Chữa huyết áp thấp một cách khoa học

(3.64) - 19 đánh giá

Cách chữa huyết áp thấp khoa học cần có sự kết hợp chế độ ăn uống, lối sống hàng ngày và thuốc điều trị. Đối với người bị huyết áp thấp mãn tính thì lại càng phải kiên trì để đẩy lùi các triệu chứng mệt mỏi.

Huyết áp thấp có thể khiến người bệnh kiệt sức thậm chí té xỉu. Nếu bạn không có phương pháp chữa huyết áp thấp đúng cách thì bệnh sẽ tiến triển thành mãn tính ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Hãy cùng tìm hiểu cách chữa huyết áp thấp theo chỉ định từ bác sĩ và cách xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh để bạn nhanh chóng khỏe mạnh nhé!

Chữa huyết áp thấp theo chỉ định của bác sĩ

Khi bạn đi khám bệnh tại các cơ sở y tế, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số phương pháp sau đây để chẩn đoán điều trị huyết áp thấp:

  • Điện tâm đồ
  • Siêu âm tim
  • Xét nghiệm máu
  • Nghiệm pháp bàn nghiêng
  • Nghiệm pháp hít thở Valsalva
  • Thử nghiệm tim gắng sức (stress test)

Sau khi chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định bạn uống một số loại thuốc điều trị huyết áp thấp và đưa lời khuyên điều chỉnh thói quen sinh hoạt.

Chữa huyết áp thấp bằng thuốc

Tùy theo tình trạng huyết áp thấp bạn đang gặp phải mà các bác sĩ có thể kê đơn thuốc khác nhau cho bạn. Dưới đây là hai loại huyết áp thấp bạn thường gặp phải và cách điều trị bằng thuốc.

• Huyết áp thấp tư thế đứng: Huyết áp thấp tư thế đứng hay còn gọi là hạ huyết áp tư thế đứng là tình trạng bạn đứng bật dậy hay thay đổi tư thế đột ngột và bị chóng mặt. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn uống thuốc fludrocortisone. Loại thuốc này có thể giúp bạn tăng thể tích máu trong cơ thể và giúp bạn tăng huyết áp trở lại.

• Huyết áp thấp tư thế đứng mãn tính: Hạ huyết áp tư thế đứng khi không được điều trị đúng cách và dứt điểm sẽ tiến triển thành mãn tính. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ thường kê đơn thuốc midodrine (Orvaten) để bạn uống. Thuốc này sẽ có tác dụng tăng mức huyết áp thường trực ở những người bị huyết áp thấp tư thế đứng mãn tính.

Những điều chỉnh về thói quen sống

Huyết áp thấp thường hiếm khi cần được điều trị do không có dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng hoặc chỉ có các triệu chứng nhẹ. Vì thế mà các bác sĩ thường điều trị bệnh cho bạn dựa vào các nguyên nhân gây ra huyết áp thấp.

Nếu bạn gặp tình trạng huyết áp thấp do uống thuốc điều trị các bệnh khác, các bác sĩ sẽ thay đổi các loại thuốc khác cho bạn hoặc giảm liều dùng sao cho không ảnh hưởng đến huyết áp của bạn.

Nếu nguyên nhân gây ra huyết áp thấp là không rõ ràng, thì các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên thay đổi lối sống khoa học để tăng huyết áp trở lại. Bạn có thể được chỉ định thực hiện các phương pháp dưới đây.

• Ăn nhiều muối: Chế độ ăn nhiều muối sẽ có ích đối với những người bị huyết áp thấp do muối giúp cơ thể bạn tích nước.

• Uống nhiều nước: Thiếu máu hay cơ thể bị mất nước đều là những nguyên nhân quan trọng gây ra huyết áp thấp. Vì thế, bạn nên uống nhiều nước để cơ thể bạn tăng thể tích máu và giúp ngăn ngừa mất nước.

• Mang vớ ép y khoa: Vớ ép y khoa có tính đàn hồi nên không chỉ giúp giảm đau, giảm tình trạng sưng và viêm tĩnh mạch mà còn giúp làm giảm sự tích tụ máu ở chân của bạn.

Cách điều trị huyết áp thấp tại nhà

Để chữa huyết áp thấp có hiệu quả lâu dài, ngoài những lời khuyên từ bác sĩ thì bạn cũng nên kết hợp chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý tại nhà giúp cơ thể khỏe mạnh.

1. Ăn uống khoa học

Tùy thuộc vào lý do huyết áp thấp mà bạn có thể giảm hoặc ngăn ngừa các triệu chứng huyết áp thấp bằng những cách dưới đây.

• Uống nhiều nước: Bạn có thể bổ sung nước cho cơ thể bằng nhiều cách như uống nước lọc và nước ép trái cây. Bạn nên uống 8 – 10 ly nước mỗi ngày để tăng thể tích máu và tránh tình trạng mất nước trong cơ thể.

• Hạn chế rượu bia: Đối với những người bị huyết áp thấp, bạn không nên uống nhiều rượu bia vì chúng có thể gây ra tình trạng mất nước trong cơ thể và làm bạn hạ huyết áp.

• Ăn uống lành mạnh: Bạn nên thực hiện chế độ ăn uống hợp lý để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sức khỏe của cơ thể. Bạn có thể ăn một số thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, củ, quả, các loại sữa, trứng, các loại thịt và cá nạc.

• Ăn muối: Muối có tính hút nước và giữ nước cho cơ thể nên khi bạn ăn muối sẽ làm tăng lượng chất lỏng trong mạch máu và giúp ổn định huyết áp. Tuy nhiên, ăn nhiều muối có thể khiến bạn bị suy tim do đó bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn của mình.

• Chia thành các bữa ăn nhỏ: Để giúp ngăn ngừa huyết áp giảm mạnh sau bữa ăn, bạn hãy ăn nhiều phần nhỏ mỗi ngày. Ngoài ra, ăn nhiều bữa nhỏ cũng sẽ giúp bạn no lâu, tránh tình trạng mệt mỏi hay kiệt sức.

• Ăn uống điều độ: Khi bị huyết áp thấp, bạn không nên bỏ bữa hay để bụng đói trong một thời gian dài khiến cơ thể mệt mỏi và kiệt sức.

• Sử dụng caffeine: Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên uống cà phê hoặc trà chứa caffein trong bữa ăn để giúp tăng huyết áp tạm thời. Tuy nhiên, caffeine có thể gây ra các triệu chứng bệnh khác. Vì thế, bạn nên hỏi bác sĩ trước khi uống nhiều đồ uống chứa caffeine nhé.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Chế độ ăn cho người huyết áp thấp nhanh khỏe.

2. Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên rất quan trọng đối với người bị huyết áp thấp. Tuy nhiên, bạn cần cẩn trọng hơn khi tập thể dục nếu bạn bị huyết áp thấp do bệnh tim, tiểu đường, thiếu máu hoặc do các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Bạn có thể chọn một số bài tập nhẹ nhàng và giúp lưu thông máu tốt như yoga, đi bộ, dưỡng sinh hay thể dục nhịp điệu.

Trước khi tập thể dục, bạn có thể làm nóng cơ thể từ từ để nhịp tim không đột ngột đập nhanh quá mức bình thường. Sau đó, bạn có thể tăng dần cường độ tập luyện và dần chậm lại nếu bạn nhận thấy các triệu chứng như mệt mỏi bất thường, mạch đập không đều, hoa mắt hoặc chóng mặt.

Trong lúc tập thể dục, bạn cũng nên tránh thay đổi tư thế đột ngột làm máu không thể tuần hoàn lên não kịp do huyết áp thấp không đủ mạnh để bơm máu.

Nếu bị chóng mặt trong khi tập thể dục, bạn nên ngồi xuống hoặc nằm nghỉ cho đến khi cơn chóng mặt đi qua. Ngoài ra, bạn cần tham vấn ý bác sĩ nếu tình trạng chóng mặt vẫn cứ tiếp tục xảy ra. Trong trường hợp nghiêm trọng, các bác sĩ có thể sẽ cấp thuốc tăng huyết áp cho bạn.

3. Cho phép bản thân nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc là một trong những cách giúp bạn hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp thấp khá hiệu quả.

• Nghỉ ngơi hợp lý: Khi làm việc trong môi trường văn phòng cần sự tập trung cao độ mà bạn không cho não bộ hay cho mắt nghỉ ngơi thì rất có thể tay chân bạn sẽ bị tê bì, mệt mỏi, đồ mồ hôi, lạnh người và thiếu sức sống. Vì thế, bạn nên tận dụng thời gian nghỉ trưa ở văn phòng để nghỉ khoảng 15-20 phút giúp máu lưu thông đến não đều đặn hơn.

• Ngủ đủ giấc: Bạn nên ngủ 7 – 8 tiếng một ngày để cơ thể khỏe mạnh. Nếu bạn không ngủ đủ giấc bạn có thể gặp tình trạng đau đầu và tê nhức. Tình trạng thiếu ngủ khiến cơ thể bạn không thể duy trì việc tưới máu và cũng không thể cung cấp oxy cho da khiến da bạn trở nên nhợt nhạt và tái xanh.

Bạn hãy để bản thân mình có những thời gian nghỉ ngơi hợp lý nếu khi làm việc quá áp lực vì căng thẳng hay stress cũng chính là nguyên nhân khiến bạn bị huyết áp thấp.

Nếu bắt đầu có các triệu chứng trong khi đứng, cách nhanh nhất là bạn hãy ngồi vắt chéo chân để giúp cơ thể tăng huyết áp trở lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể chuẩn bị sẵn cà phê hoặc trà gừng để uống khi thấy cơ thể mệt mỏi. Những phương pháp này sẽ khuyến khích dòng máu chảy từ chân đến tim của bạn và làm bạn không còn bị chóng mặt. Bạn cũng nên chữa huyết áp thấp theo sự chỉ dẫn từ bác sĩ và có thói quen sinh hoạt hợp lý để sớm đẩy lùi bệnh nhé.

Hoa Vũ | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Người tiểu đường tuýp 2 nên kiểm tra đường huyết thường xuyên thế nào?

(92)
Mục đích của việc kiểm tra đường huyết thường xuyên là để giúp người bệnh tiểu đường tuýp 2 kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, rất nhiều ... [xem thêm]

Bật mí 10 thói quen giúp bạn giảm cân không cần ăn kiêng

(74)
Giảm cân không cần ăn kiêng? Khả thi hay không? Nếu bạn áp dụng đúng và đủ 10 thói quen dưới đây, bạn sẽ không tốn quá nhiều thời gian và công sức để ... [xem thêm]

Giúp con xây dựng lòng tự trọng không hề khó!

(79)
Ắt bạn đã từng nghe nhiều về tầm quan trọng của việc giúp con xây dựng lòng tự trọng cho bản thân, nhưng cụ thể thì cần phải làm những gì?Tự trọng ... [xem thêm]

Giảm ngứa cho mẹ bầu mắc bệnh chàm

(80)
Nếu bạn bị bệnh chàm trong giai đoạn mang thai, việc đầu tiên cần làm là tham vấn bác sĩ về những phương pháp điều trị an toàn trong và sau giai đoạn thai ... [xem thêm]

Độ pH của sữa rửa mặt quan trọng với da bạn ra sao?

(40)
Độ pH chính là yếu tố quan trọng nhất cần chú ý khi chọn mua sữa rửa mặt, đôi khi người tiêu dùng chúng ta rất dễ lờ qua yếu tố quan trọng ấy và chọn ... [xem thêm]

Sữa bí đỏ tăng cân: Lựa chọn lý tưởng cho những ngày biếng ăn

(83)
Vào những ngày trời mưa hay bận rộn với công việc, sữa bí đỏ sẽ là một gợi ý tuyệt vời cho các cô nàng biếng ăn. Chỉ cần mất khoảng 30 phút là bạn ... [xem thêm]

Nhắc mẹ về việc thấm ướt khi trẻ bị chàm

(60)
Đối với những trẻ bị chàm, việc thấm ướt cho trẻ vô cùng quan trọng vì nó sẽ làm mát da, từ đó giảm tình trạng khô, ngứa. Chúng tôi sẽ gợi ý cho mẹ ... [xem thêm]

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ

(70)
Bệnh tự kỷ là một bệnh đáng lo ngại và bệnh càng trở nên phổ biến hơn ở trẻ em ngày nay. Nhận biết được các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ sẽ giúp bố ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN