Làm gì khi trẻ sơ sinh bị mụn sữa?

(4.29) - 91 đánh giá

Trẻ sơ sinh bị mụn sữa (hay còn gọi là mụn kê) là một tình trạng khá phổ biến. Tuy vấn đề này không nguy hiểm nhưng cũng khiến nhiều bố mẹ lo lắng.

Có khoảng 40 – 50% trẻ sơ sinh bị mụn sữa và thường xuất hiện ở má, mũi hoặc cằm. Một số bé ít bị mụn sữa trong khi một số khác bị nhiều hơn. Mụn sữa có thể xuất hiện 1 – 2 ngày sau khi sinh nhưng với những bé sinh non, mụn sữa có thể không xuất hiện. Tuy mụn sữa không gây đau đớn hoặc lây nhiễm, nhưng có thể khiến bé khó chịu. Mụn thường sẽ biến mất mà không cần điều trị trong 2 – 3 tuần.

Nguyên nhân gây ra mụn sữa là gì?

Mụn sữa xuất hiện có thể là do phì đại tuyến bã nhờn hay hormone của mẹ kích thích hoạt động của các tuyến bã nhờn chưa phát triển trong người bé khi còn nằm trong bụng mẹ.

Bạn nên làm gì khi con bị mụn sữa?

Mụn sữa sẽ khô, bong ra và tự động biến mất trong vòng vài tuần đến 1 – 2 tháng. Do đó, bạn không cần quá lo lắng và không dùng kem, thuốc mỡ hay cố nặn chúng, vì như vậy có thể gây sẹo.

Bạn cũng không rửa hay chà xát mạnh vào vùng da có mụn sữa vì điều đó không giúp ích gì, thậm chí còn gây kích ứng da bé. Tốt nhất, bạn hãy kiên nhẫn và không cần làm gì cả. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng xà phòng dịu nhẹ loại dành riêng cho trẻ sơ sinh để rửa sạch làn da của bé vào sáng và tối trước khi đi ngủ, để da tự khô, không dùng khăn lau vì vi khuẩn từ khăn có thể làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Sau thời gian trên, nếu mụn sữa không biến mất, bạn hãy đưa bé đến gặp bác sĩ.

Nếu bị mụn sữa, khi lớn lên bé sẽ bị mụn trứng cá?

Những người bị mụn trứng cá thường là do di truyền. Nếu ở tuổi dậy thì, bạn hoặc chồng có mụn trứng cá thì bé cũng có khả năng bị mụn trứng cá khi bước vào giai đoạn này. Do đó, không có mối liên quan giữa mụn sữa và mụn trứng cá.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chữa huyết áp thấp một cách khoa học

Chữa huyết áp thấp một cách khoa học

(19)
Cách chữa huyết áp thấp khoa học cần có sự kết hợp chế độ ăn uống, lối sống hàng ngày và thuốc điều trị. Đối với người bị huyết áp thấp mãn ... [xem thêm]
Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không?

Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không?

(26)
Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không là băn khoăn thường gặp của rất nhiều bà mẹ. Mặc dù nước là thành phần quan trọng của cơ thể nhưng ở giai ... [xem thêm]
9 bí quyết giúp bạn giữ sức khỏe để làm việc hiệu quả hơn

9 bí quyết giúp bạn giữ sức khỏe để làm việc hiệu quả hơn

(14)
Công việc bề bộn có thể khiến bạn quên chú ý giữ sức khỏe để làm việc hiệu quả. Làm sao bạn chăm sóc bản thân ngay cả khi bận rộn với deadline gấp ... [xem thêm]
Mang thai tuổi vị thành niên trẻ có thể gặp nhiều nguy cơ

Mang thai tuổi vị thành niên trẻ có thể gặp nhiều nguy cơ

(74)
Mang thai tuổi vị thành niên không chỉ đơn thuần là vấn đề về sức khỏe mà còn làm mất đi tiềm năng, rút ngắn cơ hội học hành và hạn chế sự lựa ... [xem thêm]
Bàn chân quan trọng như thế nào đối với cơ thể bạn?

Bàn chân quan trọng như thế nào đối với cơ thể bạn?

(26)
Bàn chân là một bộ phận không thể thiếu của cơ thể của mỗi chúng ta. Nó không chỉ giúp bạn đứng vững và di chuyển dễ dàng. Cấu trúc của bàn chân còn ... [xem thêm]
Men gan tăng cao gây nguy hại đến sức khỏe như thế nào?

Men gan tăng cao gây nguy hại đến sức khỏe như thế nào?

(94)
Tình trạng men gan tăng cao là một dấu hiệu cho biết gan của bạn đã bị tổn thương. Nếu không được theo dõi, can thiệp y khoa kịp thời, men gan tăng cao có ... [xem thêm]
Kính mát bạn đang dùng liệu có thật sự tốt?

Kính mát bạn đang dùng liệu có thật sự tốt?

(42)
Chúng ta hẳn đã biết, kính mát không chỉ là phụ kiện thời trang mà còn là vật bảo vệ cho đôi mắt của bạn nữa. Kính mát giúp bảo vệ mắt khỏi tia cực ... [xem thêm]
Tác dụng của nước dừa tươi tốt cho sức khỏe thế nào?

Tác dụng của nước dừa tươi tốt cho sức khỏe thế nào?

(64)
Nước dừa tươi là một loại thức uống giải khát tự nhiên rất được ưa thích vì vừa an toàn lại phổ biến khắp nơi. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN