Tại sao đôi khi bạn có những suy nghĩ bạo lực?

(3.5) - 76 đánh giá

Tại sao đôi khi bạn có những suy nghĩ bao lực nảy sinh trong đầu. Và đâu là dấu hiệu cũng như cách ngăn chặn những suy nghĩ này?

Đã bao giờ bạn có những suy nghĩ về việc thực hiện hành vi bạo lực với những người thân yêu của bạn hoặc những người khác? Khi bạn có những suy nghĩ khác thường này, bạn có thể sợ chia sẻ cảm giác này với bạn bè hoặc gia đình bởi e sợ nó là một dấu hiệu của bệnh về tâm lý – thần kinh. Tư tưởng bạo lực của bạn là cách thể hiện sự tức giận của bạn. Mặc dù những ý nghĩ đó có thể là một phản ứng tự nhiên, bạn vẫn nên nhận ra các dấu hiệu để ngăn chặn những hành động theo suy nghĩ bạo lực của bạn. Khi biết được những dấu hiệu và lý do tại sao bản thân lại có những suy nghĩ bạo lực đó, bạn có thể tìm cách ngăn mình khỏi việc làm tổn thương người khác, nhất là những người bạn yêu thương.

Cách nhận biết ý nghĩ bạo lực?

Để thực sự nhận ra những suy nghĩ bạo lực của bản thân, bạn nên nỗ lực tự đánh giá chính mình. Bạn đang cảm thấy gì? Bạn phản ứng thế nào về việc đang xảy ra? Bạn có thực sự muốn làm tổn thương người đó?

Suy nghĩ bạo lực được xem là một loại của nỗi sợ hãi căng thẳng và khá phổ biến. Chúng là những suy nghĩ đáng sợ về những gì có thể xảy ra với bạn hoặc một người nào đó mà bạn quan tâm, hoặc những gì bạn có thể làm đối với bản thân hoặc người khác.

Điều đầu tiên cần thiết, bạn phải nhận ra rằng những suy nghĩ bạo lực chỉ đơn giản là những suy nghĩ – cùng loại với các suy nghĩ mà hầu hết mọi người có và quên. Những người có rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) có nhiều nguy cơ xuất hiện những tư tưởng bạo lực. Họ không thể quên chúng và ngày càng ám ảnh nhiều hơn qua suy nghĩ bằng cách nghĩ về nó nhiều lần.

Suy nghĩ bạo lực có thể liên quan đến cả hình ảnh và xung động tâm thần. Bạn có thể nhìn thấy mình đánh, đâm, bóp cổ, cắt xén, hoặc làm bị thương người khác hoặc đôi khi chính mình, sử dụng các vật sắc hoặc nhọn, hoặc nhảy vào đường ray tàu hỏa hay ô tô, ra khỏi cửa sổ, hoặc nhảy khỏi ban công, các tòa nhà, hoặc khác nơi cao.

Tại sao bạn có những suy nghĩ bạo lực?

Bạn có thể có những suy nghĩ bạo lực nhưng không biết lý do tại sao. Dưới đây là một số lý do tại sao bạn có thể có những suy nghĩ như vậy:

Hoảng sợ hoặc lo âu căng thẳng

Trong một số trường hợp, những suy nghĩ bạo lực là một phần của hoảng sợ hoặc lo lắng dữ dội. Suy nghĩ bạo lực xuất hiện để giúp bạn giải tỏa lo lắng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những suy nghĩ bạo lực lại khiến bạn tăng thêm nỗi sợ hãi liên quan tới sự lo lắng đã trải qua. Những tư tưởng bạo lực giữ bạn khỏi lo lắng và tiếp tục vòng xoáy tạo ra sự sợ hãi.

Trí tưởng tượng thuần túy

Trí tưởng tượng của bạn là một trong những nguyên nhân của suy nghĩ bạo lực. Hầu như tất cả mọi người đều có những suy nghĩ bạo lực thoáng qua, nhưng họ quên những suy nghĩ này nhanh cũng như khi chúng xuất hiện. Điều này có thể khác nhau với những người đang lo lắng vì họ thường sống trên tư tưởng bạo lực. Miễn là bạn không kết nối những ý nghĩ này với sự lo lắng và giữ giá trị nội tâm tốt đẹp, chúng thực sự vô hại.

Những vấn đề về não bộ

Sau một cơn đột quỵ, chấn thương đầu hay nhiễm trùng và các bệnh nhất định, não bạn có thể bị tổn thương. Tổn thương này gây những vấn đề trong giao tiếp giữa phần phía trước của não bộ và các cấu trúc sâu hơn. Những cấu trúc não này sử dụng một chất dẫn truyền thần kinh, một sứ giả hóa học gọi là serotonin, có trách nhiệm gửi tin nhắn giữa các tế bào não. Những dẫn truyền thần kinh có liên quan trong việc điều chỉnh tất cả mọi thứ từ sự lo lắng, đến trí nhớ, giấc ngủ. Nếu serotonin bất thường trong điều chỉnh sự lo lắng, nó có thể gây ra những suy nghĩ bạo lực. Điều này cũng có nghĩa là khả năng hạn chế bạo lực và tư tưởng bạo lực của bạn giảm sút.

Căng thẳng

Căng thẳng không gây ra những suy nghĩ bạo lực. Tuy nhiên, nếu bạn không điều trị căng thẳng đúng cách, stress có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy nghĩ về vấn đề bạo lực của bạn. Vấn đề tại trường học hoặc nơi làm việc, áp lực thi cử tại đại học và các vấn đề bình thường hàng ngày là những yếu tố góp phần làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của những tư tưởng bạo lực.

Loại bỏ suy nghĩ bao lực không phải là việc dễ dàng cho những người thường xuyên nghĩ về bạo lực và lo lắng. Bạn có thể tìm đến sự hỗ trợ của một nhà tâm lý học kinh nghiệm. Tuy nhiên, cách tốt nhất là bạn nên thường xuyên giữ tâm trí chứa đầy những cảm xúc và suy nghĩ tích cực bởi nó sẽ giúp bạn chống lại những suy nghĩ tiêu cực một cách hiệu quả.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn biết gì về bệnh mụn rộp sinh dục?

(66)
Bệnh mụn rộp sinh dục hay herpes sinh dục (STD) là bệnh do virus herpes simplex loại 1 hoặc loại 2 gây ra. Bệnh lây lan rất nhanh khi virus hoạt động. Đó cũng là ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục như thế nào?

(17)
Những người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tình dục cao hơn so với người bình thường. Song một nghiên cứu cho thấy chỉ có ... [xem thêm]

20 nguyên nhân phổ biến khiến bạn khó giảm cân

(34)
Bài viết sẽ liệt kê 20 nguyên nhân phổ biến khiến bạn khó giảm cân, các bí quyết giúp bạn giải quyết vấn đề này để quá trình giảm cân có nhiều tiến ... [xem thêm]

Giật mình với những tác hại của chân gà nướng

(25)
Món ăn đường phố này có lẽ đã khá quen thuộc với giới trẻ hiện nay. Ngon và rẻ chính là điểm chính thu hút nhiều bạn trẻ khi ăn chân gà, cánh gà ... [xem thêm]

Đau bụng kinh niên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

(34)
Đau bụng kinh niên (hay còn gọi đau bụng mạn tính) là tình trạng cơn đau kéo dài hơn 3 tháng. Cơn đau thường xuất hiện và biến mất nhiều lần trong ngày.Đau ... [xem thêm]

Viêm phổi cộng đồng: Trẻ em và người lớn tuổi nên cẩn thận!

(46)
Để điều trị viêm phổi hiệu quả, điều đầu tiên là bạn cần nhận biết được nguyên nhân viêm phổi. Phát hiện được căn nguyên, bệnh sẽ sớm được ... [xem thêm]

Dinh dưỡng, sức khỏe và sắc đẹp cho mẹ mang thai 3 tháng đầu

(68)
Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu tiên, mẹ bầu cần lưu ý đến những vấn đề quan trọng như chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe sao cho phù hợp. Bên cạnh ... [xem thêm]

Giúp bé tập đánh răng dễ dàng bằng 5 trò chơi vui nhộn

(65)
Bé cần tập chải răng đúng cách để có thể bảo vệ răng ngay từ khi còn nhỏ, bởi vì răng sữa khỏe mạnh là nền tảng cho hàm răng vĩnh viễn sau này. Bạn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN