Cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh

(3.72) - 76 đánh giá

Tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh

Cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh là gì?

Cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh là phẫu thuật cắt bỏ mảng bám trong lòng động mạch cảnh (động mạch cung cấp máu cho não). Cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh là phương pháp điều trị phẫu thuật phổ biến nhất cho bệnh động mạch cảnh.

Khi nào bạn cần thực hiện cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh?

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh nếu động mạch cảnh bị thu hẹp nghiêm trọng. Một số yếu tố khác cần được cân nhắc bên cạnh mức độ tắc nghẽn động mạch. Bạn có thể có hoặc không có triệu chứng.

Cẩn trọng khi thực hiện cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh

Bạn nên biết gì trước khi thực hiện cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh?

Không phải ai cũng có thể thực hiện cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh.

Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của bạn và xác định xem bạn có phù hợp cho việc cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh hay không.

Nếu phương pháp này không phải là lựa chọn tốt nhất, bạn có thể thực hiện thủ thuật nong mạch cảnh và đặt stent thay vì cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh. Với thủ thuật này, bác sĩ luồn một ống rỗng dài (ống thông) gắn với một quả bóng nhỏ vào mạch máu bị thu hẹp ở cổ đến động mạch. Quả bóng sau đó được thổi phồng để mở rộng động mạch. Một ống lưới kim loại (stent) thường được đưa vào để giảm nguy cơ động mạch bị hẹp lại.

Các biến chứng và tác dụng phụ

Đau, tê hoặc đau nhói tại vết thương thường xảy ra sau khi cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh. Phẫu thuật có thể dẫn đến đau cổ sau phẫu thuật. Hầu hết tình trạng này có thể giảm bớt khi dùng các loại thuốc giảm đau không cần đơn như Extra Strength Tyleno.

Tương tự các loại phẫu thuật khác, cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh có hai rủi ro chính:

  • Đột quỵ – nguy cơ đột quỵ là khoảng 2%, mặc dù nguy cơ này có thể cao hơn ở những người bị đột quỵ trước khi phẫu thuật.
  • Tử vong – nguy cơ tử vong dưới 1% có thể xảy ra do các biến chứng như đột quỵ hoặc đau tim.

Hầu hết các cơn đột quỵ xảy ra sau phẫu thuật là do một động mạch não bị tắc nghẽn trong giai đoạn đầu của hậu phẫu hoặc do chảy máu vào mô não.

Điều này có thể xảy ra nếu thủ thuật làm cục máu đông di chuyển và tắc nghẽn động mạch. Nhóm bác sĩ phẫu thuật và gây mê sẽ cố gắng để ngăn chặn điều này.

Một số biến chứng khác sau của phẫu thuật bao gồm:

  • Chảy máu tại vết thương.
  • Vết thương bị nhiễm trùng – vết thương bị nhiễm trùng thường xảy ra ở khoảng 1% người bệnh và dễ dàng điều trị bằng thuốc kháng sinh.
  • Tổn thương dây thần kinh – tình trạng này có thể gây ra giọng khàn, yếu hoặc tê ở mặt; ảnh hưởng khoảng 4% người bệnh. Tuy nhiên, biến chứng này thường là tạm thời và biến mất trong vòng một tháng.
  • Thu hẹp động mạch cảnh tái phát – tình trạng này còn gọi là chứng tái hẹp. Khoảng 2–4% bệnh nhân cần phải được phẫu thuật thêm.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật để biết thêm thông tin.

Quy trình cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh

Chuẩn bị cho việc cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh

Một vài ngày trước khi thực hiện thủ thuật, bác sĩ sẽ yêu cầu các xét nghiệm tiền phẫu thuật để đảm bảo phẫu thuật được thực hiện an toàn. Bác sĩ phẫu thuật có thể yêu cầu chụp X-quang não để xác định cách phẫu thuật tốt nhất. Chụp X-quang não là xét nghiệm chẩn đoán xâm lấn được sử dụng để tạo ra hình ảnh X-quang bên trong các mạch máu não. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, thông tin này có thể thu được từ chụp CT mạch não đồ hoặc chụp MRI mạch não đồ. Đây là những phương pháp không xâm lấn giúp thu thập thông tin về các động mạch cảnh và não.

Bạn có thể cần ngừng sử dụng một số loại thuốc nhất định trước khi thực hiện thủ thuật. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể để giúp bạn chuẩn bị cho thủ thuật. Hầu như tất cả bệnh nhân vẫn dùng aspirin khi thực hiện thủ thuật. Điều quan trọng là bạn phải kiểm tra với bác sĩ trước khi ngừng dùng aspirin hoặc plavix, nếu bạn đang dùng các loại thuốc này.

Quá trình cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh

Việc cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh thường mất khoảng 1,5–2 giờ.

Nếu được gây mê toàn thân, bạn sẽ ngủ trong suốt quá trình phẫu thuật. Bạn vẫn tỉnh táo nếu được gây tê cục bộ, nhưng khu vực trên cổ sẽ bị tê liệt để không cảm thấy đau.

Bác sĩ phẫu thuật có thể thích sử dụng thuốc tê tại chỗ để bạn vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình phẫu thuật. Điều này cho phép họ theo dõi phản ứng của não khi lượng máu cung cấp giảm trong khi làm thủ thuật.

Nếu cả hai động mạch cảnh cần được giải phóng chỗ bị tắc, bác sĩ sẽ thực hiện hai thủ thuật riêng biệt. Họ sẽ phẫu thuật một bên động mạch cảnh trước và bên còn lại được thực hiện một vài tuần sau đó.

Sau khi bạn được gây mê, bác sĩ sẽ làm sạch cổ bằng chất khử trùng để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào vết thương. Sau đó, họ sẽ rạch một vết cắt nhỏ để tiếp cận với động mạch cảnh.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ quyết định có cần sử dụng shunt tạm thời để duy trì lưu lượng máu đầy đủ đến não hay không. Shunt là một ống nhựa nhỏ có thể được sử dụng để vận chuyển máu bắc qua phần động mạch cảnh đang được phẫu thuật.

Khi bác sĩ phẫu thuật tiếp cận động mạch cảnh, họ sẽ kẹp động mạch để ngăn máu chảy qua nó và tạo một lỗ mở theo chiều dài chỗ hẹp. Nếu sử dụng shunt, bác sĩ sẽ chèn nó vào lúc này. Sau đó, bác sĩ sẽ loại bỏ lớp lót bên trong phần hẹp của động mạch, cùng với chất béo (mảng bám) tích tụ.

Khi đã gỡ bỏ phần thu hẹp, bác sĩ sẽ đóng lại bằng các mũi khâu hoặc một miếng vá đặc biệt.

Bác sĩ sau đó kiểm tra tình trạng máu chảy. Vết cắt trên cổ được đóng lại sau khi máu đã ngừng chảy. Bác sĩ cũng có thể để lại một ống nhỏ (dẫn lưu dịch) trong vết thương nhằm rút hết máu có thể tích tụ sau phẫu thuật. Họ sẽ gỡ bỏ ống dẫn này vài ngày sau đó.

Điều gì xảy ra sau khi cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh?

Khi phẫu thuật kết thúc, bạn thường được chuyển đến khu vực hồi sức của phòng mổ, nơi mà sức khỏe của bạn có thể được theo dõi để đảm bảo bạn đang phục hồi tốt.

Bác sĩ sẽ thảo luận về kết quả của thủ thuật với bạn. Đối với hầu hết mọi người, quy trình này giúp ngăn ngừa tổn thương não thêm và giảm nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên, nếu không áp dụng lối sống lành mạnh hơn, bạn có thể bị tích tụ mảng bám, hình thành cục máu đông và các vấn đề khác trong động mạch cảnh một lần nữa.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật để biết thêm thông tin.

Phục hồi sau phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh

Bạn nên làm gì sau khi cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh?

Bác sĩ có thể cung cấp cho bạn lời khuyên về việc chăm sóc vết thương bằng cách rửa vết thương bằng xà bông nhẹ và nước ấm.

Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn về thời điểm an toàn để lái xe sau phẫu thuật. Đối với hầu hết người bệnh, việc này thường mất từ 2–3 tuần sau khi phẫu thuật.

Nếu bị đột quỵ hoặc cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA), bạn sẽ không được phép lái xe trong 1 tháng sau phẫu thuật.

Hầu hết mọi người đều có thể trở lại làm việc 3–4 tuần sau khi cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh.

Bác sĩ có thể khuyên bạn hạn chế hoạt động thể chất trong một vài tuần sau khi phẫu thuật. Nếu công việc của bạn liên quan đến lao động chân tay, bạn chỉ nên thực hiện các công việc nhẹ cho đến khi bạn hoàn toàn bình phục.

Chúng tôi không cung cấp tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh tăng globulin đại phân tử Waldenstrom

(62)
Tìm hiểu chungBệnh tăng globulin đại phân tử Waldenstrom là gì?Bệnh Waldenstrom là một loại ung thư bắt đầu trong các tế bào máu trắng. Một người bị bệnh ... [xem thêm]

Đau cơ

(14)
Đau nhức cơ bắp là một tình trạng rất phổ biến. Hầu như mọi người đều từng trải qua cảm giác này. Bạn có thể cảm thấy đau ở bất kỳ vị trí nào ... [xem thêm]

Cổ trướng

(99)
Tìm hiểu chungCổ trướng là gì?Cổ trướng là dịch ổ bụng (thường là huyết thanh, chất lỏng màu vàng và trong suốt) tích tụ trong khoang bụng (phúc mạc). ... [xem thêm]

Balantiditium

(35)
Tìm hiểu chungBalantiditium là bệnh gì?Balantiditium là một bệnh nhiễm trùng đường ruột hiếm gặp gây ra bởi vi khuẩn Balantidium coli (B. coli), một loại ký sinh ... [xem thêm]

Ngứa hậu môn

(100)
Tìm hiểuNgứa hậu môn là bệnh gì?Ngứa hậu môn là tình trạng xảy ra khi vùng da quanh hậu môn bị kích thích. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, ... [xem thêm]

Viêm niệu đạo

(91)
Tìm hiểu chungViêm niệu đạo là bệnh gì?Viêm niệu đạo là bệnh nhiễm trùng đường tiểu do vi khuẩn độc lực cao gây ra hoặc hệ miễn dịch suy yếu.Mặc dù ... [xem thêm]

Viêm đại tràng vi thể

(52)
Định nghĩaViêm đại tràng vi thể là bệnh gì?Viêm đại tràng vi thể (hay còn gọi là viêm đại tràng) là bệnh di truyền, xảy ra khi ruột già bị sưng tấy và ... [xem thêm]

Nang đơn thận

(85)
Tìm hiểu chungNang đơn thận là bệnh gì?Thận là hai cơ quan hình hạt đậu trong cơ thể người với chức năng chính là lọc chất thải từ máu và tạo ra nước ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN