Rệp cắn

(4.34) - 34 đánh giá

Tìm hiểu chung

Rệp cắn là tình trạng gì?

Rệp là loại bọ hút máu người và động vật. Chúng có màu nâu và có thể biến thành màu đỏ sau khi hút máu.

Rệp có thể di chuyển một cách nhanh chóng từ nơi này đến nơi khác như sàn, tường, trần nhà mà không cần bay. Giống như hầu hết các loại bọ, rệp sinh sản khá nhanh chóng.

Điều kiện sống lý tưởng sẽ giúp rệp phát triển đầy đủ nhanh chóng trong 1 tháng, cộng với tỷ lệ sinh sản của chúng, phòng của bạn có thể dễ dàng trở thành ổ chứa rệp trong một thời gian ngắn.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng rệp cắn là gì?

Các triệu chứng phổ biến của rệp cắn là:

  • Ngứa nhưng cũng có thể đó là do bị muỗi cắn;
  • Những vết máu trên giường;
  • Vỏ trứng có màu;
  • Mùi mốc.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng rệp cắn?

Rệp là những sinh vật sống dựa vào máu, do đó bạn có thể bắt gặp chúng hầu như ở khắp mọi nơi, như nhà của người bạn, văn phòng, phòng tập thể dục, cửa hàng, khách sạn hay trên một số ghế sofa đã sử dụng, quần áo chất đống trên vỉa hè để bán, v.v.. Với sự linh hoạt của rệp, chúng có thể dễ dàng bám vào túi xách hoặc thậm chí cơ thể mà bạn không biết và theo về nhà.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải tình trạng rệp cắn?

Với kích thước bằng một hạt táo, rệp có thể dễ dàng tìm thấy trong các vết nứt, nệm, khung giường hay bất cứ nơi nào mà chúng có thể kiếm ăn. Có rất nhiều rệp trong khách sạn, chúng có thể đi từ phòng này sang phòng hoặc thậm chí ra ngoài theo đồ đạc cá nhân của du khách như cặp, ba lô, v.v.. Vết rệp cắn có thể ảnh hưởng bất kì trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tình trạng rệp cắn?

Rệp có thể dễ dàng bắt gặp ở khắp mọi nơi.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng rệp cắn?

Rất khó để chẩn đoán rằng bạn có bị rệp cắn hay không. Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của tình trạng này, bạn cần lập tức kiểm tra các dấu hiệu sau:

  • Đốm tối màu: đây là một dấu hiệu của tình trạng rệp sinh sôi. Bạn cần kiểm tra nơi trú ẩn của rệp trong nệm, gối, sofa;
  • Vết đỏ: các đốm đỏ được tìm thấy trên khăn trải giường là minh chứng cho sự hiện diện của rệp trong nhà.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng rệp cắn?

Cách tốt nhất để điều trị rệp là thuê người diệt sâu bọ có kinh nghiệm để thực hiện công việc. Bạn hãy chắc chắn rằng các loại thuốc trừ sâu được sử dụng trong khu vực phòng ngủ, nếu không chúng có thể làm cho bạn bị bệnh. Và khi rệp sinh sôi trở lại, bạn nên gọi cho người diệt sâu bệnh càng sớm càng tốt.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng rệp cắn?

Lối sống và các biện pháp sau đây có thể giúp bạn đối phó với rệp:

  • Làm sạch giường bao gồm cả ra giường và gối;
  • Rèm cửa cũng là một nơi tốt cho rệp trú ngụ vì vậy bạn đừng bỏ qua chúng;
  • Chà nệm để loại bỏ trứng rệp trước khi lau rửa hoặc hút bụi. Bạn có thể chuẩn bị một tấm nệm mới nếu cần và nhớ làm sạch tất cả mọi thứ khác trước khi thay nệm mới;
  • Chú ý các vết nứt trên tường, đây là nơi trú ngụ lý tưởng, do đó loại bỏ rệp bằng cách sửa chữa và dán che lấp vết nứt bằng giấy dán tường;
  • Giữ cho phòng sạch sẽ, sắp xếp mọi thứ gọn gàng, bỏ đi các chồng quần áo hỗn độn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Block nhĩ thất cấp 2

(77)
Tìm hiểu chungBlock nhĩ thất cấp 2 là bệnh gì?Block nhĩ thất là tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn sự dẫn truyền xung điện từ tâm nhĩ xuống ... [xem thêm]

Suy giảm miễn dịch nguyên phát

(93)
Tìm hiểu chungSuy giảm miễn dịch nguyên phát là bệnh gì?Rối loạn suy giảm miễn dịch nguyên phát hay còn gọi là rối loạn miễn dịch nguyên phát hoặc suy ... [xem thêm]

Hội chứng đường hầm khuỷu tay

(28)
Tìm hiểu chungHội chứng đường hầm khuỷu tay là gì?Hội chứng đường hầm khuỷu tay, còn được gọi là kẹt dây trụ thần kinh, tình trạng các dây thần kinh ... [xem thêm]

Đau hông

(69)
Định nghĩaĐau hông là bệnh gì?Đau hông, hay còn gọi là đau vùng hông, là tình trạng tổn thương ở vùng hông. Hông bao gồm vị trí khớp hình cầu nơi xương ... [xem thêm]

Thalassemia

(27)
Tìm hiểu chungThalassemia là gì?Thalassemia là một rối loạn về máu mà cơ thể tạo ra một dạng hemoglobin bất thường, một loại phân tử protein trong hồng cầu ... [xem thêm]

U mềm lây

(52)
Tìm hiểu chungBệnh u mềm lây là gì?U mềm lây là bệnh da liễu truyền nhiễm do một loại vi khuẩn gây ra. Khi bị bệnh, trên da bạn sẽ xuất hiện các nốt ... [xem thêm]

Bỏng lạnh

(32)
Có thể bạn đã rất quen thuộc với tình trạng bỏng nóng, nhưng đã bao giờ bạn nghe về bỏng lạnh chưa? Bạn có biết bỏng lạnh là gì không? và bị bỏng ... [xem thêm]

Răng khôn

(80)
Ở tuổi trưởng thành, hầu hết chúng ta sẽ trải qua cảm giác khó chịu khi mọc răng khôn (hay còn gọi là mọc răng cấm). Bạn có thắc mắc tại sao mọc răng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN