Thai phụ có thể sử dụng kẹo ngậm ho không?

(4.49) - 94 đánh giá

Cảm cúm, viêm họng là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Trong thời gian bầu bì, thai phụ không thể tùy tiện sử dụng thuốc. Do đó, kẹo ngậm ho là sự lựa chọn của nhiều người. Thế nhưng, dù được ưa chuộng nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về sản phẩm này.

Kẹo ngậm ho là cách điều trị được nhiều người nghĩ đến khi mắc cảm ho thông thường. Tuy nhiên, liệu sản phẩm này có tốt cho phụ nữ mang thai? Hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây nhé.

Kẹo ngậm ho có thể giúp mẹ giảm các triệu chứng nào?

Kẹo này có tác dụng hỗ trợ điều trị một số triệu chứng như:

  • Viêm họng
  • Ho dai dẳng
  • Nghẹt mũi
  • Khô miệng
  • Giảm cảm giác ớn lạnh khi mang thai

Kẹo ngậm ho chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn. Thông thường, các thành phần của nó khá an toàn với phụ nữ mang thai. Khi mua kẹo, bạn không nên dựa vào hương vị mà hãy đọc kỹ những thông tin ghi trên bao bì để tránh mua phải các sản phẩm có chứa các thành phần điều trị các triệu chứng mà bạn không có.

Dùng kẹo ngậm ho khi mang thai có an toàn không?

Kẹo có chứa các thành phần hoạt tính giống như thuốc. Điều này khiến nhiều bà bầu bối rối không biết có nên sử dụng hay không. Nhìn chung, các bác sĩ đều cho rằng kẹo ngậm ho an toàn và không có khả năng gây hại cho mẹ hoặc thai nhi. Nếu chỉ sử dụng trong thời gian ngắn để điều trị các triệu chứng của một số bệnh thông thường như cảm lạnh và cảm cúm thì bạn cũng không cần quá lo lắng.

Dạng kẹo này thường có chứa những thành phần nào?

Mỗi nhà sản xuất sẽ sử dụng các thành phần khác nhau nhưng nhìn chung, kẹo ngậm ho có thể chứa các thành phần sau:

1. Benzocaine

Benzocaine là một loại thuốc gây mê có tác dụng làm tê liệt một khu vực nào đó. Chất này thường được sử dụng để gây tê tại chỗ và thường có mặt trong các loại thuốc giảm đau không kê đơn. Trong kẹo ngậm ho, benzocaine có tác dụng gây tê vùng cuống họng, giúp giảm đau. Benzocaine không đi vào máu, nên khá an toàn với phụ nữ mang thai.

2. Dầu bạch đàn

Bạch đàn (khuynh diệp) là một chất khử trùng tự nhiên, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra, nó còn có tác dụng tiêu đờm. Vì vậy, dầu bạch đàn kết hợp với tinh dầu bạc hà là 2 thành phần thường được sử dụng trong kẹo ngậm ho để giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh và xoa dịu cơn đau họng.

Bạn có thể nghe người khác khuyên không nên sử dụng dầu bạch đàn trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo bởi kẹo ngậm ho chỉ chứa một lượng rất nhỏ dầu bạch đàn.

3. Pectin có trong kẹo ngậm ho

Pectin có tác dụng giảm sưng và khá an toàn với bà bầu. Đây là thành phần tự nhiên thường được tìm thấy trong các loại trái cây. Vì vậy, thành phần này thường có trong các loại kẹo ngậm ho vị trái cây, không có chứa tinh dầu bạc hà.

4. Kẽm gluconate glycine

Kẹo ngậm ho có chứa thành phần này thường được bán rộng rãi trên thị trường. Nhiều bằng chứng cho thấy rằng bổ sung một lượng lớn kẽm có thể làm tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp giảm nhanh các triệu chứng của cảm lạnh.

Phụ nữ mang thai không nên dùng quá 40mg kẽm mỗi ngày, trong khi các viên kẹo ngậm ho thường chứa khoảng 13mg kẽm. Vì vậy, mỗi ngày bạn chỉ nên sử dụng khoảng 2 – 3 viên có chứa thành phần này.

5. Kẹo ngậm ho chứa Tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà có thành phần là menthol. Khi bạn dùng kẹo ngậm ho có chứa menthol, bạn sẽ có cảm giác mát lạnh ở cổ họng. Ngoài ra, chất này cũng giúp loại bỏ cảm giác nghẹt mũi. Bác sĩ thường không khuyến khích phụ nữ mang thai dùng kẹo ngậm ho có chứa menthol bởi độ an toàn của nó vẫn chưa được kiểm chứng.

Bên cạnh các chất trên, một số loại kẹo ngậm ho còn có chứa sirô ngô hoặc các chất làm ngọt khác. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng những loại kẹo này nếu bạn bị đái tháo đường típ 1, típ 2, đái tháo đường thai kỳ hoặc có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ. Sirô ngô và các chất làm ngọt có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên, khiến việc kiểm soát bệnh đái tháo đường trở nên khó khăn.

6. Dextromethorphan

Dextromethorphan là thuốc ức chế ho. Loại kẹo có chứa thành phần này sẽ rất hữu ích nếu bạn bị ho dai dẳng hoặc bị ngứa cổ họng. Tuy nhiên, loại thuốc này hiện đang gây tranh cãi về việc sử dụng cho phụ nữ mang thai, vì một nghiên cứu ở gà cho thấy chất này có thể gây dị tật bẩm sinh.

Thế nhưng, theo một nghiên cứu khác, loại thuốc này không gây tác dụng phụ lên thai kỳ của con người. Nếu bạn lo lắng về khả năng gây hại cho thai nhi, hãy tìm một loại kẹo ngậm ho không chứa chất này.

Ngoài kẹo ngậm ho, còn có cách nào khác để điều trị viêm họng không?

Ngoài kẹo ngậm như trên, bạn cũng có thể thử một số cách sau để điều trị đau họng:

  • Súc miệng với nước muối: Súc miệng khoảng một phút với một cốc nước nóng có pha 1/2 thìa cà phê muối và nhổ ra. Cách này có tác dụng làm dịu cổ họng, tiêu đờm và tiêu diệt vi khuẩn.
  • Uống nhiều nước để giữ ẩm cho cơ thể: Mất nước không chỉ gây kích ứng dạ dày mà còn khiến cổ họng bị khô, gây ngứa.
  • Uống nước trà pha với chanh: Bạn có thể thử dùng một tách trà không chứa caffeine pha với một chút chanh. Nếu bạn có ý định cho thêm mật ong, hãy chọn loại mật ong đã được tiệt trùng để hạn chế thai nhi tiếp xúc với vi khuẩn có hại.

Khi nào nên đến bác sĩ khám?

Đau họng có thể là dấu hiệu của một bệnh nguy hiểm nào đó cần được điều trị ngay lập tức. Nếu bạn có những triệu chứng sau, hãy đến bác sĩ khám:

  • Sốt trên 38°C
  • Phát ban
  • Đau họng kéo dài hơn 3 – 4 ngày
  • Cổ họng xuất hiện các đốm đỏ hoặc trắng
  • Các triệu chứng của đau họng và cảm lạnh đã có chuyển biến tốt nhưng đột nhiên xấu đi.

Một số lưu ý trước khi dùng kẹo ngậm ho

Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả kẹo ngậm ho, hãy đến gặp bác sĩ sản phụ khoa hỏi xem liệu thuốc đó có an toàn cho bạn hay không. Bác sĩ sẽ hỏi thêm về các triệu chứng của bạn trước khi cho ý kiến. Ngoài ra, bạn cũng nên hỏi bác sĩ một số vấn đề sau:

  • Bạn có thể dùng kẹo ngậm ho trong bao lâu và liều lượng mỗi ngày như thế nào.
  • Cho bác sĩ biết nếu các triệu chứng của bạn đã kéo dài nhiều ngày, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho thấy bạn đã mắc phải một bệnh nào đó.

Bích Ngân/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tầm quan trọng của sắt đối với phụ nữ có thai

(41)
Phụ nữ cần nhiều sắt hơn trong thời gian mang thai để hỗ trợ lượng máu nhằm cung cấp cho bé và chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.Mẹ bầu có biết rằng 9% ... [xem thêm]

9 cách giảm cân an toàn khi mang thai

(25)
Trước khi mang thai, nếu bị thừa cân, béo phì hoặc lên cân quá nhiều, bạn cần biết cách giảm cân khi mang thai an toàn và hiệu quả để bé yêu chào đời ... [xem thêm]

Vòng eo 56 sau hai tuần – Chuyện hoàn toàn có thể

(97)
Đạt được vòng eo 56 không phải là dễ dàng và nó còn phụ thuộc vào khung xương của bạn nữa. Tuy nhiên, nếu lựa chọn đúng bài tập, chỉ sau 2 tuần bạn ... [xem thêm]

Chuyên mục cao huyết áp

(74)
Huyết áp trung bình của mỗi độ tuổi không giống nhau. Việc tìm hiểu về chỉ số huyết áp bình thường là bước đầu tiên trong việc bảo vệ sức khỏe ... [xem thêm]

7 câu hỏi bạn nên cân nhắc trước khi quyết định chia tay

(80)
Bạn có ý nghĩ chia tay nhưng vẫn chưa thật sự dứt khoát? Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định chia tay, đừng làm mình làm mẩy để rồi sau đó chính ... [xem thêm]

Chất tẩy rửa xanh: Lợi hay hại?

(32)
Các hãng chất tẩy rửa thường tự quảng cáo rằng sản phẩm của họ mang nhãn hiệu chất tẩy rửa xanh. Đồng thời, họ cũng khẳng định sản phẩm của họ ... [xem thêm]

13 tác dụng của nấm mỡ trắng khiến bạn bất ngờ

(13)
Nấm mỡ trắng vừa dễ mua trên thị trường lại mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như duy trì sức khỏe gan, ngừa ung thư, chống viêm, kháng khuẩn… Đây ... [xem thêm]

Chu kỳ của tâm trạng và đột quỵ

(95)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN