Khám phụ khoa định kỳ hằng năm

(4.47) - 41 đánh giá

Những lí do hàng đầu tại sao bạn nên khám phụ khoa định kì hằng năm.

Tránh thai

Tìm hiểu về cách lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp với bạn. Ví dụ: thuốc tránh thai, dụng cụ tử cung (IUD), miếng dán tránh thai, bao cao su hoặc que cấy.

Tầm soát ung thư

Trang bị thêm kiến thức về ung thư vú, ung thư đại tràng hoặc các loại ung thư khác.

Tiêm phòng

Tiêm những loại vắc-xin phòng cúm, virus HPV và các loại virus khác.

Khám sức khỏe tổng quát

Kiểm tra các bệnh lý tăng huyết áp, tiểu đường, đo mật độ xương tầm soát loãng xương và các vấn đề sức khỏe khác.

Sàng lọc Trầm cảm

Trầm cảm là một bệnh lý phổ biến và nghiêm trọng. Trầm cảm có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng. Để chẩn đoán trầm cảm cần, bác sĩ sản phụ khoa hoặc các nhân viên y tế sẽ thảo luận tư vấn cho bạn về các triệu chứng của bạn, tần suất xảy ra và mức độ trầm trọng của chúng.

Sàng lọc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs), ví dụ như chlamydia, lậu và herpes sinh dục, là những tác nhân gây nhiễm trùng được lây lan qua quan hệ tình dục.

Các câu hỏi về tình dục

Thảo luận về những vấn đề xảy ra trong khi giao hợp, đau khi quan hệ tình dục, thay đổi nội tiết tố làm thay đổi sự quan tâm hoặc phản ứng với tình dục hoặc các hình thức quan hệ tình dục khác.

Kiểm soát cân nặng

Tìm hiểu về chỉ số khối cơ thể (BMI), tập thể dục, béo phì, chế độ ăn kiêng, phẫu thuật và các vấn đề sức khỏe liên quan đến thừa cân.

Các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt

Thảo luận về hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), đau trong kinh nguyệt, chu kì kinh nguyệt đầu tiên, cường kinh hoặc kinh nguyệt không đều.

Tư vấn trước khi mang thai

​​Nếu bạn đang có kế hoạch mang thai, bạn nên cần được tư vấn trước. Bác sĩ sản phụ khoa và nhân viên y tế sẽ hỏi về chế độ ăn uống và lối sống, tiền sử bệnh tật của bạn và gia đình, những thuốc bạn sử dụng và tiền sử mang thai trong quá khứ .

Các lý do khác

Nhận trợ giúp với các triệu chứng mãn kinh, tiểu không tự chủ, mang thai hoặc các vấn đề liên quan khác.

Tài liệu tham khảo

https://www.acog.org/Patients/FAQs/Annual-Well-Woman-Exam-Infographic

Biên dịch - Hiệu đính

PGS.TS.BS. Tô Mai Xuân Hồng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vô sinh ở phụ nữ (Những vấn đề cơ bản)

(97)
Những lý do có thể khiến người phụ nữ gặp khó khăn khi mang thai là gì? Một người phụ nữ có thể gặp khó khăn khi mang thai vì nhiều lý do khác nhau. Chúng ... [xem thêm]

Rối loạn di truyền

(39)
Gen là gì? Gen là một đơn vị vật chất di truyền nhỏ bé được gọi là DNA, điều khiển một số khía cạnh của cấu tạo vật chất con người hay một quá ... [xem thêm]

Điều trị vô sinh

(59)
Vô sinh là gì? Vô sinh được định nghĩa là không mang thai sau 1 năm có quan hệ tình dục đều đặn mà không sử dụng biện pháp tránh thai (xem bài Khám vô ... [xem thêm]

Những điều cần biết về trẻ sinh non

(36)
Trẻ sinh non là trẻ sinh trước 37 tuần. Trẻ có thể có nhiều vấn đề về sức khỏe, và cần nằm viện lâu hơn những trẻ sinh đủ tháng. Hàng năm, tỷ lệ ... [xem thêm]

Bài 5 – Những thắc mắc khi đi khám hiếm muộn

(50)
Đi khám bệnh (tim, gan, phổi…) thì thấy bình thường rồi. Bạn “hiên ngang” gọi xin sếp và thông báo với bạn bè đồng nghiệp mình đi khám bệnh. Vậy thì ... [xem thêm]

Viêm gan siêu vi B và thai kỳ

(39)
Viêm gan siêu vi B là gì? Là bệnh lý gây viêm gan do nhiễm virus viêm gan B. Virus này tấn công tế bào gan gây suy chức năng gan, xơ gan, hay ung thư gan. Người nhiễm ... [xem thêm]

Lựa chọn sinh thường hay sinh mổ

(36)
Lợi ích của sinh thường và sinh mổ? Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể cho em biết lợi ích của sinh thường và sinh mổ không ạ? Em gần tới ngày sinh rồi, em rất ... [xem thêm]

Bài 30 – Mẹ bầu giận dữ và em bé trong bụng

(60)
Khi tìm hiểu về trầm cảm trong thai kỳ và sau sinh, mình tự hỏi “đang mang thai mà mình giận dữ, bực tức…vậy em bé có “biết” không ta?” – chắc biết ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN