Hội chứng chảy dịch mũi sau

(4.41) - 42 đánh giá

Tìm hiểu về hội chứng chảy dịch mũi sau

Hội chứng chảy dịch mũi sau là gì?

Hội chứng chảy dịch mũi sau là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến hầu hết mọi người tại một thời điểm trong đời. Thông thường, các tuyến trong mũi và cổ họng liên tục tiết ra chất nhầy để:

  • Chống lại nhiễm trùng
  • Làm ẩm màng mũi
  • Loại bỏ các dị vật

Bạn thường nuốt chất nhầy mà không nhận ra. Khi cơ thể bắt đầu sản xuất thêm chất nhầy, bạn có thể cảm thấy nó tích tụ ở phía sau cổ họng. Tình trạng này gọi là chảy dịch mũi sau.

Triệu chứng hội chứng chảy dịch mũi sau

Những dấu hiệu và triệu chứng chảy dịch mũi sau là gì?

Ngoài cảm giác của chất nhầy chảy xuống phía sau cổ họng, các triệu chứng chảy dịch mũi sau bao gồm:

  • Đau hoặc ngứa họng
  • Cảm giác buồn nôn do chất nhầy trong dạ dày
  • Thường xuyên hắng giọng
  • Nhổ quá nhiều hoặc nuốt chất nhầy
  • Hơi thở hôi
  • Ho nhiều hơn vào ban đêm

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu các triệu chứng kéo dài trong hơn 10 ngày, dù đã dùng các biện pháp tại nhà.

Đặc biệt, nếu có các triệu chứng sau, bạn cần đến gặp bác sĩ:

  • Chất nhầy có mùi nồng
  • Sốt
  • Thở khò khè

Đây có thể là triệu chứng của nhiễm trùng do vi khuẩn, cần kháng sinh. Nhiều người quan niệm rằng chất nhầy màu vàng hoặc màu xanh lá cây liên quan đến nhiễm trùng, nhưng sự thật không phải vậy. Sự thay đổi màu sắc này là một phần của phản ứng miễn dịch, nơi bạch cầu trung tính chống nhiễm trùng xông vào khu vực. Những tế bào này chứa một loại enzyme có màu xanh lục có thể biến chất nhầy cùng màu với enzyme này.

Nguyên nhân chảy dịch mũi sau

Nguyên nhân nào gây chảy dịch mũi sau?

Hội chứng chảy dịch mũi sau thường được gây ra bởi những thay đổi nhất định trong môi trường hoặc cơ thể.

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy dịch mũi sau là dị ứng. Dị ứng theo mùa do phấn hoa có thể kích hoạt hội chứng vì cơ thể sản xuất thêm chất nhầy để thử và loại bỏ các bào tử phấn hoa.

Thời tiết lạnh hoặc không khí khô cũng có thể gây chảy dịch mũi sau. Hít thở không khí lạnh hoặc khô có thể gây kích ứng mũi và cổ họng, vì vậy cơ thể sẽ tạo ra chất nhầy để làm ẩm và làm ấm đường thở và giảm bớt sự kích thích này.

Thời tiết lạnh cũng liên quan đến nhiễm virus, chẳng hạn như cúm, nhiễm trùng xoang và cảm lạnh thông thường. Những nhiễm trùng này gây ra nhiều triệu chứng, bao gồm chảy dịch mũi sau.

Cơ thể phản ứng với bất kỳ vi trùng xâm nhập bằng cách tạo ra nhiều chất nhầy để đẩy chúng ra ngoài. Điều này có thể khiến bạn khó chịu.

Các nguyên nhân khác gây chảy dịch mũi sau bao gồm:

  • Thức ăn quá cay
  • Mang thai
  • Đồ vật bị mắc kẹt trong mũi
  • Hóa chất gây kích ứng từ nước hoa, sản phẩm tẩy rửa hoặc khói môi trường
  • Hút thuốc lá
  • Thuốc, bao gồm thuốc tránh thai và thuốc huyết áp
  • Tình trạng hô hấp mãn tính, chẳng hạn như COPD

Ngoài ra, lệch vách ngăn mũi có thể khiến cơ thể khó thoát chất nhầy chính xác, gây chảy dịch mũi sau.

Hầu hết các trường hợp chảy dịch mũi sau đều tự hết. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân, các biến chứng có thể phát sinh nếu bạn không điều trị hội chứng. Bạn có khả năng bị nhiễm trùng nếu vi trùng xâm nhập và khiến chất nhầy tích tụ nhiều làm tắc nghẽn xoang hoặc ống Eustachian.

Tốt nhất là bạn nên điều trị hội chứng này sớm để tránh các biến chứng.

Chẩn đoán và điều trị hội chứng chảy dịch mũi sau

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp điều trị hội chứng chảy dịch mũi sau?

Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, đồng thời kiểm tra mũi và cổ họng của bạn. Bác sĩ thường chẩn đoán hội chứng chảy dịch mũi dựa vào các triệu chứng và sau khi loại bỏ các tình trạng tương tự khác.

Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm dị ứng nếu đây là nguyên nhân gây các triệu chứng của bạn.

Các xét nghiệm khác có thể được đề xuất bao gồm chụp X-quang và xét nghiệm máu.

Nếu có các triệu chứng dai dẳng hoặc khó điều trị, bạn có thể cần gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để đánh giá và điều trị thêm. Họ có thể đề nghị nội soi mũi để giúp chẩn đoán polyp mũi và các vấn đề khác ở mũi và cổ họng.

Những phương pháp nào giúp điều trị hội chứng chảy dịch mũi sau?

Việc điều trị chảy dịch mũi sau phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra hội chứng. Thuốc kháng sinh có thể loại bỏ nhiễm trùng vi khuẩn. Tuy nhiên, nếu tình trạng này do virus gây ra, bạn không thể dùng kháng sinh.

Thuốc kháng histamine và thuốc thông mũi giúp điều trị chảy dịch mũi sau khi bị viêm xoang và nhiễm virus. Chúng cũng có thể có hiệu quả khi kết hợp cùng với thuốc xịt mũi steroid để điều trị chảy dịch mũi sau do dị ứng.

Các thuốc kháng histamine cũ, không kê đơn, bao gồm diphenhydramine và chlorpheniramine (Chlor-Trimeton), có thể làm khô và làm dày chất nhầy.

Các thuốc kháng histamine mới hơn như loratadine (Claritin, Alavert), fexofenadine (Allegra), cetirizine (Zyrtec), levocetirizine (Xyzal) và desloratadine (Clarinex) có thể ít làm khô chất nhầy hơn. Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra với bác sĩ trước khi dùng những thuốc này vì có thể mắc các tác dụng phụ từ chóng mặt đến khô miệng.

Ngoài ra, bạn nên uống nhiều nước để làm loãng chất nhầy.

Các phương pháp khác bạn có thể thử bao gồm:

  • Sử dụng thuốc xịt mũi hoặc dụng cụ xịt nước muối, như bình rửa mũi neti pot, để rửa trôi chất nhầy, vi khuẩn, chất gây dị ứng và những chất gây kích thích ra khỏi xoang.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí.

Kiểm soát hội chứng chảy dịch mũi sau

Những biện pháp tại nhà nào giúp bạn kiểm soát hội chứng chảy dịch mũi sau?

Một số biện pháp tại nhà có thể giúp bạn kiểm soát hội chứng chảy dịch mũi sau như:

Nâng đầu cao khi nằm

Nếu tình trạng tích tụ dịch nghiêm trọng hơn vào ban đêm, bạn có thể nâng đầu hơi cao để giúp thoát dịch và giảm lượng chất nhầy trong cổ họng và đường thở.

Uống nước

Chảy dịch sau mũi cũng làm cơ thể mất nước. Do đó, bạn nên uống nhiều nước để có thể giúp làm loãng chất nhầy và ngăn ngừa mất nước.

Các loại trà và nước canh ấm cũng có thể giúp giảm các triệu chứng khác, chẳng hạn như đau họng và hơi nước có thể giúp làm sạch xoang.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chậm phát triển tâm thần

(40)
Tìm hiểu chungChậm phát triển tâm thần là bệnh gì?Khuyết tật trí tuệ, từng được gọi là chậm phát triển tâm thần, đặc trưng bởi trí thông minh dưới ... [xem thêm]

Thoái hóa cột sống

(63)
Tìm hiểu chungThoái hóa cột sống là gì?Thoái hóa cột sống là một thuật ngữ y khoa, bao gồm gai cột sống và thoái hóa đĩa đệm. Thông thường, thoái hóa cột ... [xem thêm]

Viêm hạch bạch huyết mãn tính

(23)
Tìm hiểu chungViêm hạch bạch huyết mãn tính là gì?Viêm hạch bạch huyết mãn tính là viêm hoặc nhiễm trùng hạch bạch huyết trong một thời gian dài. Các hạch ... [xem thêm]

Vết cắn và đốt

(61)
Định nghĩaCác vết cắn và đốt là gì?Vết cắn thường do các loài như kiến, bọ chét, ruồi, muỗi gây nên. Vết đốt thường do ong vò vẽ, ong bắp cày tạo ... [xem thêm]

Tật không nhãn cầu và mắt nhỏ

(25)
Tìm hiểu chungTật không nhãn cầu và mắt nhỏ là bệnh gì?Khái niệm tật không nhãn cầu và mắt nhỏ thường được sử dụng thay thế cho nhau. Mắt nhỏ là ... [xem thêm]

Mất kiểm soát đường ruột

(41)
Tìm hiểu chungMất kiểm soát đường ruột là bệnh gì?Bệnh mất kiểm soát đường ruột là một tình trạng mà nhu động ruột gặp vấn đề. Đối với người ... [xem thêm]

Lông mọc ngược

(63)
Tìm hiểu chungLông mọc ngược là tình trạng gì?Lông mọc ngược là tình trạng lông cuộn tròn và đi vào trong da thay vì ra bên ngoài. Tình trạng này có thể gây ... [xem thêm]

Beta thalassemia

(84)
Tìm hiểu chungBệnh beta thalassemia là gì?Thalassemia là một rối loạn di truyền nhiễm sắt thể lặn, thường gây ảnh hưởng đến các tế bào hồng cầu. Thông ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN