Ốm nghén nặng

(4.17) - 38 đánh giá

Định nghĩa

Chứng ốm nghén nặng là gì?

Chứng ốm nghén nặng là một dạng chuyển biến của ốm nghén, với biểu hiện buồn nôn và nôn liên tục, dẫn tới mất nước, rối loạn trao đổi chất và sút cân nhanh. Những triệu chứng này cần được điều trị ở bệnh viện. Những biến chứng của chứng nôn nghén nặng này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng; gây tổn thương thận, hệ thống thần kinh và gan.

Những ai thường mắc phải chứng ốm nghén nặng?

Ốm nghén nặng khá hiếm gặp, trong 70% đến 85% phụ nữ mang thai có biểu hiện ốm nghén, chỉ có 1% đến 2% mắc chứng nôn nghén nặng. Đây còn là dấu hiệu cho thấy bạn đang mang đa thai.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của chứng ốm nghén nặng là gì?

Triệu chứng ốm nghén thường bắt đầu từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 8 trong thai kì và kéo dài đến 16 tuần hoặc hơn. Hầu hết phụ nữ mang thai bị ốm nghén nặng có triệu chứng nôn mửa thường xuyên trong ngày.

Những triệu chứng khác gồm nôn mửa dữ dội, sút cân, tiểu ít, đau đầu, lơ mơ, ngất xỉu và vàng da; tình trạng mất nước được biểu hiện qua: nồng độ chất xeton trong nước tiểu, tăng nhịp tim và hạ huyết áp.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám ngay khi có dấu hiệu mang thai để được theo dõi và hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, nếu bạn bị nôn thường xuyên và quá nhiều hoặc ngất, bạn cần được cấp cứu và nhập viện gấp. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra chứng ốm nghén nặng là gì?

Hầu hết phụ nữ đều có triệu chứng của ốm nghén, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Các nguyên nhân gây ra buồn nôn và nôn trong thai kỳ là do sự tăng nhanh chóng của hormone gonadotropin màng đệm ở người (HCG). HCG được sản sinh bởi nhau thai. Điều này có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong khi mang thai, nhưng sẽ bị ốm nghén nặng hơn nếu bạn đang mang đa thai hoặc bạn bị mắc thai trứng (hay còn gọi là chửa trứng) – một bệnh lý biến đổi nguyên bào nuôi.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng ốm nghén nặng?

Bạn có thể mắc chứng ốm nghén nặng nếu bạn: mang thai khi còn trẻ, thừa cân, từng sẩy thai, mang thai lần đầu hay có tiền sử mắc bệnh trong những lần mang thai trước đó. Ngoài ra, vấn đề sinh lý, tâm lý và yếu tố xã hội cũng có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Không có các yếu tố nguy cơ mắc chứng ốm nghén nặng không có nghĩa là bạn không thể bị. Những yếu tố trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng ốm nghén nặng?

Khi triệu chứng không quá nghiêm trọng, bạn có thể ăn những thực phẩm khô như bánh quy giòn hoặc ăn thành bữa nhỏ, vừa đủ. Uống nhiều nước (nếu uống đồ uống có gas thì bạn hãy uống với đá và để bay bớt gas trước khi uống). Phụ nữ có chứng ốm nghén nặng có thể cần phải truyền dung dịch và vitamin bằng tiêm tĩnh mạch và điệu trị tại bệnh viện. Khi được truyền dung dịch, nên ăn thành những bữa nhỏ và sau đó có thể tăng lượng thức ăn. Ngoài ra, thuốc chống nôn mửa được dùng cho phụ nữ nôn dữ dội kéo dài.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chứng nôn nghén nặng?

Bác sĩ chẩn đoán dựa trên tình trạng nôn mửa dữ dội dẫn đến sút cân, mất nước hoặc rối loạn chuyển hóa cơ thể. Để tìm nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể xét nghiệm máu và nước tiểu hoặc siêu âm.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chứng ốm nghén nặng?

Bạn có thể kiểm soát tình trạng ốm nghén nặng của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau:

  • Điều trị với bác sĩ có kinh nghiệm với chứng ốm nghén nặng;
  • Không ăn quá no, quá cay hoặc ăn những thực phẩm nhiều chất béo;
  • Không nằm hay đi ngủ ngay sau khi ăn;
  • Chia nhỏ bữa ăn và ăn uống đều đặn;
  • Có những bữa ăn phụ giàu protein;
  • Ăn bánh quy giòn, bánh mì nướng hay ngũ cốc sấy khô khi thức dậy.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh lao ruột, phúc mạc và mạc treo các tuyến (lao bụng)

(96)
Tìm hiểu chungLao ruột, phúc mạc, mạc treo các tuyến (lao màng bụng) là bệnh gì?Bệnh lao (TB) là bệnh u hạt mạn tính gây ra do Mycobacterium tuberculosis. Khu vực ... [xem thêm]

Bệnh Celiac (không dung nạp gluten)

(55)
Tìm hiểu chungBệnh Celiac (không dung nạp gluten) là bệnh gì?Bệnh Celiac hay còn gọi là bệnh nhạy cảm với gluten hoặc bệnh không dung nạp gluten. Đây là một căn ... [xem thêm]

Bệnh nha chu

(37)
Trong nhiều năm qua, bệnh nha chu đã trở thành một trong những vấn đề sức khỏe răng miệng phổ biến nhất. Mặc dù bệnh có thể xảy ra ở tất cả mọi ... [xem thêm]

Trật khớp cùng đòn

(21)
Tìm hiểu chungTrật khớp cùng đòn là gì?Khớp cùng đòn được hợp lại bởi đầu ngoài xương đòn và mặt trong của mỏm cùng vai. Trật khớp cùng đòn xảy ra ... [xem thêm]

Hội chứng thiểu sản tim trái

(61)
Tìm hiểu chungHội chứng thiểu sản tim trái là gì?Hội chứng thiểu sản tim trái là một dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến lưu lượng máu bình thường qua tim. ... [xem thêm]

Lạm dụng thuốc kê toa

(45)
Tìm hiểu chungLạm dụng thuốc kê toa là gì?Nếu bạn dùng thuốc không theo cách bác sĩ quy định sẽ được gọi là lạm dụng thuốc theo toa. Vấn đề này có ... [xem thêm]

Cận thị

(58)
Cận thị là một tật khúc xạ thường gặp ở mắt và ngày càng nhiều người mắc phải. Để tìm hiểu rõ hơn về các dấu hiệu của mắt bị cận thị và ... [xem thêm]

Viêm phổi do hóa chất

(38)
Tìm hiểu chungViêm phổi do hóa chất là bệnh gì?Viêm phổi do hoá chất là một dạng bất thường của phổi bị kích thích.Triệu chứng thường gặpNhững dấu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN