Chứng đau đa cơ do thấp khớp

(3.56) - 36 đánh giá

Tìm hiểu chung

Chứng đau đa cơ do thấp khớp là bệnh gì?

Đau đa cơ do thấp khớp là một rối loạn viêm gây đau cơ bắp và căng cứng, đặc biệt là ở vai. Các triệu chứng của đau đa cơ do thấp khớp thường khởi đầu một cách nhanh chóng và nặng hơn vào buổi sáng.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau đa cơ do thấp khớp?

Các dấu hiệu và triệu chứng của đau đa cơ do thấp khớp thường xảy ra ở cả hai bên của cơ thể như:

  • Nhức hoặc đau ở vai (thường là triệu chứng đầu tiên)
  • Nhức hoặc đau ở cổ, cánh tay trên, mông, hông hoặc đùi
  • Co cứng tại các khu vực bị ảnh hưởng, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc sau một thời gian dài không vận động
  • Phạm vi vận động của vùng ảnh hưởng bị hạn chế
  • Đau hay co cứng ở cổ tay, khuỷu tay hoặc đầu gối (ít phổ biến hơn)

Bạn cũng có thể có các dấu hiệu và triệu chứng toàn thân như:

  • Sốt nhẹ
  • Mệt mỏi
  • Cảm giác không khỏe (khó chịu)
  • Chán ăn
  • Giảm cân ngoài ý muốn
  • Trầm cảm

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Đi khám bác sĩ nếu bạn bị nhức, đau hoặc co cứng như sau:

  • Mới xuất hiện
  • Ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn
  • Hạn chế các hoạt động thông thường trong cuộc sống hàng ngày của bạn như mặc quần áo

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra đau đa cơ do thấp khớp?

Nguyên nhân của đau đa cơ do thấp khớp chưa rõ. Tuy nhiên, người ta tin rằng một số gen và các biến thể gen có thể làm tăng nguy cơ phát triển đau đa cơ do thấp khớp. Yếu tố môi trường cũng có thể đóng vai trò trong sự phát triển bệnh này. Đau đa cơ do thấp khớp mới thường được chẩn đoán trong các chu kỳ và thường xảy ra theo mùa. Điều này cho thấy có thể có một yếu tố môi trường tác động như bị nhiễm virus. Sự khởi đầu các triệu chứng nhanh chóng cũng liên quan đến đau đa cơ do thấp khớp gây ra do nhiễm trùng. Tuy nhiên, các mối liên kết chưa được tìm ra.

Nguy cơ mắc phải

Mức độ phổ biến của đau đa cơ do thấp khớp?

Hầu hết những người bị đau đa cơ do thấp khớp ở tuổi trên 65. Bệnh hiếm xảy ra ở những người dưới 50 tuổi. Đau đa cơ do thấp khớp hay gặp ở nữ giới hơn nam giới. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc đau đa cơ do thấp khớp?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây đau đa cơ do thấp khớp như:

  • Tuổi. Đau đa cơ do thấp khớp hầu như chỉ ảnh hưởng đến người lớn tuổi. Độ tuổi trung bình lúc bắt đầu bị bệnh là 73.
  • Giới tính. Số lượng nữ giới bị các rối loạn này gấp hai lần nam giới.
  • Chủng tộc và khu vực địa lý. Đau đa cơ do thấp khớp phổ biến nhất ở người da trắng trong các quần thể Bắc Âu.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đau đa cơ do thấp khớp?

Các triệu chứng của đau đa cơ do thấp khớp có thể tương tự như tình trạng viêm khác như lupus và viêm khớp. Để chẩn đoán xác định, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm để kiểm tra tình trạng viêm và những bất thường về máu.

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ có thể nhẹ nhàng di chuyển cổ, cánh tay và chân để đánh giá phạm vi cử động của bạn. Nếu nghi ngờ đau đa cơ do thấp khớp, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra các dấu hiệu viêm trong cơ thể bạn. Các xét nghiệm đo tốc độ lắng máu và hàm lượng protein C-reactive. Tốc độ lắng máu và mức protein C-reactive cao bất thường có thể liên quan đến viêm.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu siêu âm để kiểm tra tình trạng viêm khớp và các mô của bạn. Một siêu âm sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tạo ra hình ảnh chi tiết mô mềm của các phần khác nhau trong cơ thể. Điều này rất hữu ích trong việc phân biệt đau đa cơ do thấp khớp với các tình trạng khác gây ra các triệu chứng tương tự.

Vì có một mối liên hệ giữa đau đa cơ do thấp khớp và viêm động mạch thái dương, bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết. Sinh thiết này là một thủ thuật đơn giản có nguy cơ thấp liên quan đến việc lấy một mẫu mô nhỏ từ động mạch ở vùng thái dương. Mẫu sinh thiết được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích các dấu hiệu của viêm. Sinh thiết chỉ cần thiết khi bác sĩ nghi ngờ viêm các mạch máu.

Các dấu hiệu của bệnh viêm động mạch thái dương bao gồm:

  • Đau đầu dai dẳng
  • Mờ hoặc nhìn đôi
  • Mất thị lực
  • Đau ở da đầu
  • Đau hàm

Những phương pháp nào dùng để điều trị đau đa cơ do thấp khớp?

Điều trị thường bằng thuốc nhằm giảm bớt các triệu chứng bệnh. Bệnh thường tái phát.

Corticosteroid

Đau đa cơ do thấp khớp thường được điều trị bằng corticosteroid liều thấp đường uống như prednisone. Liều khởi đầu điều trị thường là 12-25mg một ngày.

Bạn thường cảm thấy nhẹ nhõm ngay vì các triệu chứng đau và co cứng giảm trong vòng hai hoặc ba ngày đầu tiên. Nếu bạn không đáp ứng với điều trị, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia thấp khớp.

Sau 2-4 tuần đầu điều trị, bác sĩ có thể bắt đầu giảm dần liều tùy thuộc vào triệu chứng và kết quả xét nghiệm máu của bạn. Mục đích để giúp bạn uống liều thuốc thấp nhất mà không làm tái phát các triệu chứng.

Hầu hết mọi người bị đau đa cơ do thấp khớp cần điều trị corticosteroid liên tục ít nhất một năm. Bạn cần thường xuyên gặp bác sĩ để theo dõi tác dụng của việc điều trị và bất kỳ tác dụng phụ nào xảy ra.

Những người giảm liều thuốc quá nhanh có nhiều khả năng bị tái phát. 30-60% những người bị đau đa cơ do thấp khớp sẽ có ít nhất một lần tái phát khi giảm liều corticosteroid. Tái phát được điều trị bằng cách tăng liều lượng thuốc trong một thời gian sau đó giảm dần một lần nữa.

Theo dõi tác dụng phụ

Sử dụng lâu dài corticosteroid có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ phải theo dõi chặt chẽ các tác dụng phụ xảy ra cho bạn để điều chỉnh liều lượng và phương pháp điều trị. Tác dụng phụ có thể bao gồm:

  • Tăng cân
  • Loãng xương – giảm mật độ xương và gây suy yếu xương
  • Huyết áp cao
  • Đái tháo đường
  • Đục thủy tinh thể – thuỷ tinh thể của mắt bị mờ

Bổ sung canxi vitamin D

Bác sĩ có thể sẽ kê toa canxi và vitamin D bổ sung để giúp ngăn ngừa loãng xương gây ra bởi sử dụng corticosteroid lâu dài. Các chuyên gia khuyến cáo liều lượng các chất bổ sung mỗi ngày cho những ai sử dụng corticosteroid như sau:

  • Bổ sung 1.200 đến 1.500mg canxi
  • Bổ sung 800-1.000 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D

Vắc-xin viêm phổi

Bác sĩ có thể đề nghị bạn tiêm vắc-xin viêm phổi nếu bạn đang dùng 20mg prednisone hoặc nhiều hơn mỗi ngày.

Methotrexate (Trexall)

Một số chuyên gia đề nghị sử dụng methotrexate kết hợp với corticosteroid ở một số bệnh nhân. Đây là loại thuốc ức chế miễn dịch dùng để. Nó có thể có tác dụng sớm trong quá trình điều trị hoặc sau này, nếu bạn bị tái phát hoặc không đáp ứng với corticosteroid.

Vật lý trị liệu

Nếu bạn bị hạn chế vận động do đau đa cơ do thấp khớp trong thời gian dài, bạn có thể cần đến vật lý trị liệu để lấy lại sức cơ, sự phối hợp và khả năng thực hiện công việc hàng ngày.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau đa cơ do thấp khớp?

Lối sống và những biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với đau đa cơ do thấp khớp:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh. Ăn các loại trái cây, rau, ngũ cốc, thịt và các sản phẩm sữa ít chất béo. Hạn chế muối trong chế độ ăn uống để ngăn chặn sự tích tụ chất lỏng và huyết áp cao.
  • Tập thể dục đều đặn. Nói chuyện với bác sĩ về việc tập các bài thể dục phù hợp để bạn có thể duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, tăng cường xương và cơ bắp.
  • Sử dụng các thiết bị hỗ trợ. Sử dụng hành lý kéo, xe đẩy hàng, dụng cụ hỗ trợ lấy đồ, vòi hoa sen có thanh vịn và các thiết bị trợ giúp khác để giúp làm các công việc hàng ngày dễ dàng hơn. Bạn nên bước chậm và chắc để giảm thiểu nguy cơ té ngã, mang giày đế thấp. Nói chuyện với bác sĩ về việc sử dụng gậy hoặc dụng cụ đi bộ hỗ trợ thích hợp với bạn để ngăn ngừa té ngã hoặc chấn thương.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đa u tủy (U tủy)

(24)
Tìm hiểu chungĐa u tủy (u tủy) là bệnh gì?Đa u tủy là ung thư do các tế bào huyết tương ác tính gây ra. Tế bào huyết tương sản xuất kháng thể (còn gọi là ... [xem thêm]

Vết bớt

(39)
Bạn có bao giờ để ý các vết đốm xuất hiện trên cơ thể bé yêu của mình chưa? Đôi khi bạn tò mò nhưng lại không hiểu rõ nguyên nhân hình thành các vết ... [xem thêm]

Phổi bụi bông

(82)
Tìm hiểu chungPhổi bụi bông là bệnh gì?Phổi bụi bông là bệnh phổi nghề nghiệp không phổ biến do hít phải bụi gai, lanh và các hạt bông, chủ yếu ảnh ... [xem thêm]

Triệt sản nữ

(46)
Tìm hiểu về phương pháp triệt sản nữTriệt sản nữ là gì?Triệt sản nữ là một phương pháp tránh thai, ngăn trứng tiếp cận tinh trùng. Các bác sĩ sẽ chặn ... [xem thêm]

Nhiễm trùng Echinococcus

(66)
Tìm hiểu chungNhiễm trùng Echinococcus là gì?Echinococcus là một bệnh nhiễm trùng do ký sinh trùng sán dây từ họ Echinococcus gây ra. Một vài loại sán dây khác nhau ... [xem thêm]

Hội chứng Prader-Willi

(13)
Tìm hiểu chungHội chứng Prader-Willi là bệnh gì?Hội chứng Prader-Willi là một căn bệnh rối loạn hiếm gặp sau khi sinh, dẫn đến một số vấn đề về thể ... [xem thêm]

Táo bón (bón)

(99)
Bệnh táo bón là một vấn đề ở đường tiêu hóa tương đối phổ biến và có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng, độ tuổi nào. Do đó, ngoài tìm hiểu về ... [xem thêm]

Hen suyễn

(77)
Bệnh hen phế quản (hay còn có tên gọi khác là hen suyễn) là gì? Đây là một căn bệnh mạn tính ảnh hưởng đến đường dẫn khí ở phổi, gây thu hẹp ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN