Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn

(4.06) - 74 đánh giá

Nhiễm trùng do vi khuẩn tụ cầu có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Vậy, các vấn đề này gồm những gì? Làm sao để điều trị bệnh hiệu quả? Câu trả lời bạn đang tìm kiếm có trong bài viết sau đây.

Tìm hiểu chung

Nhiễm khuẩn tụ cầu là gì?

Vi khuẩn tụ cầu là những vi sinh vật gây bệnh vô cùng phổ biến, có thể tìm thấy trên da, mũi ở hầu hết mọi người, bao gồm cả người khỏe mạnh.

Phần lớn trường hợp, những vi khuẩn này chỉ gây nên một số vấn đề nhiễm trùng da nhẹ. Tuy nhiên, đôi khi chúng có khả năng xâm nhập vào máu, khớp, xương, phổi hoặc tim và kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm. Hiện nay, tỷ lệ người nhiễm khuẩn tụ cầu có nguy cơ bị đe dọa đến tính mạng đang có xu hướng ngày càng tăng.

Hình ảnh tụ cầu khuẩn

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhiễm trùng tụ cầu khuẩn là gì?

Tùy vào cơ quan, bộ phận bị nhiễm khuẩn cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng mà các triệu chứng, dấu hiệu ở mỗi người có thể không giống nhau.

Viêm da tụ cầu

Đối với trường hợp viêm da do nhiễm tụ cầu khuẩn, người bệnh sẽ phải đối mặt với các vấn đề như:

  • Nhọt: Các loại phổ biến nhất của nhiễm khuẩn tụ cầu là một túi mủ phát triển trong nang lông hoặc tuyến dầu. Vùng da trên vùng bị nhiễm bệnh thường trở nên đỏ và sưng lên. Nếu túi nhọt bị phá vỡ, nó có thể sẽ dẫn lưu mủ. Nhọt thường xuất hiện dưới cánh tay, xung quanh bẹn hoặc mông.
  • Chốc. Tình trạng truyền nhiễm khuẩn phát ban và đau đớn do vi khuẩn tụ cầu khuẩn gây ra. sốt, phát ban và đôi khi mụn nước. Khi các mụn nước vỡ, chúng sẽ để lại một bề mặt thô màu đỏ trông giống như một vết bỏng.

Ngộ độc thực phẩm

Đôi khi, vi khuẩn tụ cầu cũng có khả năng liên quan đến tình trạng ngộ độc thực phẩm. Trong trường hợp này, người bệnh thường có những biểu hiện gồm:

  • Buồn nôn và ói mửa
  • Tiêu chảy
  • Mất nước
  • Hạ huyết áp

Viêm khớp

Loại vi khuẩn này thường đứng sau vấn đề viêm khớp nhiễm khuẩn. Mặc dù đầu gối là bộ phận thường bị ảnh hưởng nhất nhưng đôi khi, bệnh cũng có khả năng xảy ra ở những khớp khác như mắt cá, hông, cổ tay, khuỷu tay, vai hoặc cột sống.

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm khớp nhiễm khuẩn tụ cầu có thể bao gồm:

  • Đau nhức và sưng khớp
  • Sốt

Nhiễm khuẩn nghiêm trọng

Mặt khác, khi vi khuẩn xâm nhập vào máu hoặc các cơ quan nội tạng, một loạt triệu chứng nghiêm trọng sẽ đột ngột phát sinh, chẳng hạn như:

  • Sốt cao
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Phát ban trên lòng bàn tay và lòng bàn chân, tương tự như bị cháy nắng
  • Lú lẫn
  • Đau cơ
  • Tiêu chảy nặng
  • Đau bụng
  • Viêm khớp tự hoại

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn nằm trong những trường hợp sau đây:

  • Một vùng da đỏ, sưng tấy hoặc đau đớn
  • Vết rộp trên da
  • Sốt
  • Nhiễm trùng da đang lây truyền từ một thành viên trong gia đình
  • Hai hoặc nhiều hơn số thành viên gia đình hơn bị nhiễm khuẩn da cùng một lúc

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh nhiễm trùng tụ cầu khuẩn?

Vi khuẩn tụ cầu (Staphylococcus) là tác nhân gây nên tình trạng nhiễm trùng này. Bạn có thể bị nhiễm khuẩn bởi nhiều cách khác nhau, ví dụ như:

  • Tiếp xúc da trực tiếp với người bệnh
  • Sử dụng chung vật dụng cá nhân (khăn tắm, dao cạo râu, bàn chải đánh răng…)
  • Đứng gần người bệnh khi họ đang ho hoặc hắt hơi

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh?

Rối loạn miễn dịch hoặc các loại thuốc dùng để điều trị bệnh có thể làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng tụ cầu khuẩn. Những người có nhiều khả năng mắc nhiễm tụ cầu khuẩn bao gồm những người bị:

  • Bệnh tiểu đường có sử dụng insulin
  • HIV/AIDS
  • Suy thận cần được lọc máu
  • Hệ miễn dịch yếu
  • Ung thư, đặc biệt là những người đang trải qua hóa trị hoặc xạ trị
  • Da bị thương tổn – như eczema, côn trùng cắn hoặc chấn thương nhỏ nhưng hở da
  • Bệnh hô hấp, chẳng hạn như bệnh xơ nang hoặc khí phế thũng

Ngoài ra, vi khuẩn tụ cầu khuẩn còn có thể đi dọc theo ống dẫn truyền y tế đi vào cơ quan nội tạng, ví dụ như:

  • Ống lọc máu
  • Các ống thông đường tiết niệu
  • Ống ăn
  • Ống thở
  • Các ống thông nội mạch

Mặt khác, thức ăn không được xử lý hoặc chế biến hợp vệ sinh cũng góp phần gây nhiễm khuẩn tụ cầu.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh nhiễm trùng tụ cầu khuẩn?

Để chẩn đoán nhiễm trùng tụ cầu khuẩn, bác sĩ sẽ tiến hành một số thủ thuật như:

  • Thăm khám tổng quát
  • Nuôi cấy mẫu mô
  • Siêu âm tim
  • Xét nghiệm hình ảnh

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nhiễm trùng tụ cầu khuẩn?

Điều trị nhiễm khuẩn tụ cầu có thể bao gồm:

Kháng sinh

Các loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn tụ cầu gồm:

  • Cephalosporin
  • Nafcillin
  • Thuốc sulfa
  • Vancomycin

Trong đó, tiêm tĩnh mạch vancomycin thường được áp dụng cho các trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng vì nhiều chủng vi khuẩn tụ cầu đang có dấu hiệu kháng kháng sinh.

Khi áp dụng phương pháp điều trị này, bạn cần lưu ý tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc vì bất kỳ lý do gì, kể cả khi các dấu hiệu có xu hướng thuyên giảm.

Dẫn lưu

Bác sĩ có thể rạch miệng vết thương bị nhiễm trùng để dẫn lưu dịch mủ thoát ra ngoài.

Gỡ bỏ thiết bị

Nếu nhiễm trùng liên quan đến thiết bị hoặc bộ phận giả, bạn cần loại bỏ nhanh chóng. Đối với một số thiết bị, việc loại bỏ có thể cần đến phẫu thuật.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn phòng ngừa hoặc hạn chế diễn tiến của bệnh nhiễm trùng tụ cầu khuẩn?

Một số thói quen dưới đây có thể giúp bạn ngăn ngừa hoặc hạn chế diễn tiến của tình trạng nhiễm trùng này, bao gồm:

  • Rửa tay đúng cách với xà phòng và nước sạch hoặc cồn rửa tay
  • Thường xuyên vệ sinh và thay băng vết thường hở miệng
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân
  • Giặt quần áo và drap giường với nước ấm

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Khoét chóp cổ tử cung

(13)
Tìm hiểu về khoét chóp cổ tử cungKhoét chóp cổ tử cung là gì?Khoét chóp cổ tử cung là thủ thuật cắt bỏ một phần hình nón của cổ tử cung để loại bỏ ... [xem thêm]

Nhu cầu tình dục thấp ở phụ nữ

(79)
Tìm hiểu chungNhu cầu tình dục thấp ở phụ nữ là gì?Ham muốn tình dục ở phụ nữ dao động tự nhiên qua thời gian. Ham muốn nhiều hay ít thường trùng với ... [xem thêm]

Nấm miệng (nấm lưỡi, tưa lưỡi)

(73)
Nấm miệng (nấm lưỡi, tưa lưỡi hoặc nấm Candida miệng) là tình trạng nấm Candida albicans tích tụ trên niêm mạc miệng. Thông thường, trong miệng vẫn có nấm ... [xem thêm]

Suy nhược thần kinh

(38)
Tìm hiểu chungSuy nhược thần kinh là bệnh gì?Suy nhược thần kinh, hội chứng Da Costa hay thường được biết đến với cái tên “trái tim người lính”, là ... [xem thêm]

Phì đại thất trái

(31)
Tìm hiểu chungPhì đại thất trái là bệnh gì?Phì đại thất trái là tình trạng thành cơ tâm thất trái của tim dày lên (phì đại). Phì đại thất trái có thể ... [xem thêm]

Lao

(47)
Bệnh lao là thuật ngữ đề cập đến một nhóm bệnh lý mang tính lây truyền cao. Trong đó, phổ biến nhất là lao phổi chiếm tỷ lệ 80 – 85% tổng số ca bệnh. ... [xem thêm]

Bệnh lậu: Triệu chứng & Cách điều trị hiệu quả

(67)
Bệnh lậu khá phổ biến, cả phụ nữ và đàn ông đều có thể mắc phải căn bệnh này. Đặc biệt, những người quan hệ tình dục với nhiều người thường ... [xem thêm]

Ho gà

(92)
Tìm hiểu chungHo gà là bệnh gì?Ho gà được xem là một bệnh dễ lây truyền ở đường hô hấp qua mũi và họng. Trong hầu hết các trường hợp, dấu hiệu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN