Tìm hiểu chung
Chứng rối loạn vận động chậm là gì?
Các rối loạn vận động chậm (TDs) là những chuyển động không kiểm soát được của lưỡi, môi, mặt, thân và các chi. Bệnh thường xảy ra ở những người đang dùng các thuốc kháng acid dopaminergic dài hạn. Bệnh nhân tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực đã được điều trị bằng thuốc chống loạn thần trong thời gian dài thường mắc phải các chứng rối loạn vận động chậm, nhưng bệnh này cũng có thể xuất hiện ở những bệnh nhân khác.
Đôi khi, đây là tình trạng diễn ra thường xuyên. Vì vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn có các cử động không thể kiểm soát. Bác sĩ có thể giảm liều hoặc chuyển sang một loại thuốc khác để giảm bớt triệu chứng.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của chứng rối loạn vận động chậm là gì?
Rối loạn vận động chậm dẫn đến những cử động cứng, chùng xuống và không thể kiểm soát được. Thông thường, những điều này biểu hiện trên khuôn mặt của bạn − cụ thể là môi, hàm, hoặc lưỡi.
Nếu mắc bệnh, bạn có thể không kiểm soát được các tình trạng như:
- Cơ lưỡi tự di chuyển;
- Nháy mắt nhanh;
- Nhai;
- Chép môi
- Lắc má;
- Nhăn mặt
- Càu nhàu
Bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến cánh tay, chân, ngón tay và ngón chân. Điều đó có thể khiến bạn:
- Lắc ngón tay;
- Gõ ngón chân;
- Lắc tay;
- Đẩy xương chậu ra;
- Lắc lư từ bên này sang bên kia.
Những chuyển động này có thể nhanh hoặc chậm. Bạn có thể cảm thấy khó làm việc và đứng yên một chỗ. Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây chứng rối loạn vận động chậm?
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là việc sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh thần kinh như thuốc chống rối loạn tâm thần điều trị bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực… Các loại thuốc này khiến não ngừng sản xuất ra dopamine − chất này giúp các tế bào hợp tác với nhau và làm cho cơ vận động trơn tru. Khi có quá ít dopamine, bạn có thể bị giật mình và mất kiểm soát.
Bạn có thể mắc chứng rối loạn vận động chậm nếu dùng thuốc chống loạn thần, thường là từ 3 tháng trở lên. Nhưng rất hiếm trường hợp mắc chứng bệnh này sau khi dùng một liều duy nhất.
Các mẫu thuốc cũ của những loại thuốc điều trị thần kinh có nhiều khả năng gây bệnh rối loạn vận động chậm hơn những mẫu thuốc mới. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu nhận thấy việc sử dụng mẫu thuốc cũ hay mới đều có nguy cơ tương tự như nhau.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải chứng rối loạn vận động chậm?
Tình trạng sức khỏe này rất phổ biến và thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn so với nam giới. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn vận động chậm?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:
- Phụ nữ đã trải qua giai đoạn mãn kinh;
- Trên 55 tuổi;
- Lạm dụng rượu hoặc ma túy.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán chứng rối loạn vận động chậm?
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc:
- Nghiên cứu điện giải;
- Xét nghiệm chức năng tuyến giáp để loại trừ rối loạn chức năng tuyến giáp;
- Xét nghiệm protein serum có chứa đồng hoặc serum ceruloplasmin để loại trừ bệnh Wilson;
- Xét nghiệm huyết thanh bệnh giang mai để loại trừ chứng đau thần kinh;
- Xét nghiệm sàng lọc bệnh mô liên kết để loại trừ bệnh lupus ban đỏ toàn thân và các bệnh liên quan khác;
- Xét nghiệm canxi huyết thanh;
- Đếm số lượng hồng cầu;
- Một bài kiểm tra nước tiểu để loại trừ bị nhiễm độc;
- Chọc dò tủy sống để phân tích dịch cột sống;
- Chụp cộng hưởng từ MRI hoặc chụp cắt lớp CT não để tìm những bất thường về cấu trúc;
- Điện não đồ;
- Xét nghiệm bệnh tâm thần cũng có thể hữu ích cho các xét nghiệm chẩn đoán. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào việc bạn đang uống một số loại thuốc hoặc hợp chất nào.
Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng rối loạn vận động chậm?
Mục tiêu điều trị là ngăn ngừa chứng rối loạn vận động chậm. Khi bác sĩ kê toa một loại thuốc mới để điều trị chứng rối loạn về sức khỏe tâm thần, bạn hãy hỏi về những phản ứng phụ của thuốc. Lợi ích của thuốc nên lớn hơn những rủi ro mà nó mang lại.
Nếu bạn gặp vấn đề về di chuyển, hãy nói với bác sĩ nhưng đừng ngừng dùng thuốc. Bác sĩ có thể loại bỏ những loại thuốc gây ra vấn đề về vận động hoặc giảm liều lượng thuốc. Bạn có thể cần chuyển sang dùng thuốc chống loạn thần mới hơn và ít gây ra chứng rối loạn vận động chậm hơn.
Một số loại thuốc có thể làm giúp các cử động được dễ dàng hơn, bao gồm:
- Amantadine (Symmetrel®);
- Clonazepam (Klonopin®);
- Tetrabenazine (Xenazine®).
Vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy các biện pháp tự nhiên có thể chữa trị bệnh, nhưng một số có thể giúp ích cho việc vận động, bao gồm:
- Thuốc Ginkgo biloba;
- Thuốc Melatonin;
- Vitamin B6;
- Vitamin E.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chứng rối loạn vận động chậm?
Các lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề của chứng rối loạn vận động chậm:
- Hãy ngưng dùng thuốc nếu bạn bị rối loạn vận động chậm khi sử dụng thuốc;
- Tránh tiếp xúc với các thuốc ngăn chặn dopamine;
- Lưu ý trong hồ sơ bệnh, kể cả hồ sơ bệnh án điện tử nếu có thể, để lường trước tác dụng phụ việc sử dụng các thuốc này;
- Hoạt động thể chất theo hướng dẫn của bác sĩ có thể giúp tăng cường sự phối hợp vận động của bạn. Bạn có thể bơi lội, căng cơ, tập các bài tập cân bằng, đi bộ…
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.