Bí quyết giúp trẻ hòa nhập với trường trung học mới

(4.27) - 55 đánh giá

Bước chân vào một ngôi trường mới hoàn toàn xa lạ chẳng phải là điều dễ dàng đối với nhiều đứa trẻ tuổi vị thành niên, giai đoạn mà tâm lý của trẻ đang có rất nhiều thay đổi. Do đó, cha mẹ hãy giúp con vượt qua trở ngại này với các bí quyết để trẻ hòa nhập với trường trung học nhé.

Việc phải nói lời tạm biệt với mái trường thân quen, tạm xa rời những người bạn cũ quả là một điều thật khó khăn đối với trẻ nhỏ, nhất là trẻ trong độ tuổi vị thành niên. Nhưng biết làm thế nào khi mà cuộc sống chúng ta luôn có những điều bất ngờ xảy ra buộc chúng ta phải chuyển nhà đến một nơi ở mới, chuyển trường cho con hay các bé đang bước vào giai đoạn chuyển cấp vào trường trung học cơ sở hoặc phổ thông.

Việc hòa nhập với trường trung học là điều không mấy dễ dàng đối với trẻ

Nhiều bậc phụ huynh thường cho rằng việc chuyển trường hay chuyển cấp sẽ không ảnh hưởng gì nhiều đến con nhưng hoàn toàn ngược lại. Một số trẻ không dễ dàng thích nghi với bất kỳ điều gì mới mẻ trong khi số khác lại rất nhanh trong việc bắt kịp với mọi thay đổi. Thế nên, việc con bạn phải mất một khoảng thời gian dài để có thể thích nghi với môi trường mới không có gì là khó hiểu.

Sẽ là “thảm họa” với một đứa trẻ trong độ tuổi vị thành niên nếu như việc làm quen với ngôi trường mới khiến con cảm thấy áp lực. Thực tế là việc khó thích nghi không chỉ cản trở con phát huy tốt khả năng học tập của mình mà còn là rào cản trong việc phải tham gia các hoạt động ngoại khóa. Nếu con bạn đang rơi vào tình huống này, những chia sẻ dưới đây sẽ là “cứu cách” giúp con hòa nhập với trường trung học mới.

Bí quyết để hòa nhập vào trường trung học mới

Để con bạn nhanh chóng hòa nhập vào trường trung học mới, cha mẹ nên tham khảo những lời khuyên hữu ích sau:

1. Đầu tiên là hãy giúp trẻ giữ một thái độ tích cực

Nếu đặt bản thân mình vào hoàn cảnh của trẻ thì chưa chắc chúng ta có thể làm tốt hơn con khi mới chân ướt chân ráo những ngày đầu tiên đến lớp mà luôn phải mỉm cười vui vẻ cho được.

Trẻ có thể sẽ có cái nhìn ảm đạm với ngôi trường mới ngay từ đầu, do vậy trách nhiệm lớn lao là thuộc về bạn. Hãy cho con biết rõ về tất cả những thứ mới mẻ mà con có thể nhận được. Một số điều tốt đẹp mà bạn có thể giới thiệu với trẻ như những khóa học ngoại khóa hấp dẫn, thầy cô giáo rất thân thiện hay những câu lạc bộ thú vị mà con có thể tham gia ngoài giờ học.

Trong trường hợp có chuyển nhà thì bạn cũng nên chia sẻ rằng bạn cũng có những mối lo lắng nhất định như thế nào. Nhưng cũng nên nhấn mạnh bạn nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực nhất và cho con thấy bạn đang cố gắng để làm mọi thứ tốt hơn.

2. Hãy lắng nghe những điều con muốn nói

Trẻ vị thành niên thường có những suy nghĩ khó hiểu, khó nắm bắt được. Thế nên, đôi khi bạn tưởng rằng việc chuyển trường cho con chỉ đơn giản là chuyển việc học của con từ ngôi trường này qua ngôi trường khác. Điều này có thể khiến trẻ nảy sinh tâm lý chống đối và muốn nổi loạn hơn.

Do vậy, hãy lắng nghe những suy nghĩ của trẻ, đừng “xát muối” vào lòng con với những câu nói lạnh lùng như: “Trường nào mà chả như nhau”, “Hãy quen với điều đó đi” hay “Kiểu gì con cũng sẽ có bạn thôi”. Thay vào đó, bạn nên an ủi cũng như động viên trẻ, giải thích cho con hiểu tất cả những điều đang diễn ra.

Những đứa trẻ trong độ tuổi này cũng dễ có những hành vi kiểu “tức nước vỡ bờ” nếu như những mong muốn của con không được đáp ứng hay con không thể nói ra những gì mình đang nghĩ.

Vì thế, hãy đặt những câu hỏi khơi gợi mối quan tâm của con bạn. Có thể trẻ sẽ chưa có bạn khi học ở trường mới, nên bạn hãy giúp con bằng cách tạo điều kiện để con duy trì mối liên lạc với bạn bè cũ.

3. Giải thích cho trẻ về lý do chuyển trường

Lời khuyên này dành cho những gia đình trong hoàn cảnh phải chuyển trường cho con vì chuyển nhà hay vì lý do nào đó. Bạn nên thành thật khi nói với trẻ về lý do của sự thay đổi này, là cơ hội nghề nghiệp tốt hơn của bố mẹ hay để gần gũi với gia đình, họ hàng hơn hoặc chỉ là bạn không còn đủ khả năng để sống ở nơi hiện tại…

Không nên để trẻ hiểu lầm rằng bạn đang làm cho cuộc sống của chúng khó khăn hơn, hay bạn chẳng màng đến cảm xúc của con mình bằng việc chuyển đến trường mới. Thay vào đó, bạn nên giải thích rằng đấy là lựa chọn tốt nhất cho cả nhà.

4. Dành thời gian để hiểu về ngôi trường mới trước khi nhập học

Sự lo âu thường bắt nguồn từ việc không biết điều gì sẽ đến với mình. Nếu con có thể hiểu rõ về ngôi trường mới, ắt hẳn bé sẽ có thái độ tích cực hơn về chuyện đến lớp.

Vì thế, bố mẹ nên tạo động lực cho con bằng cách tìm hiểu về ngôi trường con sẽ học, sẽ tốt hơn nếu để trẻ tham gia cùng. Hãy chọn thời điểm tham quan trường phù hợp như khi có các lớp ngoại khóa sinh hoạt sôi động… Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu về quy mô trường học, các hoạt động ngoại khóa, thể thao bằng cách truy cập vào website của trường hay trao đổi trực tiếp với đại diện ban giám hiệu.

Hãy sắp xếp để con có một chuyến tham quan trường học, gặp gỡ một vài học sinh của trường trước ngày khai giảng sẽ rất hữu ích với con. Việc được nhìn thấy một vài gương mặt quen thuộc trong những ngày đi học sau đó sẽ là bước đệm tốt cho trẻ trong việc hòa nhập với trường trung học mới.

5. Khuyến khích một khởi đầu mới

Đôi khi, trong cuộc sống ai cũng cần có một sự khởi đầu mới để tạo cú hích cho bản thân. Có không ít trường hợp trẻ học tiểu học rồi trung học cơ sở và cả trung học phổ thông tại cùng một ngôi trường. Điều đó không phải là không tốt, nhưng việc học mãi tại một môi trường sẽ ăn sâu vào trẻ tính cách và những suy nghĩ khó thay đổi. Điều đó sẽ gây cho trẻ không ít khó khăn khi con cần phải bước vào môi trường mới.

Ở trường cũ, con bạn có thể là một người học dở có tiếng hay chơi thể thao kém nhưng sang ngôi trường mới, mọi “án tích” của trẻ đều được xóa bỏ, chẳng ai biết bé là ai và ngược lại. Đó là thật sự, là một lựa chọn tốt nếu bạn đang muốn thay đổi bất cứ điều gì tích cực cho trẻ.

Cha mẹ cũng nên giải thích rõ với trẻ rằng một khởi đầu mới là cách tốt để trở thành một phiên bản thậm chí tốt hơn chính mình hiện tại. Việc trẻ sẽ bước vào ngôi trường mới, học cùng các bạn mới cũng đâu hẳn là tệ.

6. Xây dựng kế hoạch kết bạn cho con

Thật khó khăn để kết bạn ở trường mới, đặc biệt nếu rơi vào tình huống con bạn phải chuyển trường vào thời điểm giữa năm học. Nếu trẻ có tính cách rụt rè, nhút nhát, bạn nên có giải pháp thích hợp nhằm giúp trẻ nhút nhát kết bạn hiệu quả.

Hãy cùng con lên một kế hoạch để có thể gặp gỡ và kết thân với những người bạn mới. Hãy trao đổi với con về những loại hình hoạt động ngoại khóa mà trẻ thích tham gia. Việc đăng ký tham gia một câu lạc bộ hay lớp ngoại khóa nào đó cũng là cách tuyệt vời để cho con hòa nhập ở trường.

Thời đi học ai mà chẳng có cho mình một hội bạn “cạ cứng” đúng không? Thế nên việc mau chóng có bạn bè chính là cách nhanh nhất để con hòa nhập với trường trung học mới.

7. Đừng quên những người bạn cũ

Bây giờ là thời đại 4.0, chẳng phải cái thời mà mọi liên lạc cần phải thông qua thư từ nữa. Sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số hiện đại giúp chúng ta kết nối với nhau dễ dàng hơn. Dù trẻ có đi xa đến mấy thì điện thoại di động sẽ là “sứ giả” đưa tin nhanh nhất để con kết nối với bạn bè.

Nếu con chuyển trường, chuyển cấp nhưng trong phạm vi khu vực gia đình sinh sống, hãy khuyến khích trẻ mời bạn bè cũ đến nhà chơi thường xuyên. Để trẻ giới thiệu bạn bè với mình cũng là cách bố mẹ biết thêm về các mối quan hệ của con.

Đôi lúc, trẻ có thể không muốn kết bạn mới bởi lẽ làm như vậy sẽ được xem là không quý trọng bạn cũ, thậm chí trẻ còn sợ sẽ bị bạn cũ bỏ rơi nếu không thường xuyên giữ liên lạc. Vì vậy, hãy tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con, đừng ngăn cấm trẻ duy trì những mối quan hệ với bạn bè cũ và hãy trở thành người giúp con “lựa bạn” mà chơi bạn nhé!

8. Chú ý đến kết quả học tập

Bạn có biết rằng việc càng học lên cao thì mức độ khó lại càng tăng hơn nữa với các thách thức về mặt học thuật? Nếu con phải chuyển trường giữa chừng trong năm học thì có nhiều sự điều chỉnh cần phải thực hiện.

Đừng ngần ngại tham vấn các giáo viên của con bạn về tình hình học tập của trẻ ở trường, có khi bạn sẽ có cách giúp con bắt kịp nhịp bài vở đấy!

9. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ nếu cần thiết

Nếu con bạn đang có một thời gian đặc biệt khó khăn để hòa nhập với một trường trung học mới, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp. Đặc biệt là khi trẻ không kết bạn hoặc chúng bắt đầu gặp khó khăn trong học tập, trẻ sẽ có những dấu hiệu tiêu cực hoặc tệ hơn có thể dẫn đến tình trạng trẻ tự kỷ hoặc trầm cảm.

Trong trường hợp này, việc tìm đến bác sĩ nhi khoa hoặc một nhà trị liệu tâm lý hoặc nói chuyện với nhân viên tư vấn tâm lý của trường là cần thiết. Điều này giúp tìm ra giải pháp thích hợp để hỗ trợ trẻ.

Việc biết cách trở thành một “tắc kè hoa”, nghĩa là có khả năng thích ứng với từng môi trường cụ thể là một điều cần thiết với bất kỳ ai. Với những trẻ đang chuyển trường hay chuyển cấp, bố mẹ hãy tham khảo những lời khuyên trên của Chúng tôi để có thể giúp con hòa nhập tốt với trường trung học mới!

Phú Đoàn / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Không khó để ngủ ngon trong thời tiết nóng

(67)
Không phải ai cũng dễ dàng có được giấc ngủ ngon trong thời tiết nóng. Vậy có cách nào để chúng ta đi vào giấc ngủ nhanh hơn trong điều kiện nóng bức như ... [xem thêm]

Điểm mặt 4 thói quen gây sẹo mụn mà bạn vô tình mắc phải

(92)
Một số sai lầm trong thói quen chăm sóc da đã vô tình làm ảnh hưởng đến quá trình da hồi phục mà chúng ta không hay biết. Nếu bạn lưu ý và sửa đổi 4 thói ... [xem thêm]

Chất xơ: Làm thế nào để tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn của bạn?

(95)
Tại sao tôi nên ăn nhiều chất xơ hơn? Việc ăn một lượng chất xơ thích hợp cho thấy có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thức ăn giàu chất xơ có thể giúp ... [xem thêm]

Coi chừng nhầm lẫn giữa sẹo mụn và vết thâm do mụn

(26)
Nhiều người thường không nhận thức được sự khác nhau giữa sẹo mụn và vết thâm do mụn nên đã điều trị không đúng cách dẫn đến những hậu quả khôn ... [xem thêm]

Hạt sago: Bí quyết giúp món tráng miệng thêm bổ dưỡng

(53)
Hạt sago giống hệt những viên trân châu và cũng xuất hiện trong nhiều món ngọt nhưng lại được làm từ một loại bột hoàn toàn khác. Bạn có biết loại ... [xem thêm]

28 tháng

(67)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Dù cho bé thích chơi với mẹ hay thích chơi một mình hơn thì vào lúc này bé đã bắt đầu thể hiện sự quan tâm ... [xem thêm]

5 cách tự nhiên trị chứng rối loạn cương dương cho nam giới

(35)
Chứng rối loạn cương dương không những khiến chuyện chăn gối trở nên hụt hẫng hơn mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của các đấng mày râu trong mối quan ... [xem thêm]

Triệu chứng chóng mặt buồn nôn đến từ đâu?

(23)
Chóng mặt buồn nôn là triệu chứng của một loạt tình trạng sức khỏe, bao gồm cả những vấn đề thường thấy như lo âu, say tàu xe… hay nghiêm trọng như ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN