Trẻ béo phì do đâu?

(4.28) - 59 đánh giá

Tìm hiểu chung

Bệnh béo phì không những khiến bạn tự ti về ngoại hình mà còn gây nên nhiều vấn đề sức khỏe. Tìm hiểu đúng nguyên nhân gây bệnh là cách hiệu quả giúp bạn “tống khứ” mỡ thừa trong cơ thể.

Bệnh béo phì là gì?

Béo phì là một chứng rối loạn phức tạp liên quan đến tình trạng có quá nhiều chất béo trong cơ thể. Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng của bệnh nhân mà còn làm tăng nguy cơ bệnh tật và vấn đề sức khỏe như bệnh tim, tiểu đường và huyết áp cao.

Béo phì và thừa cân là hai khái niệm khác nhau. Thừa cân là tình trạng cân nặng tăng quá nhiều so với chiều cao không chỉ do dư thừa chất béo mà còn có thể do nhiều cơ bắp hoặc nước trong cơ thể. Cả hai tình trạng trên đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Triệu chứng thường gặp

Tác hại của bệnh béo phì là gì?

Người có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn 25 là thừa cân, ở mức 30 hoặc cao hơn là béo phì và ở mức 40 hoặc cao hơn là béo phì nghiêm trọng. Chỉ số khối cơ thể (BMI) là một cách để biết một người có thừa cân hay không. Công thức tính BMI là:

BMI = Cân nặng (kg)/ (chiều cao (m) x chiều cao (m))

Đối với hầu hết mọi người, BMI giúp ước tính lượng chất béo hợp lý trong cơ thể. Tuy nhiên, chỉ số BMI không trực tiếp đo lượng chất béo trong cơ thể. Ví dụ như ở một số người, cụ thể là vận động viên thể hình có thể có chỉ số BMI ở mức béo phì do cơ bắp của họ phát triển quá nhiều nên chiếm khối lượng lớn mặc dù họ không có chất béo dư thừa trong cơ thể. Cho nên nếu chỉ dựa vào chỉ số BMI sẽ không phản ánh chính xác tình trạng béo phì của bạn. Hãy hỏi bác sĩ của bạn nếu bạn có thắc mắc về chỉ số BMI của mình.

Tình trạng béo phì có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng như cao huyết áp, tiểu đường và bệnh tim mạch vành. Tình trạng này cũng làm tăng viêm khớp, gây khó thở khi gắng sức, ngưng thở khi ngủ và mệt mỏi.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn cho rằng mình có thể bị béo phì, đặc biệt là bạn lo ngại về vấn đề liên quan đến cân nặng, hãy gặp bác sĩ ngay. Bạn và bác sĩ có thể cùng đánh giá rủi ro sức khoẻ và thảo luận các cách thức giảm cân. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh béo phì?

Nguyên nhân bệnh béo phì là do hấp thu quá nhiều calo. Một số người bị tăng cân rất nhiều mà không rõ lí do vì sao. Có thể là do gen (cha mẹ di truyền gen mang khuynh hướng tăng cân cho con), các lí do tâm lí (ăn khi bị căng thẳng) hoặc do văn hóa xã hội (người ta được khuyến khích ăn nhiều).

Nguy cơ mắc phải

Bệnh béo phì có nguy hiểm không?

Bất cứ ai cũng có thể bị béo phì nếu không có một chế độ ăn và tập thể dục phù hợp. Béo phì thường được chẩn đoán ở những người làm việc hành chính, văn phòng và có mức thu nhập trung bình nhưng không quá cao. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Ngày nay, tình trạng béo phì ở trẻ em cũng là một vấn để đáng báo động do chế độ ăn uống không hợp lý. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc béo phì?

Một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì:

  • Gen di truyền;
  • Lối sống gia đình;
  • Ít vận động;
  • Chế độ và thói quen ăn uống không lành mạnh;
  • Bỏ hút thuốc;
  • Thiếu ngủ;
  • Sử dụng một số loại thuốc nhất định;
  • Tuổi tác;
  • Các vấn đề xã hội và kinh tế;
  • Các vấn đề về y tế.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh béo phì?

Để chẩn đoán bệnh béo phì, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và hỏi về tiền sử bệnh, thói quen ăn uống, mức độ tập thể dục của bạn.

Sau đó, bác sĩ có thể tiến hành hai phương pháp phổ biến nhất để đánh giá trọng lượng và đo lường rủi ro sức khỏe liên quan đến cân nặng của bạn là:

Chỉ số khối cơ thể (BMI): Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính bằng chiều cao và cân nặng của bạn theo công thức: BMI = Cân năng (kg)/ (chiều cao (m) x chiều cao (m)). Thông thường, người có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn 25 là thừa cân, ở mức 30 hoặc cao hơn là béo phì và ở mức 40 hoặc cao hơn là béo phì nghiêm trọng.

Vòng eo (đo vòng bụng của bạn trong inches): Số đo vòng bụng của bạn là một cách khác để ước tính cơ thể bạn đang có bao nhiêu lượng chất béo.

Những phương pháp nào dùng để chữa bệnh béo phì?

Chế độ ăn kiêng, tập thể thao và phẫu thuật đều có thể áp dụng. Chuyên gia dinh dưỡng và các bác sĩ có thể giúp chúng ta lên kế hoạch một chế độ ăn ít chất béo, ít calo. Tập thể dục là một cách hữu hiệu, nên có một chương trình theo dõi cá nhân để giúp ngăn ngừa những biến chứng của bệnh. Một vài loại thuốc (thuốc kích thích) có thể làm giảm cân và gây ra tác dụng phụ. Chỉ nên dùng thử cách này sau khi áp dụng chế độ ăn kiêng và tập thể dục, phải sử dụng thuốc dưới sự giám sát trực tiếp của bác sĩ.

Một lối sống năng động, tập thể dục nhiều và ăn uống lành mạnh là cách an toàn nhất để giảm cân và cải thiện sức khỏe của bạn. Làm việc với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để thiết lập lượng calo an toàn mà mỗi ngày bạn có thể tiêu thụ để có thể vừa giúp bạn giảm cân vừa giữ gìn sức khỏe của bạn. Hãy nhớ rằng giảm cân từ từ và đều đặn sẽ giúp bạn tránh khả năng tăng cân trở lại nhiều hơn. Chuyên gia dinh dưỡng có thể dạy cho bạn về:

Bạn cũng nên hạn chế thói quen ăn vặt do stress thông qua các phương pháp giảm stress khác như yoga, tập thể dục hoặc dùng thuốc. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị trầm cảm và stress nghiêm trọng.

Nếu bạn mắc bệnh béo phì (trên mức 100% trọng lượng lý tưởng của cơ thể hoặc có chỉ số BMI cao hơn 40) và những phương pháp giảm béo khác không hiệu quả thì có thể xem xét đến biện pháp phẫu thuật, chẳng hạn như phẫu thuật thu nhỏ dạ dày, băng dạ dày hoặc thắt dạ dày.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh béo phì?

Những thói quen sau giúp bạn hạn chế diễn tiến trình trạng béo phì:

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Tiểu đường loại 2 ảnh hưởng tới cân nặng thế nào?

(15)
Người mắc bệnh tiểu đường loại 2 thường cảm thấy khó khăn khi kiểm soát cân nặng. Tình trạng thừa cân hay béo phì lại khiến bệnh nghiêm trọng hơn.Bạn ... [xem thêm]

Khi nào nên dạy con cách dùng bao cao su để không xảy ra điều đáng tiếc?

(66)
Tình cờ, con bạn nhìn một mẩu quảng cáo trên tivi hay bảng quảng cáo ngoài đường về bao cao su và không ngớt đưa ra những thắc mắc với bạn. Lúc này, bạn ... [xem thêm]

Rối loạn định dạng giới và những điều nên biết

(16)
Rối loạn định dạng giới và những điều cần biết về bệnh giúp bạn có cách tiếp cận phù hợp và điều chỉnh các hành vi lệch lạc về giới tính. Rối ... [xem thêm]

Amidan có đốm trắng: nguyên nhân và cách điều trị (P1)

(53)
Khi bạn bị viêm hay nhiễm trùng amidan, bác sĩ sẽ tiến hành cắt amidan cho bạn. Hiện đây vẫn là cách điều trị được nhiều người tin tưởng, song các bác ... [xem thêm]

Thiếu hụt estrogen: Nguyên nhân, hệ quả và hướng điều trị

(99)
Thiếu hụt estrogen dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng tình trạng này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể của phụ nữ. Tác dụng ... [xem thêm]

Tiết dịch núm vú – có nguy hiểm hay không?

(100)
Núm vú tiết dịch là hiện tượng một hoặc cả hai núm vú đôi khi tiết ra chất dịch. Tiết dịch núm vú có thể là hiện tượng sinh lý bình thường hoặc cũng ... [xem thêm]

Tại sao cơ thể bạn luôn cần chất xơ và tinh bột?

(61)
Tinh bột và chất xơ là hai trong số các nhóm thực phẩm thiết yếu mà bạn cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày. Nhưng liệu bạn hiểu được những “người bạn ... [xem thêm]

8 sai lầm phụ huynh hay mắc phải khi cho con ăn

(49)
Một trong những điều khiến bạn cảm thấy vô cùng phiền muộn là mỗi khi cố gắng thuyết phục bé trong mỗi bữa ăn. Hãy cố gắng tránh 8 sai lầm thường ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN