Chagas

(4.42) - 62 đánh giá

Tìm hiểu chung

Bệnh Chagas là gì?

Chagas là bệnh nhiễm trùng do ký sinh trùng được tìm thấy trong phân của bọ có cánh triatominae (reduviid) gây ra. Bệnh Chagas phổ biến ở Nam Mỹ, Trung Mỹ và Mexico. Trong vài trường hợp hiếm hoi, bệnh Chagas đã được phát hiện ở miền nam Hoa Kỳ.

Bệnh Chagas còn được gọi là bệnh trypanosomiasis Mỹ. Bệnh Chagas có thể lây nhiễm bất cứ ai và thường được phát hiện ở trẻ em. Nếu không điều trị, bệnh Chagas sau này có thể gây ra các vấn đề về tim mạch và tiêu hóa trầm trọng.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh Chagas là gì?

Bệnh Chagas có thể cấp tính hoặc mạn tính. Các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, mặc dù nhiều người không có triệu chứng gì cho đến giai đoạn mạn tính.

Giai đoạn cấp tính
Giai đoạn cấp tính của bệnh Chagas kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng và khó chẩn đoán trong vài ngày đầu tiên. Khi các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện, chúng thường nhẹ và có thể bao gồm:

  • Sưng ở các nơi bị nhiễm trùng;
  • Sốt;
  • Mệt mỏi;
  • Phát ban;
  • Đau nhức cơ thể;
  • Sưng mí mắt;
  • Nhức đầu;
  • Chán ăn;
  • Buồn nôn, tiêu chảy hoặc nôn mửa;
  • Hạch sưng;
  • Gan lách to.

Dấu hiệu và triệu chứng trong giai đoạn cấp tính thường tự biến mất. Nếu tình trạng này không được điều trị, nhiễm trùng sẽ vẫn tồn tại và trong một số trường hợp sẽ diễn tiến sang giai đoạn mạn tính.

Giai đoạn mạn tính
Các dấu hiệu và triệu chứng của giai đoạn mạn tính của bệnh Chagas có thể xảy ra 10-20 năm sau khi nhiễm bệnh lần đầu tiên hoặc có thể không bao giờ xảy ra. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng, dấu hiệu và triệu chứng bệnh Chagas có thể bao gồm:

  • Tim đập thất thường;
  • Suy tim;
  • Choáng tim;
  • Khó nuốt do giãn thực quản;
  • Đau bụng hoặc táo bón do phình đại tràng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Trong trường hợp bạn sống hoặc đi du lịch tới một khu vực có nguy cơ nhiễm bệnh Chagas và bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng này, chẳng hạn như sưng tại chỗ nhiễm trùng, sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, phát ban, buồn nôn thì bạn nên gặp bác sĩ ngay.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh Chagas?

Nguyên nhân phổ biến của bệnh Chagas là ký sinh trùng Trypanosoma cruzi, được truyền cho con người từ vết cắn của bọ cánh cứng triatominae. Những loài côn trùng có thể bị nhiễm T. cruzi khi chúng ăn thịt một con vật đã bị nhiễm ký sinh trùng. Bọ triatominae sống chủ yếu trong bùn, lợp tranh hoặc những túp lều ngoài trời ở Mexico, Nam Mỹ và Trung Mỹ. Chúng trú ẩn ở các khe trong bức tường hoặc mái vào ban ngày, đi ra vào ban đêm và thường ăn vào lúc con người đang ngủ. Bọ bị nhiễm phải phân sau khi ăn sẽ để lại ký sinh trùng T. cruzi trên da. Sau đó các ký sinh trùng có thể xâm nhập cơ thể qua mắt, miệng, trầy xước hoặc vết thương từ vết cắn của loài côn trùng. Gãi hoặc chà xát chỗ bị cắn sẽ giúp ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể. Một khi vào trong cơ thể, ký sinh trùng sẽ sinh sôi và lây lan.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị lây nhiễm bằng cách:

  • Ăn thực phẩm chưa nấu chín có chứa phân từ bọ nhiễm T. cruzi;
  • Sinh ra từ mẹ bị nhiễm T. cruzi;
  • Truyền máu bị nhiễm bệnh;
  • Ghép tạng bị nhiễm T. cruzi;
  • Làm việc trong phòng thí nghiệm tiếp xúc với ký sinh trùng;
  • Ở trong rừng có các động vật hoang dã bị nhiễm bệnh, chẳng hạn như gấu trúc và thú có túi;
  • Tiếp xúc với vật nuôi bị nhiễm bệnh.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh Chagas?

Bệnh Chagas xuất hiện ở 18 quốc gia trên lục địa châu Mỹ, từ miền nam Hoa Kỳ đến bắc Argentina. Bệnh Chagas tồn tại ở hai vùng sinh thái khác nhau, Ở phía Nam Cone, ký sinh trùng T. cruzi sống trong hoặc quanh nhà dân. Ở Trung Mỹ và Mexico, ký sinh trùng gây bệnh Chagas sống bên trong ngôi nhà và ở các khu vực không có người ở. Trong cả hai khu, bệnh Chagas gần như chỉ xuất hiện tại khu vực nông thôn, nơi mà bọ có cánh triatomines là thức ăn của hơn 150 loài từ 24 gia đình động vật có vú bản địa và hoang dã, tính luôn con người, đó là ổ chứa tự nhiên của ký sinh trùng T. cruzi.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh Chagas?

Các yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Chagas:

  • Sống trong khu vực nông thôn nghèo tại Trung Mỹ, Nam Mỹ và Mexico;
  • Sống trong nhà có bọ triatominae;
  • Nhận truyền máu hay ghép tạng từ người bị nhiễm bệnh;
  • Sống trong các căn nhà làm từ gạch, bùn hoặc tranh.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh Chagas?

Bác sĩ sẽ khám lâm sàng, hỏi về các triệu chứng và bất kỳ yếu tố nguy cơ nào của bệnh Chagas. Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Chagas thì bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để xác nhận sự hiện diện của ký sinh trùng T. cruzi hoặc các protein mà hệ thống miễn dịch tạo ra (kháng thể) để chống lại ký sinh trùng. Nếu kết quả chẩn đoán cho thấy bạn đã mắc bệnh Chagas thì bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm thêm để xác định xem bệnh đã bước vào giai đoạn mạn tính và xuất hiện các biến chứng về tim mạch hoặc tiêu hóa chưa. Những xét nghiệm này có thể bao gồm:

  • Điện tâm đồ. Phương pháp này ghi lại hoạt động điện của tim;
  • Siêu âm tim. Bác sĩ sẽ sử dụng sóng âm để chụp hình ảnh chuyển động của trái tim, cho phép nhìn thấy bất kỳ thay đổi nào về hình dạng và chức năng của tim;
  • X-quang bụng. Bác sĩ sẽ dùng tia X để xem hình ảnh của dạ dày, ruột non và ruột già;
  • Nội soi thực quản. Bác sĩ sẽ dùng ống nội soi mềm để xem hình ảnh của thực quản trên màn hình;
  • Chụp X-quang. Bác sĩ sẽ xem tim có to ra hay không.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh Chagas?

Điều trị bệnh Chagas tập trung vào tiêu diệt ký sinh trùng và kiểm soát các triệu chứng. Trong giai đoạn cấp tính của bệnh Chagas, bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc như benznidazole và nifurtimox. Cả hai loại thuốc có sẵn ở các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bệnh Chagas nhưng tại Hoa Kỳ, các loại thuốc này chỉ có ở Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh. Một khi bệnh Chagas đến giai đoạn mạn tính, thuốc không thể chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, bác sĩ có thể cung cấp các thuốc này cho những người dưới 50 tuổi để làm chậm sự tiến triển của bệnh và các biến chứng nghiêm trọng.

Điều trị bổ sung phụ thuộc vào các triệu chứng cụ thể như sau:

  • Biến chứng liên quan đến tim. Điều trị bao gồm thuốc, máy tạo nhịp tim hoặc các thiết bị khác để điều chỉnh nhịp tim, phẫu thuật hoặc thậm chí ghép tim;
  • Biến chứng liên quan đến tiêu hóa. Điều trị có thể bao gồm thay đổi chế độ ăn, thuốc, corticosteroid hoặc trong trường hợp nặng thì phẫu thuật.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh Chagas?

Bạn có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Phun thuốc diệt côn trùng quanh nhà ở và các khu vực xung quanh;
  • Cải thiện nhà ở;
  • Dùng lưới ngăn côn trùng;
  • Thực hiện vệ sinh tốt trong quy trình chuẩn bị, vận tải, bảo quản và tiêu thụ thực phẩm;
  • Kiểm tra máu được hiến;
  • Kiểm tra các cơ quan, mô hoặc tế bào của người cho và người nhận trong ghép tạng;
  • Kiểm tra trẻ sơ sinh và trẻ em được sinh từ các bà mẹ bị nhiễm bệnh để chẩn đoán và điều trị sớm.

Nếu bạn sống trong khu vực có nguy cơ cao mắc bệnh Chagas, bạn có thể thực hiện các bước sau để ngăn ngừa nhiễm trùng:

  • Tránh ngủ trong nhà được làm bằng bùn đất, tranh hoặc gạch vì những loại nhà này nhiều khả năng có bọ triatominae;
  • Sử dụng lưới có thuốc diệt côn trùng khi ngủ trong các loại nhà được nêu trên;
  • Sử dụng thuốc diệt côn trùng tại nơi mình sinh sống;
  • Bôi kem diệt côn trùng lên da.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nhịp tim nhanh trên thất

(86)
Tìm hiểu chungNhịp tim nhanh trên thất là bệnh gì?Nhịp tim nhanh trên thất xảy ra khi tim đập quá nhanh, làm tim không có đủ máu để đưa đến các cơ quan khác. ... [xem thêm]

Parkinson

(55)
Parkinson là một bệnh rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến khả năng vận động cũng như cuộc sống thường ngày của một người. Hiểu rõ về tình trạng sức ... [xem thêm]

Hẹp eo động mạch chủ

(10)
Tìm hiểu chungHẹp eo động mạch chủ là bệnh gì?Hẹp eo động mạch chủ là tình trạng động mạch chủ bị hẹp bất thường. Chỗ hẹp thường nằm ở vị ... [xem thêm]

Cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh

(76)
Tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnhCắt bỏ nội mạc động mạch cảnh là gì?Cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh là phẫu thuật cắt ... [xem thêm]

U mỡ

(53)
Định nghĩa bệnh u mỡBệnh u mỡ là gì?U mỡ là một lớp chất béo tích tụ dần dần dưới da, nằm giữa da và lớp cơ. Chúng thường xuất hiện nhất ở cổ, ... [xem thêm]

Liệt ruột

(56)
Tìm hiểu về bệnh liệt ruộtLiệt ruột là gì?Liệt ruột là tình trạng tích tụ dịch và khí trong lòng ruột do thành bụng bị ức chế. Thông thường, tình ... [xem thêm]

Hội chứng Adams-Oliver

(30)
Định nghĩaHội chứng Adams-Oliver là gì?Hội chứng Adams-Oliver là một bệnh hiếm gặp, đặc trưng bởi sự phát triển bất thường của da (vùng không có da trên ... [xem thêm]

Bí tiểu

(56)
Tìm hiểu chungBí tiểu là gì?Bí tiểu là tình trạng bàng quang không rỗng hoàn toàn, thậm chí bàng quang chứa đầy nước tiểu và bạn thường cảm thấy cần đi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN