Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không?

(3.59) - 26 đánh giá

Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không là băn khoăn thường gặp của rất nhiều bà mẹ. Mặc dù nước là thành phần quan trọng của cơ thể nhưng ở giai đoạn sơ sinh, do thận của bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên nếu bạn cho bé uống nước không đúng cách, bé có thể gặp nguy hiểm.

Là mẹ, bạn sẽ là người hiểu rõ nhất nhu cầu của bé yêu nhà mình. Chính vì vậy, khi nhận được những lời khuyên nuôi con từ người khác, bạn nên cân nhắc xem điều đó có đúng với bé cưng của mình hay không. Rất nhiều người cho rằng trẻ sơ sinh cũng cần uống nước để tráng miệng và làm sạch lưỡi. Thế nhưng, Chúng tôi khuyên bạn nếu nghe được lời khuyên này, hãy hỏi kỹ ý kiến bác sĩ trước khi có ý định làm theo nhé.

Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không?

Theo các bác sĩ nhi khoa, nếu bé dưới 6 tháng tuổi và được cho bú mẹ hoàn toàn, bạn không nên cho bé uống nước, ngay cả khi trời nóng. Bởi 88% thành phần của sữa mẹ là nước và lượng nước này đã đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Việc cho bé uống thêm nước không những không cần thiết mà còn có thể gây hại cho bé.

Tuy nhiên, nếu bé cưng nhà bạn đang được cho uống sữa công thức, thỉnh thoảng bạn nên cho bé uống thêm một ít nước. Bởi sữa công thức thường có chứa nhiều muối hơn, việc cho bé uống thêm một ít nước sẽ giúp cho việc bài tiết trở nên dễ dàng. Ngoài ra, do quá trình trao đổi chất của các bé uống sữa công thức sẽ diễn ra chậm hơn nên thường bé sẽ có nhu cầu bổ sung nước nhiều hơn so với các bé bú mẹ.

Nếu trẻ sơ sinh bị táo bón, sốt hoặc nếu nhiệt độ thời tiết quá nóng, bạn có thể cho bé uống vài thìa nhỏ nước đun sôi để nguội. Tuy nhiên, tránh cho bé uống quá nhiều và hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi làm điều này nhé.

Tại sao không nên cho trẻ sơ sinh dưới sáu tháng tuổi uống nước?

Có lẽ nhiều người cảm thấy ngạc nhiên khi nhận được câu trả lời của bác sĩ về việc không nên cho trẻ sơ sinh uống nước. Bởi đối với người lớn, nước đóng vai trò rất quan trọng, thậm chí thiếu nước còn có thể đe dọa đến tính mạng. Vậy tại sao với những bé dưới 6 tháng tuổi lại không nên cho uống nước?

1. Uống nước có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thu sữa

Đối với các bé dưới sáu tháng, sữa mẹ là nguồn thực phẩm chứa đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng mà bé cần, bao gồm cả nước. Chính vì vậy, việc cho bé uống thêm nước sẽ làm cản trở khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ. Không những vậy, kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh còn rất nhỏ, việc uống thêm nước sẽ làm đầy dạ dày, khiến bé no và không chịu bú sữa mẹ. Lâu dần, bé sẽ không nhận đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ, từ đó làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của bé.

2. Tăng nguy cơ nhiễm trùng

Theo một báo cáo do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố, cho trẻ sơ sinh uống nước là điều không nên làm bởi việc này có thể khiến bé dễ bị nhiễm trùng. Nước, dù có sạch và tinh khiết đến đâu đi nữa thì cũng có nguy cơ chứa mầm bệnh. Hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu, nếu uống phải nước có chứa mầm bệnh, bé sẽ nguy cơ bị tiêu chảy và suy dinh dưỡng rất cao. Theo thống kê, trẻ uống thêm nước có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn hai đến ba lần so với những trẻ chỉ bú sữa mẹ.

3. Gây nhiễm độc nước

Tình trạng này tương đối hiếm gặp nhưng cũng đã có bé gặp phải. Cho bé uống nhiều nước sẽ làm loãng nồng độ natri trong cơ thể. Số natri đó sẽ theo nước thoát ra bên ngoài cơ thể vì thận bé vẫn chưa hoàn thiện, từ đó dẫn đến thiếu hụt. Trẻ bị thiếu natri có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não, bé có thể bị động kinh, co giật…

4. Ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ

Việc cho bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước không chỉ không tốt cho sức khỏe của bé mà còn gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe người mẹ. Một số chuyên gia cho rằng hành động này có thể tác động đến việc sản xuất sữa mẹ.

Nếu trẻ sơ sinh khát thì có nên cho bé uống nước hay không?

Thực tế, không phải ai cũng làm được việc không cho bé uống nước, nhất là khi trời quá nóng. Đặc biệt, nếu bạn đang sống với người lớn tuổi, bạn còn dễ bị chỉ trích về điều này bởi theo quan niệm của ông bà xưa, nước khá là lành và bé khát nước thì cứ cho uống. Dù vậy, bạn cần phải ghi nhớ những điều sau:

Sữa mẹ là nguồn thức ăn duy nhất mà các bé dưới 6 tháng tuổi cần. Điều này có nghĩa là bé chỉ cần bú sữa mẹ và không cần uống thêm nước bởi lượng nước trong sữa mẹ đã đáp ứng đủ nhu cầu mà cơ thể bé cần. Do đó, nếu bạn cảm thấy bé khát, bạn có thể cho bé bú thêm hoặc cho bé bú sữa trước (lượng sữa chảy ra lúc mới bắt đầu cho bú, chứa ít chất béo và calo). Còn nếu bé uống sữa công thức, thỉnh thoảng bạn có thể cho bé uống thêm một ít nước nhưng trước khi làm điều này, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ về thời điểm nên cho bé uống nước, cách thức cho uống, lượng nước có thể cho uống… nhé.

Khi nào mới có thể cho trẻ sơ sinh uống nước?

Trước 6 tháng tuổi, bạn không nên cho bé uống nước trừ khi có chỉ định Thông thường, bé sơ sinh được bổ sung thêm nước thường có liên quan đến việc tăng nồng độ bilirubin (bệnh vàng da), giảm cân quá mức hoặc thời gian nằm viện quá dài. Tuy nhiên, bạn chỉ nên làm theo sự chỉ định của bác sĩ chứ tránh tự ý cho bé uống nước. Đối với những bé lớn hơn 6 tháng tuổi, bạn có thể cho bé uống nước nhưng cần lưu ý một số điều sau:

1. Thời điểm nên cho bé uống nước

Thời điểm tốt nhất mà bạn có thể cho bé uống nước là khi bắt đầu cho bé ăn dặm. Uống nước ở thời điểm này sẽ giúp ngăn ngừa táo bón. Khi bé đã bước qua giai đoạn ăn dặm, bạn cũng nên tiếp tục cho bé bú mẹ bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng rất tuyệt vời và tốt cho sức khỏe.

2. Cách cho bé uống nước

Bạn có thể cho bé uống nước bằng thìa hoặc đổ nước vào bình hoặc cốc để bé dễ uống. Trẻ nhỏ thường hay bắt chước những gì người lớn làm, do đó, mỗi lần bạn uống, hãy làm gương cho bé nhé.

3. Nên cho bé uống bao nhiêu nước?

Đến đây hẳn bạn đã rõ có nên cho trẻ sơ sinh uống nước hay không. Lúc này, bé sẽ không cần uống quá nhiều nước. Khi bé 4 – 6 tháng tuổi, mỗi ngày, bạn có thể cho bé uống vài ngụm nước nhỏ (không quá 4 muỗng). Khi bé lớn hơn 1 chút, bạn có thể tăng dần lượng nước này lên.

Thông thường, tập cho trẻ nhỏ uống nước khá là đơn giản. Khi bé lớn hơn 1 chút, bạn hãy tập cho bé thói quen uống nước sau mỗi lần ra ngoài về, sau khi chơi hay ăn… Uống đủ nước mỗi ngày là thói quen tốt để giúp bé tránh xa các vấn đề về sức khỏe trong tương lai. Nếu bạn thấy bé không thích uống nước, đừng cố ép bé mà hãy thử cho bé uống lại vào lần sau.

Những lưu ý khi cho trẻ sơ sinh uống nước

Khi cho bé uống nước, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Cho bé uống theo nhu cầu
  • Không nên cho bé uống nước trước bữa ăn vì vừa khiến bé có cảm giác no, không muốn ăn đồng thời làm loãng dịch vị, không tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa.
  • Hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ vì có thể khiến bé dễ “tè dầm” hoặc thức giấc ban đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không. Hãy nhớ, bất cứ điều gì liên quan đến sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của bé, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ rồi hãy quyết định nhé.

Ngân Phạm/ HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng của người trầm cảm

(52)
Những yếu tố khiến trầm cảm nặng hơn gồm: tâm lý lo lắng, chấn thương hoặc dinh dưỡng. Trong đó, chế độ dinh dưỡng của người trầm cảm chiếm phần ... [xem thêm]

Top 10 lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ hạnh nhân

(74)
Hạnh nhân từ xưa đến nay luôn được xem là loại thưc phầm dinh dưỡng tuyệt vời có ích cho sức khỏe con người với nhiều công dụng như ngăn ngừa bệnh ... [xem thêm]

Bài tập thể dục cho bà bầu ba tháng cuối

(83)
Ngay trong tam cá nguyệt thứ 3, các mẹ đã có thể bắt đầu các bài tập thể dục để duy trì một sức khỏe tốt cho suốt giai đoạn mang thai và nuôi con nhỏ ... [xem thêm]

Những phương pháp điều trị hở van tim hiện nay

(98)
“Bệnh hở van tim có chữa được không?” là câu hỏi thường gặp ở những người được chẩn đoán mắc bệnh hở van tim. Thực tế, cách điều trị bệnh ... [xem thêm]

Ưu và nhược điểm của sữa gạo đối với sức khỏe trẻ em

(87)
Trào lưu cho con dùng sữa hạt, đặc biệt là sữa gạo, để thay thế cho các loại sữa từ động vật hiện đang được nhiều bà mẹ ủng hộ. Tuy nhiên, ít ai ... [xem thêm]

Đánh trống ngực sau khi ăn báo hiệu bệnh gì?

(51)
Đánh trống ngực là điều bạn sẽ trải nghiệm khi nhịp tim của bạn không đập như bình thường. Nó có thể cảm thấy như tim đập không đều hoặc tăng thêm ... [xem thêm]

Thế nào là một chu kỳ kinh nguyệt bình thường?

(86)
Mỗi tháng một lần, chu kỳ kinh nguyệt lại tìm đến bạn. Chuyện này xảy ra bình thường đến nỗi bạn chẳng mấy để tâm đến nó, dù đôi lúc nó gây ra ... [xem thêm]

Vì sao bạn nên làm chuyện ấy ngay hôm nay?

(51)
Khi nàng không có hứng thú làm chuyện ấy, bạn nên xem xét lại chính bản thân mình thay vì tiếp tục đòi hỏi hay ghen tuông vô cớ khiến mối quan hệ ngày càng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN