Phổi bụi bông

(3.95) - 82 đánh giá

Tìm hiểu chung

Phổi bụi bông là bệnh gì?

Phổi bụi bông là bệnh phổi nghề nghiệp không phổ biến do hít phải bụi gai, lanh và các hạt bông, chủ yếu ảnh hưởng đến người lao động trong các ngành công nghiệp chế biến bông, gai hay lanh. Các tên khác của bệnh phổi bụi bông bao gồm sốt thứ hai, bệnh phổi nâu, sốt bụi hoặc bệnh phổi sợi bông. Bệnh này là một hình thức của bệnh hen suyễn nghề nghiệp. Bệnh này không thường xảy ra trong ngành công nghiệp làm việc với bông đã được xử lý thành nguyên liệu, sợi hoặc các sản phẩm khác mà xảy ra hầu hết ở những người làm việc với bông chưa qua chế biến. Những người mở kiện bông trong giai đoạn đầu tiên khi chế biến có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Ngoài ra, còn có một loại bệnh phổi gọi là hạt trong phổi, xuất hiện ở những người làm công việc xử lý và chế biến ngũ cốc.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh phổi bụi bông là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh phổi bụi bông thường xảy ra trong thời gian đầu của tuần làm việc và thường cải thiện vào cuối tuần. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc với các hạt bụi trong thời gian dài, bạn có thể gặp một số triệu chứng trong suốt tuần. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này tương tự như bệnh hen suyễn, bao gồm đau thắt ngực, thở khò khè và ho. Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể có những triệu chứng giống như cúm, chẳng hạn như:

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()
  • Sốt;
  • Đau cơ bắp và khớp;
  • Run rẩy;
  • Mệt mỏi;
  • Ho khan.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh phổi bụi bông thường biến mất khi bạn không còn tiếp xúc với bụi. Tuy nhiên, chức năng phổi có thể bị ảnh hưởng vĩnh viễn nếu việc phơi nhiễm với bụi bông vẫn tiếp diễn. Do đó, nếu có dấu hiệu gặp phải tình trạng này, bạn cần phải báo với bác sĩ càng sớm càng tốt.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng này trở nên tồi tệ hơn và ngăn chặn việc cấp cứu y tế, vì vậy, bạn hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn chặn tránh cho tình trạng này trở nặng.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh phổi bụi bông?

Các nguyên liệu bông và dệt chứa nhiều vật liệu sinh học gây kích hoạt các phản ứng trong cơ thể, đó có thể là một phản ứng dị ứng hay phản ứng quá mẫn ở những người nhạy cảm. Các thành phần này bao gồm “nội độc tố”, sản phẩm từ vi khuẩn hoặc tannin. Mặc dù nội độc tố của vi khuẩn là một trong những nguyên nhân có khả năng gây bệnh nhưng người lao động trong các ngành công nghiệp khác khi tiếp xúc với nội độc tố này lại không có những triệu chứng như trên. Ngoài ra, sợi xidan, gai và lanh cũng gây ra các triệu chứng này.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh phổi bụi bông?

Phụ nữ làm việc trong các nhà máy dệt có nguy cơ cao mắc phải bệnh này. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi bụi bông?

Các công việc tiếp xúc với bụi dệt bao gồm chế biến nguyên liệu bông, lanh và gai dầu làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh phổi bụi bông?

Để chẩn đoán bệnh phổi bụi bông, bác sĩ có thể hỏi về một số hoạt động gần đây và công việc để xác định xem bạn có tiếp xúc với bụi bông hay không. Bác sĩ cũng sẽ khám cho bạn, chụp X-quang và chụp cắt lớp vi tính, xét nghiệm chức năng phổi để kiểm tra sức khỏe của phổi. Ngoài ra, bác sĩ có thể cung cấp một máy đo lưu lượng để kiểm tra phổi trong suốt tuần làm việc. Thiết bị này giúp xác định xem bạn đẩy không khí từ phổi ra ngoài với tần suất như thế nào. Nếu hơi thở thay đổi trong một số thời điểm trong ngày hoặc tuần, đồng hồ này sẽ giúp bác sĩ xác định khi nào cũng như nơi bạn phơi nhiễm.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh phổi bụi bông?

Phương pháp điều trị chính cho bệnh này là hạn chế tiếp xúc với bụi có hại. Trong thời gian điều trị, bác sĩ có thể kê toa thuốc giãn phế quản, giúp mở đường dẫn không khí.

Trong trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc corticosteroid dạng hít giúp giảm tình trạng viêm ở phổi. Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây ra nhiễm nấm ở miệng và cổ họng. Bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm nấm bằng cách súc miệng sau khi hít thuốc.

Nếu nồng độ oxy trong máu không đủ cao, bạn có thể cần bổ sung oxy. Đối với bệnh phổi bụi bông mạn tính, bác sĩ sẽ cung cấp một máy phun sương hay máy điều trị hô hấp khác. Tập thở và hoạt động thể chất cũng có thể giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện các triệu chứng. Mặc dù các triệu chứng có thể giảm vào cuối tuần làm việc nhưng phổi vẫn không ngừng bị thương tổn, vì tiếp xúc với bông, sợi gai dầu và bụi lanh trong thời gian dài có thể gây ra những thiệt hại không thể chữa trị được, do đó, bạn nên xem xét chuyển đến một công việc khác.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh phổi bụi bông?

Nếu làm việc ở một nơi có nguy cơ phơi nhiễm cao, bạn hãy đeo khẩu trang, đặc biệt là khi làm việc gần bụi.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Viêm vú do cho con bú

(23)
Tìm hiểu chungBệnh viêm vú do cho con bú là gì?Viêm tuyến vú hay còn gọi là viêm tuyến sữa, viêm vú do cho con bú là bệnh nhiễm trùng vú với triệu chứng là ... [xem thêm]

Cơn thoáng thiếu máu não

(20)
Cơn thoáng thiếu máu não là một dạng đột quỵ nhẹ, khi cục máu đông chỉ làm tắc động mạch tạm thời và triệu chứng phục hồi hoàn toàn không quá 24 ... [xem thêm]

Lao hạt

(81)
Lao hạt có thể lây nhiễm đến bất kỳ các cơ quan nào như phổi, gan và lá lách.Tìm hiểu chungLao hạt là bệnh gì?Lao hạt là một hình thức vi khuẩn lao khuếch ... [xem thêm]

Viêm đại tràng giả mạc

(48)
Tìm hiểu chungViêm đại tràng giả mạc là bệnh gì?Viêm đại tràng giả mạc, còn gọi là viêm đại tràng liên quan đến kháng sinh hoặc viêm đại tràng C. ... [xem thêm]

Hội chứng Allan-Herndon-Dudley

(61)
Tìm hiểu chungHội chứng Allan-Herndon-Dudley là gì?Hội chứng Allan-Herndon-Dudley là một rối loạn hiếm gặp về sự phát triển của não gây ra tình trạng khuyết ... [xem thêm]

Bong gân đầu gối

(85)
Bong gân đầu gối là tổn thương thường gặp trong tai nạn lao động hay tai nạn khi chơi thể thao, đặc biệt là các môn thể thao đỏi hỏi chạy nhảy và di ... [xem thêm]

Tràn dịch màng tinh hoàn

(93)
Tìm hiểu chungBệnh tràn dịch màng tinh hoàn là gì?Thuật ngữ này đề cập đến tình trạng dịch tích tụ trong bìu quanh tinh hoàn, có thể xảy ra ở một hoặc ... [xem thêm]

Đau cẳng chân

(94)
Đau cẳng chân Tìm hiểu chungĐau cẳng chân là bệnh gì?Đau xương cẳng chân, hay hội chứng căng xương chày, là tình trạng đau dọc mặt trước hoặc mặt trong ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN