Dấu hiệu ung thư tinh hoàn và cách phòng ngừa

(4.1) - 89 đánh giá

Tuy chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số các bệnh ung thư ở nam giới nhưng ung thư tinh hoàn lại là một nỗi ám ảnh của các đấng mày râu. Vì vậy, nắm được những dấu hiệu ung thư tinh hoàn và cách phòng tránh là điều mà bất cứ quý ông nào cũng cần phải biết.

Bệnh rơi đúng vào độ tuổi “mặn nồng” nhất với chuyện phòng the vợ chồng. Theo thống kê, ung thư tinh hoàn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên bệnh hay gặp nhất là ở độ tuổi từ 15-35 tuổi.

Có hai loại của ung thư tinh hoàn là ung thư tế bào mầm (biểu mô phôi) và ung thư không phải tế bào mầm.

Bên cạnh đó, một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tinh hoàn bao gồm: dị tật bẩm sinh, rối loại nội tiết trong cơ thể, chấn thương tiết niệu và tinh hoàn không xuống bìu.

Những nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy những bé trai sinh không có hiện tượng xuống bìu sẽ có 40% nguy cơ cao hơn bị ung thư tinh hoàn so với trẻ bình thường, đặc biệt là khi các trẻ em này không được tiến hành mổ hạ tinh hoàn xuống trước 4 tuổi.

Nếu ung thư tinh hoàn không được chẩn đoán và điều trị kịp thời ở giai đoạn sớm, bệnh có thể dẫn tới tử vong. Đáng nói là, đa số các quý ông lại ngại ngần, không đi khám mặc dù đã nhận ra những dấu hiệu ung thư tinh hoàn đặc trưng. Nếu không điều trị, khối u ác tính ngày một to ra và xâm lấn toàn bộ phần bìu. Đến lúc toàn bộ tinh hoàn chỉ là khối ung thư thì đã quá muộn.

Những dấu hiệu ung thư tinh hoàn đặc trưng

Mặc dù ung thư tinh hoàn thường không gây đau nhói, tuy nhiên khối u ung thư có thể gây ra tổn thương cho tinh hoàn hoặc cơ quan lân cận. Thỉnh thoảng, các mạch máu bị vỡ trong khối u gây ra sưng và rất đau.

Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tiết niệu hoặc nam khoa khi thấy có thay đổi đáng kể về kích thước và hình dạng của hai tinh hoàn dù có đau hay không.

Ngoài ra, bạn cũng không nên lơ là các triệu chứng và dấu hiệu ung thư tinh hoàn, bao gồm:

  • Tức nặng tinh hoàn;
  • Đau ở tinh hoàn;
  • Sưng ở bìu;
  • Sờ có mảng cứng;
  • Sờ thấy u cục;
  • Tinh hoàn to ra hay nhỏ đi một cách bất thường.

Phòng ngừa ung thư tinh hoàn như thế nào?

Hiện chưa có cách nào để ngăn ngừa ung thư tinh hoàn. Bác sĩ khuyên bạn nên thường xuyên tự kiểm tra tinh hoàn để xác định dấu hiuệu ung thư tinh hoàn kịp thời ở giai đoạn sớm nhất của nó. Thời điểm tốt nhất để kiểm tra tinh hoàn của bạn là sau khi tắm nước ấm hoặc vòi hoa sen. Nhiệt từ nước giúp thư giãn bìu, dễ dàng hơn cho bạn để tìm bất cứ điều gì bất thường.

Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo các biện pháp bảo hộ khi chơi các môn thể thao nguy hiểm. Duy trì lối sống và sinh hoạt tình dục lành mạnh, khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời và chữa trị đúng cách. Bên cạnh đó, các quý ông cần phải loại bỏ mọi ngại ngần khi quyết định khám tinh hoàn để có thể được bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Các phương pháp chẩn đoán và liệu pháp điều trị ung thư tinh hoàn có hiệu quả đến mức độ nào thì việc phòng ngừa, phát hiện sớm bệnh vẫn được các bác sĩ cho rằng nó đóng một vai trò quan trọng.

Do vậy mà, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức về phòng bệnh dưới đây:

  • Đối với nhà có trẻ nhỏ, nên kiểm tra xem bé có các dị tật bẩm sinh không? Đặc biệt là quan sát xem 2 tinh hoàn có nằm ở trong bìu hay ở vị trí khác.
  • Nam giới ở mọi độ tuổi, nhất là thanh niên nên học cách để tự kiểm tra tinh hoàn của mình, để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường trong tinh hoàn của mình.
  • Tất cả bệnh nhân ung thư tinh hoàn đã được điều trị lên có kế hoạch theo dõi chặt chẽ để phát hiện được kịp thời khi bệnh tái phát.

Những thành tựu y học đã đạt được trong những năm gần đây về chẩn đoán và điều trị ung thư tinh hoàn kèm theo là những kiến thức nhận biết dấu hiệu ung thư tinh hoàn, phát hiện sớm trong mọi người, như một tín hiệu đáng mừng trong tương lai để bệnh không còn là nỗi ám ảnh của nam giới.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vì sao người bị bệnh tiểu đường nên đếm carbohydrate thường xuyên?

(80)
Việc tính lượng carbohydrate đối với người bệnh tiểu đường rất quan trọng vì nó giúp xác định và kiểm soát được lượng đường trong máu.Bạn cần ... [xem thêm]

Phát hiện sớm bệnh cứng lưỡi ở trẻ để can thiệp kịp thời

(99)
Đôi khi nguyên nhân khiến con yêu bú kém không phải xuất phát từ người mẹ mà bé đang mắc phải tình trạng gọi là bệnh cứng lưỡi ở trẻ nhỏ. Điều quan ... [xem thêm]

7 cách giúp trẻ từ bỏ thói quen xem tivi

(67)
Trẻ em, không giống như người lớn, thường mất khả năng điều tiết thói quen xem tivi của mình, dẫn đến là trẻ liên tục xem tivi không chỉ mất cơ hội tham ... [xem thêm]

Những sự thật về tẩy lông có thể bạn chưa biết

(51)
Bạn có bao giờ thắc mắc rằng: vì sao lông mọc lại sau khi cạo thường sẽ dày hơn và sậm màu hơn? Có nên sử dụng hóa chất làm rụng lông? Có nên tẩy lông ... [xem thêm]

Quan hệ sau sinh cần lưu ý những gì?

(73)
Sau sinh bao lâu thì vợ chồng có thể quan hệ tình dục trở lại? Quan hệ sau sinh là một trong những vấn đề mà rất nhiều cặp vợ chồng quan tâm và mong muốn ... [xem thêm]

Đưa trẻ sơ sinh về nhà từ bệnh viện

(22)
Đưa trẻ sơ sinh từ viện về nhà là một sự kiện lớn. Nếu đây là bé đầu lòng, chắc hẳn bạn sẽ có rất nhiều lo lắng. Vậy khi đưa bé từ viện về ... [xem thêm]

Các cách phòng tránh lây nhiễm HIV cực hiệu quả

(15)
HIV là căn bệnh mang “án tử” cho người mắc phải. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, dưới đây là các cách phổ biến phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS.Nếu bạn đang ... [xem thêm]

Thai nhi 20 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(84)
Sự phát triển của thai nhi 20 tuần tuổiThai nhi 20 tuần tuổi phát triển như thế nào?Thai nhi 20 tuần, bé lúc này có kích thước của một quả chuối, dài khoảng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN