Viêm đa dây thần kinh

(4.44) - 80 đánh giá

Bệnh viêm đa dây thần kinh thường gây tê và ngứa, đặc biệt ở tay và chân, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bệnh này có rất nhiều dạng, trong đó phổ biến nhất là viêm đa dây thần kinh ngoại biên. Để hiểu rõ hơn về tình trạng viêm dây thần kinh, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Bệnh viêm đa dây thần kinh là gì?

Bệnh viêm đa dây thần kinh, hay còn gọi viêm đa rễ dây thần kinh, là tình trạng tổn thương nhiều dây thần kinh do bệnh lý (như tiểu đường) hoặc các phương pháp điều trị (hóa trị) gây ra.

Thực tế, thuật ngữ viêm đa dây thần kinh được sử dụng để mô tả một loạt các vấn đề sức khỏe liên quan đến tổn thương đây thần kinh ngoại biên, cũng như triệu chứng của các vấn đề đó.

Triệu chứng viêm đa dây thần kinh là gì?

Đối với viêm các dây thần kinh ngoại biên, bệnh sẽ ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở tay và chân. Đây là những dây thần kinh giúp bạn cảm nhận nóng, lạnh và đau.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ngứa hoặc tê ở một số khu vực trên cơ thể, đặc biệt là tay và chân. Những triệu chứng viêm đa dây thần kinh ngoại biên có thể dao động từ nhẹ đến nặng và thường nghiêm trọng nhất vào ban đêm.

Các triệu chứng phổ biến khác của viêm các dây thần kinh như:

  • Tê hoặc ngứa, đặc biệt là tay hoặc chân
  • Đau hoặc chuột rút, đặc biệt là tay, chân hoặc cơ bắp chân
  • Nhạy cảm với chạm vào khu vực tổn thương hoặc tiếp xúc với nhiệt độ
  • Mất phản xạ
  • Teo cơ bắp ở tay và chân
  • Yếu sức, đặc biệt là ở bàn chân hoặc bàn tay
  • Vụng về
  • Mất khả năng giữ thăng bằng, đặc biệt là trong bóng tối
  • Chóng mặt, đặc biệt là khi đứng dậy khỏi giường hoặc ghế
  • Rối loạn chức năng tình dục.

Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào trên đây, hãy nahnh chóng đền gặp bác sĩ. Cơ địa mỗi người không giống nhau. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm chi tiết.

Nguyên nhân gây viêm đa dây thần kinh là gì?

Nguyên nhân gây bệnh là do tổn thương các dây thần kinh theo nhiều cách khác nhau. Điều này ảnh hưởng tới các trục thần kinh, vỏ myelin hoặc cả hai.

Phương pháp chẩn đoán điện có thể giúp bác sĩ xác định dây thần kinh bị tổn thương theo cách nào.

Ngoài ra, một số yếu tố cũng làm bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như:

  • Một số loại ung thư, như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư buồng trứng…, và các phương pháp điều trị ung thư
  • Người lớn tuổi
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh dây thần kinh
  • Suy dinh dưỡng
  • Uống quá nhiều rượu bia
  • Có một bệnh nền, như tiểu đường hoặc rối loạn chức năng tuyến giáp
  • Một số loại thuốc, như thuốc chứa platinum, taxanes, vinca alkaloids…

Các phương pháp điều trị viêm đa dây thần kinh

Các dây thần kinh ngoại biên có khả năng tự chữa lành tuyệt vời, mặc dù có thể mất vài tháng để quá trình phục hồi bắt đầu. Tuy nhiên, trong một số tình huống, các triệu chứng của bệnh lý thần kinh có thể giảm bớt nhưng không biến mất hoàn toàn. Ví dụ, chấn thương thần kinh do xạ trị thường không hồi phục tốt. Bệnh lý thần kinh do hóa trị cũng khó chữa, và quá trình phục hồi có thể mất từ ​​18 tháng đến 5 năm hoặc lâu hơn. Trong quá trình phục hồi bệnh thần kinh do dùng thuốc có platinum, các triệu chứng bệnh có thể tăng lên.

Phương pháp điều trị viêm đa dây thần kinh phụ thuộc vào nguyên nhân, ví dụ:

  • Nếu bị suy dinh dưỡng, bác sĩ có thể đề nghị một chế độ ăn uống hợp lý hơn
  • Nếu do một tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc rối loạn chức năng tuyến giáp, bác sĩ sẽ điều trị tình trạng để có thể đảo ngược các triệu chứng bệnh thần kinh.
  • Nếu nguyên nhân là do hóa trị, hầu hết các phương pháp điều trị đều hỗ trợ và được thiết kế để cải thiện các triệu chứng và chức năng. Nếu tình trạng viêm dây thần kinh phát triển trong quá trình điều trị và bạn vẫn tiếp tục hóa trị, bệnh thần kinh có thể trở nên tồi tệ hơn.

Ngoài ra, nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cho thấy hứa hẹn trong một số phương pháp điều trị bằng thuốc giúp các dây thần kinh ngoại biên chữa lành và ngăn ngừa bệnh thần kinh liên quan đến hóa trị liệu xảy ra hoặc nghiêm trọng hơn.

Một số biện pháp giúp tình trạng viêm dây thần kinh nhanh hồi phục như:

  • Dinh dưỡng hợp lý bao gồm thực phẩm giàu thiamine, protein và chất chống oxy hóa.
  • Kiểm soát và điều trị các tình trạng góp phần gây bệnh như tiểu đường hoặc suy giáp.
  • Thuốc giảm đau phù hợp.
  • Vật lý trị liệu và nghề nghiệp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh

(76)
Tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnhCắt bỏ nội mạc động mạch cảnh là gì?Cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh là phẫu thuật cắt ... [xem thêm]

Ung thư não

(87)
Định nghĩaUng thư não là bệnh gì?Ung thư não là sự tăng trưởng của khối u ác tính bên trong não. Bệnh được chia làm 2 dạng. Gồm ung thư não bộ nguyên phát ... [xem thêm]

Hội chứng nhạy cảm với âm thanh

(40)
Tìm hiểu chungHội chứng nhạy cảm với âm thanh là gì?Có những lúc tiếng nhai, tiếng gõ bút, hoặc các tiếng động nhỏ khác làm phiền chúng ta không dứt. Tuy ... [xem thêm]

Thoát vị kẽ

(55)
Tìm hiểu chungThoát vị kẽ là bệnh gì?Thoát vị kẽ là một trong ba loại thoát vị gian thành, những loại còn lại là thoát vị “bẹn” và “màng bụng”. ... [xem thêm]

Gãy vỡ xương khuỷu tay

(30)
Tìm hiểu chungGãy xương khuỷu tay là gì?Gãy vỡ xương khuỷu tay liên quan đến gãy một hoặc nhiều hơn trong ba xương cánh tay, nơi các xương tụ lại tạo thành ... [xem thêm]

Bạch tạng

(12)
Tìm hiểu chungBệnh bạch tạng là gì?Bạch tạng được xác định là một dạng rối loạn di truyền đặc trưng bởi tình trạng thiếu hụt melanin, sắc tố quyết ... [xem thêm]

Viêm khớp ở trẻ em (bệnh Still)

(39)
Định nghĩaViêm khớp ở trẻ em (bệnh still) là bệnh gì?Viêm khớp ở trẻ em (JRA) hay còn được gọi là “viêm khớp vô căn” hoặc “bệnh Still”. Viêm khớp ... [xem thêm]

Bệnh hột xoài (u lympho sinh dục)

(83)
Tìm hiểu chungBệnh hột xoài (u lympho sinh dục) là bệnh gì?Bệnh hột xoài (hay còn gọi là u lympho sinh dục hoặc u hạt bạch huyết hoa liễu) là một trong những ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN