Liệt dây thần kinh số 6

(4.37) - 80 đánh giá

Tìm hiểu chung

Liệt dây thần kinh số 6 là gì?

Liệt dây thần kinh số 6 là một rối loạn có ảnh hưởng đến vận động của mắt. Bệnh gây ra bởi tổn thương dây thần kinh sọ não số 6. Chức năng chính của các dây thần kinh sọ não số 6 là gửi tín hiệu đến cơ thẳng bên.

Cơ nhỏ này nằm ở phía bên ngoài mắt. Nó có trách nhiệm cho chuyển động mắt xa khỏi mũi. Khi cơ thẳng bên bị suy yếu, mắt bị kéo vào phía trong mũi.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của liệt dây thần kinh số 6 là gì?

Các triệu chứng phổ biến của chứng liệt dây thần kinh thứ 6 là:

  • Nhìn đôi (đặc biệt là khi nhìn sang một bên)
  • Nhức đầu
  • Đau xung quanh mắt

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra liệt dây thần kinh số 6?

Có một số nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 6. Tình trạng này có thể do bẩm sinh và ảnh hưởng đến một người từ khi mới sinh ra. Đôi khi, tình trạng này xảy ra do chấn thương dây thần kinh sọ não thứ 6 do đau đẻ hoặc chuyển dạ. Tuy nhiên, có những trường hợp, nguyên nhân gây ra tật bẩm sinh bại thần kinh thứ 6 không rõ ràng.

Nhiều tình huống và bệnh lý khác nhau cũng có thể gây ra rối loạn này bao gồm chấn thương vùng đầu hay vỡ xương sọ gây tổn thương dây thần kinh sọ não thứ 6. Các rối loạn này cũng có thể phát triển do tình trạng viêm dây thần kinh sọ não thứ 6.

Các tình trạng khác có thể gây tổn thương hoặc viêm dây thần kinh sọ thứ 6 bao gồm:

  • Đột quỵ
  • Nhiễm trùng
  • Bệnh Lyme
  • Khối u não
  • Viêm màng não
  • Bệnh tiểu đường bệnh thần kinh
  • Chứng đa xơ cứng
  • Phình mạch não

Nguyên nhân phổ biến nhất gây liệt dây thần kinh số 6 ở trẻ em là chấn thương, như từ một tai nạn liên quan đến chấn thương đầu. Ở người lớn, nguyên nhân phổ biến nhất là đột quỵ.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị liệt dây thần kinh số 6?

Bất cứ ai cũng có thể phát triển liệt dây thần kinh thứ 6.

Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán liệt dây thần kinh số 6?

  • Khám thần kinh
  • Soi đáy mắt
  • Chụp vi tính cắt lớp điện toán hoặc chụp cộng hưởng từ
  • Chọc dò tủy sống
  • Xét nghiệm máu

Bác sĩ thường dễ dàng xác định liệt thần kinh sọ thứ 6 dựa trên kết quả khám mắt. Tuy nhiên, việc xác định nguyên nhân không dễ dàng.

Kính soi đáy mắt được dùng để nhìn vào trong mắt và kiểm tra các dấu hiệu của tăng áp lực trong sọ và những bất thường ở các mạch máu. Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) của não được thực hiện để loại trừ khối u và những bất thường khác có thể gây tăng áp lực trong sọ. Nếu kết quả chụp hình ảnh là bình thường, chọc dịch não tủy có thể được thực hiện để xác định nhiễm trùng hoặc chảy máu trong não.

Nếu các triệu chứng có liên quan đến viêm mạch, bác sĩ sẽ rút máu để kiểm tra các dấu hiệu của viêm như nồng độ bất thường của một số kháng thể nhất định (kháng thể kháng nhân và yếu tố dạng thấp) và tốc độ máu lắng bất thường (ESR – tốc độ các tế bào máu đỏ lắng xuống đáy của một ống nghiệm chứa máu). Sau khi tất cả các xét nghiệm được thực hiện, bác sĩ cũng có thể không xác định được nguyên nhân.

Những phương pháp nào dùng để điều trị liệt dây thần kinh số 6?

Trong một số trường hợp, điều trị thường không cần thiết vì liệt dây thần kinh số 6 sẽ tự cải thiện theo thời gian như rối loạn gây ra do nhiễm virus. Với các trường hợp khác, rối loạn này chỉ cải thiện khi các nguyên nhân cơ bản được xử lý.

Điều trị phụ thuộc vào chẩn đoán. Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh nếu liệt thần kinh thứ 6 là do nhiễm khuẩn. Corticosteroid mạnh được dùng để điều trị chứng liệt dây thần kinh thứ 6 do viêm.

Nếu bạn có một khối u não, các triệu chứng của liệt dây thần kinh thứ 6 có thể không cải thiện cho đến khi bạn được phẫu thuật, hóa trị liệu hoặc các phương pháp điều trị khác để loại bỏ khối u hoặc tiêu diệt tế bào ung thư.

Liệt thần kinh thứ 6 do chấn thương có thể không bao giờ phục hồi. Bác sĩ có thể theo dõi tình trạng này trong thời gian khoảng 6 tháng. Nếu nhìn đôi hoặc lác không được cải thiện hay xấu đi, các lựa chọn bao gồm đeo một miếng che bên mắt bị ảnh hưởng lâu dài để giảm bớt tầm nhìn đôi. Bác sĩ cũng có thể đề nghị đeo lăng kính để chỉnh tầm nhìn đơn và giúp hai mắt điều chỉnh vào một hình.

Một số thủ thuật y khoa cũng có hiệu quả. Chúng bao gồm tiêm Botulinum (Botox) là cách bác sĩ làm tê liệt các cơ ở một bên mắt để điều chỉnh sự kém phối hợp. Một lựa chọn khác là phẫu thuật. Nếu thành công, phẫu thuật có thể ngăn mắt bị ảnh hưởng kéo vào bên trong mũi.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn liệt dây thần kinh số 6?

Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tắc mật (tắc nghẽn đường mật)

(87)
Định nghĩaTắc mật (tắc nghẽn đường mật) là bệnh gì?Tắc mật, hay còn gọi là tắc nghẽn đường mật, là hiện tượng đường mật trong và ngoài gan có ... [xem thêm]

Nhọt

(51)
Tìm hiểu chungNhọt là bệnh gì?Nhọt là một nhiễm trùng da với đầy mủ bên trong. Nhiễm trùng thường xảy ra sâu trong da và liên quan đến các nang lông, hay còn ... [xem thêm]

Gãy xương cột sống

(72)
Tìm hiểu chungGãy xương cột sống là tình trạng gì?Gãy xương cột sống là khi xương cột sống bị gãy. Cột sống được tạo ra từ các đốt sống xếp chồng ... [xem thêm]

Chán ăn thần kinh (biếng ăn tâm lý)

(17)
Tìm hiểu chungBệnh chán ăn thần kinh (biếng ăn tâm lý) là bệnh gì?Chán ăn thần kinh hay còn gọi là chán ăn tâm thần hoặc biếng ăn tâm lý. Đây là một chứng ... [xem thêm]

Rối loạn vận động chậm

(34)
Tìm hiểu chungChứng rối loạn vận động chậm là gì?Các rối loạn vận động chậm (TDs) là những chuyển động không kiểm soát được của lưỡi, môi, mặt, ... [xem thêm]

Hội chứng Gardner

(59)
Tìm hiểu chungHội chứng Gardner là gì?Hội chứng Gardner là một tình trạng bệnh lý di truyền rất hiếm gặp, đặc trưng bởi sự phát triển của khối u lành ... [xem thêm]

Liệt tứ chi

(33)
Tìm hiểu chungLiệt tứ chi là bệnh gì?Liệt tứ chi là bệnh do tổn thương tủy sống gây ra. Khi tủy sống bị tổn thương, bạn sẽ mất khả năng cảm giác và ... [xem thêm]

Lạc nội mạc tử cung

(11)
Bệnh lạc nội mạc tử cung là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.Tìm hiểu chungBệnh lạc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN