: Nên dùng gel hoặc kem bôi lên vết côn trùng cắn để giảm cảm giác khó chịu ngay cho trẻ. Vì trẻ nhỏ cứ liên tục gãi khi ngứa, làm mất đi lớp kem bôi khi kem chưa kịp thẩm thấu, nên vết ngứa rất lâu lành và ngày càng sưng tấy nhiều hơn. Vì vậy, các mẹ nên ưu tiên dùng loại gel có thành phần mát dịu để làm dịu vết ngứa ngay sau khi bôi. Khi cảm nhận cảm giác mát dịu, bé sẽ hết cào gãi, vết ngứa sẽ không bị trầy xước, viêm nhiễm.
  • Giúp ngăn ngừa viêm sưng: Khi bị ngứa ngáy, trẻ sẽ gãi cho đến khi vết ngứa bị trầy da và sưng tấy, mưng mủ. Để vết viêm sưng mau lành, cần dùng loại gel bôi có tác dụng giúp giảm viêm hoặc kháng viêm theo cơ chế tự nhiên, vết cắn sẽ nhanh chóng lành hẳn và không để lại sẹo thâm hoặc nếu có thì sẹo rất mờ, rất ít.
  • Ngăn ngừa vết sẹo: Khi vết ngứa đã lành và để lại sẹo thâm, cần dùng gel làm mờ sẹo thoa đều đặn vào vết thâm hàng ngày cho đến khi vết thâm mờ dần và không còn thấy. Nếu chăm sóc vết thâm ngứa do côn trùng cắn ngay từ đầu, da bé sẽ không có hoặc không còn sẹo thâm, sẹo xấu.

Mẹ cần biết

Gel trị sẹo và sẹo thâm ngứa Hiruscar Kids là sản phẩm độc đáo, duy nhất dành cho trẻ em. Hiruscar Kids có chiết xuất yến mạch giúp nuôi dưỡng và làm dịu mát làn da mỏng manh của trẻ. Với công thức độc quyền đến từ Thụy Sỹ, Hiruscar có 5 thành phần phối hợp giúp cải thiện hiệu quả sẹo và sẹo thâm ngứa cho bé một cách hiệu quả và an toàn:

  • Chiết xuất lúa mạch: Chống kích ứng, giảm ngứa, làm dịu và bảo vệ da
  • MPS: Nuôi dưỡng da, hạn chế hình thành và làm mờ sẹo
  • Allium Cepa: Giảm viêm tự nhiên, giảm đỏ, giảm nguy cơ tái viêm
  • Lô hội: Mát dịu, giúp da mềm mại và liền lạc với phần da chung quanh
  • Allantoin: Dưỡng ẩm sâu, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương

Cách dùng Hiruscar Kids cho vết thâm ngứa côn trùng cắn

  • Bôi gel Hiruscar Kids lên vết ngứa, ngày 2 – 3 lần
  • Bôi ngay khi côn trùng cắn: sẽ giúp vết ngứa dịu mát và giảm ngứa, giảm kích ứng
  • Bôi lên vết ngứa bị sưng đỏ do bé gãi: sẽ giúp vết viêm nhiễm giảm sưng, giảm đỏ, mau lành, không để lại sẹo hoặc sẹo rất ít
  • Bôi lên vết sẹo thâm đã hình thành: sẽ giúp nhanh chóng mờ sẹo. Tiếp tục bôi cho đến khi vết sẹo mờ hẳn và không còn nhìn thấy sẹo
  • Hiruscar Kids được khuyên dùng cho bé từ 2 tuổi đến 15 tuổi.

Đừng chủ quan với các tổn thương nhẹ như kiến cắn hay muỗi đốt. Ngày qua ngày, các vết côn trùng cắn sẽ tạo thành các sẹo thâm, sẹo xấu chi chít trên da bé. Các vết sẹo ngoài da này sẽ khiến bé tự ti và ảnh hưởng đến tâm hồn nhạy cảm của trẻ.

Bé có thể bị muỗi hoặc kiến cắn bất cứ lúc nào, bất cứ đâu. Vậy nên, để chăm sóc bé thật tốt, mẹ hãy chuẩn bị sẵn một tuýp Hiruscar Kids trong balo đi học và nhờ cô giáo hoặc cô bảo mẫu giúp bôi cho bé khi bé bị ngứa gãi. Mẹ cũng nên dành sẵn sàng một tuýp Hiruscar Kids tại nhà để bôi cho bé mỗi khi cần, giúp giữ gìn làn da mịn màng cho trẻ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tại sao đôi khi bạn có những suy nghĩ bạo lực?

(76)
Tại sao đôi khi bạn có những suy nghĩ bao lực nảy sinh trong đầu. Và đâu là dấu hiệu cũng như cách ngăn chặn những suy nghĩ này? Đã bao giờ bạn có những ... [xem thêm]

6 khám phá về canxi có thể làm bạn bất ngờ

(44)
Bạn có biết rằng canxi chiếm khoảng 1,5 đến 2% trọng lượng cơ thể? Cơ thể người cần hấp thụ tối thiểu 1.000 mg canxi mỗi ngày. Canxi là một chất rất ... [xem thêm]

Bí quyết giúp trẻ hòa nhập với trường trung học mới

(55)
Bước chân vào một ngôi trường mới hoàn toàn xa lạ chẳng phải là điều dễ dàng đối với nhiều đứa trẻ tuổi vị thành niên, giai đoạn mà tâm lý của ... [xem thêm]

Tuyệt chiêu trị dứt điểm tiêu chảy khi mắc bệnh ung thư

(80)
Tiêu chảy là một tác dụng phụ thường gặp khi bạn tiếp nhận các liệu pháp điều trị ung thư, đặc biệt là hóa trị. Nguyên nhân khiến bạn bị tiêu chảy ... [xem thêm]

Dấu hiệu ung thư tinh hoàn và cách phòng ngừa

(89)
Tuy chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số các bệnh ung thư ở nam giới nhưng ung thư tinh hoàn lại là một nỗi ám ảnh của các đấng mày râu. Vì vậy, ... [xem thêm]

Thai phụ có thể sử dụng kẹo ngậm ho không?

(94)
Cảm cúm, viêm họng là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Trong thời gian bầu bì, thai phụ không thể tùy tiện sử dụng thuốc. Do đó, kẹo ngậm ho là ... [xem thêm]

Tìm hiểu mối liên hệ giữa thủy đậu và bệnh zona

(57)
Thủy đậu (varicella) là một bệnh nhiễm trùng do virus varicella zoster gây ra. Trong khi đó, bệnh zona thần kinh xảy ra là do tái kích hoạt virus gây bệnh thủy đậu. ... [xem thêm]

Trẻ béo phì do đâu?

(59)
Tìm hiểu chungBệnh béo phì không những khiến bạn tự ti về ngoại hình mà còn gây nên nhiều vấn đề sức khỏe. Tìm hiểu đúng nguyên nhân gây bệnh là cách ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN