Rosiglitazone + Metformin là gì?

(3.55) - 39 đánh giá

Tác dụng

Tác dụng của Rosiglitazone + Metformin là gì?

Thuốc này được sử dụng kết hợp cùng với một chế độ ăn uống và tập thể dục thích hợp để kiểm soát lượng đường trong máu cao ở những người bị bệnh tiểu đường loại 2. Thuốc này hoạt động bằng cách làm khôi phục lại đáp ứng thích hợp của cơ thể với insulin tự nhiên do cơ thể sản xuất.

Kiểm soát lượng đường cao trong máu giúp ngăn ngừa tổn thương thận, mắt, các vấn đề thần kinh, mất chi, và các vấn đề chức năng tình dục. Kiểm soát bệnh tiểu đường thích hợp cũng có thể làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Rosiglitazone một thuốc thuộc nhóm thiazolidinediones hoặc glitazones. Metformin là thuốc thuộc nhóm biguanid.

Bạn nên dùng Rosiglitazone + Metformin như thế nào?

Đọc hướng dẫn sử dụng thuốc được cung cấp bởi dược sĩ của bạn trước khi bạn bắt đầu dùng thuốc này và mỗi lần bạn sử dụng lại. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn.

Dùng thuốc này bằng uống, thường là một lần hoặc hai lần mỗi ngày với bữa ăn hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Liều lượng được dựa trên tình trạng bệnh của bạn và đáp ứng với điều trị.

Dùng thuốc này thường xuyên để có được những lợi ích tốt nhất. Để giúp bạn nhớ, sử dụng thuốc cùng một lúc mỗi ngày.

Bạn nên bảo quản Rosiglitazone + Metformin như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng Rosiglitazone + Metformin cho người lớn là gì?

Liều lượng mỗi cá nhân dựa trên độ an toàn, hiệu quả, và kết quả điều trị trước; đánh giá nguy cơ so với lợi ích của việc khởi đầu với liệu pháp phối hợp so với trị liệu đơn.

Liều khởi đầu: uống rosiglitazone 2 mg + metformin 500 mg, dùng 1 hoặc 2 lần một ngày.

Nếu HbA1C lớn hơn 11% hoặc đường huyết đói lớn hơn 270mg/dl: cân nhắc dùng liều khởi đầu rosiglitazone 2 mg + metformin 500 mg uống 2 lần mỗi ngày

Tăng liều rosiglitazone lên thêm 2 mg hoặc tăng liều metformin lên thêm 500 mg mỗi ngày nếu đường huyết không được kiểm soát tốt sau mỗi 4 tuần.

Bệnh nhân không kiểm soát tốt trên liệu pháp trị liệu đơn Rosiglitazone:

Liều khởi đầu: liều rosiglitazone hiện tại cộng với metformin 1000 mg mỗi ngày uống chia 2 lần.

Bệnh nhân kiểm soát không đầy đủ trên liệu pháp trị liệu đơn Metformin:

Liều khởi đầu: liều metformin hiện tại cộng với rosiglitazone 4 mg mỗi ngày uống chia 2 lần.

Liều dùng Rosiglitazone + Metformin cho trẻ em là gì?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Rosiglitazone + Metformin có những dạng và hàm lượng nào?

Rosiglitazone + Metformin có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nén: 2 mg/500 mg; 4 mg/500 mg; 2 mg/1000 mg; 4 mg/1000 mg.

Tác dụng phụ

Bạn có thể gặp tác dụng phụ nào khi dùng Rosiglitazone + Metformin?

Thuốc này có thể nhiễm axit lactic (gia tăng axit lactic trong cơ thể, có thể gây tử vong). Nhiễm axit lactic có thể bắt đầu từ từ và tệ hơn theo thời gian. Đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn có những triệu chứng nhẹ, chẳng hạn như: đau cơ hay yếu cơ, tê hoặc cảm giác lạnh ở cánh tay và cẳng chân, khó thở, đau bụng, buồn nôn ói, nhịp tim chậm hoặc không đều, chóng mặt, hoặc cảm thấy rất yếu hoặc mệt mỏi.

Đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn có bất cứ dấu hiệu của một phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Hãy gệnh viện ngay lập tức nếu bạn có bất cứ dấu hiệu của một phản ứng dị ứng: phát ban;

  • Đau ngực hoặc cảm giác nặng nề, đau lan ra cánh tay hoặc vai, buồn nôn, ra mồ hôi, cảm giác như bhu ngự toàn cơ thể;
  • Đột ngột tê, yếu, đau đầu, rối loạn, hoặc các vấn đề với tầm nhìn, lời nói, hoặc thăng bằng;
  • Sưng hoặc tăng cân nhanh chóng, cảm thng hoặc tăng cân nhanh chóng, cảm hoặc
  • Da nhợt nhạt, cảm thấy đầu choáng váng, tim đập nhanh, khó tập trung, sốt, lú lẫn hoặc yếu;
  • Rộp nặng, bong da, phát ban da đỏ;
  • Vàng da;
  • Nhức đầu;
  • Buồn nôn, nôn, khó chịu dạ dày, tiêu chảy.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/ Cảnh báo

Trướckhi dùng Rosiglitazone + Metformin bạn nên biết những gì?

Trong khi quyết định sử dụng một loại thuốc, nguy cơ được cân nhắc với lợi ích thuốc mang lại. Bạn và bác sĩ của bạn sẽ đưa quyết định. Đối với thuốc này, các điều sau đây cần được xem xét:

Dị ứng

Hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đã từng có bất kỳ phản ứng bất thường hoặc dị ứng với thuốc này hoặc bất kỳ loại thuốc khác. Cũng nói với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ loại dị ứng khác, chẳng hạn như với các loại thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hoặc động vật. Đối với sản phẩm không kê toa, đọc nhãn hoặc danh sách thành phần một cách cẩn thận.

Trẻ em

Các nghiên cứu thích hợp đã chưa được thực hiện trên các mối quan hệ của tuổi với các tác động của rosiglitazone và metformin kết hợp ở trẻ em. An toàn và hiệu quả chưa được nghiên cứu.

Người lớn tuổi

Các nghiên cứu thích hợp đã thực hiện cho đến nay đã không chứng minh được vấn đề cụ thể mà sẽ hạn chế tính hữu ích của rosiglitazone và metformin kết hợp ở người già. Tuy nhiên, bệnh nhân lớn tuổi có nhiều khả năng có vấn đề về thận liên quan đến tuổi, mà có thể yêu cầu thận trọng và điều chỉnh liều cho bệnh nhân dùng rosiglitazone và metformin kết hợp.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ.

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Rosiglitazone + Metformin có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Mặc dù những loại thuốc nhất định không nên dùng cùng nhau, trong một số trường hợp hai loại thuốc khac nhau có thể sử dụng cùng nhau thậm chí khi tương tác có thể xảy ra. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể thay đổi liều thuốc, hoặc đưa ra những biện pháp phòng ngừa khác khi cần thiết. Nói cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào được kê toa hay không được kê toa, đặc biệt là:

Sử dụng thuốc này với bất kỳ các loại thuốc sau đây là không nên. Bác sĩ có thể quyết định không điều trị bằng thuốc này hoặc thay đổi một số các loại thuốc khác mà bạn có.

  • Axit Acetrizoic;
  • Diatrizoate;
  • Diatrizoatehc ;
  • Axit Iobenzamic;
  • Iobitridol;
  • Axit Iocarmic;
  • Axit Iocetamic;
  • Iodamide;
  • Iodipamide;
  • Iodixanol;
  • Axit Iodohippuric;
  • Iodopyracet;
  • Axit Iodoxamic;
  • Axit Ioglicic;
  • Axit Ioglycamic;
  • Iohexol;
  • Iomeprol;
  • Iopamidol;
  • Axit Iopanoic;
  • Iopentol;
  • Iophendylate;
  • Iopromide;
  • Axit Iopronic;
  • Axit Ioseric;
  • Iosimide;
  • Iotasul;
  • Iothalamate;
  • Iotrolan;
  • Axit Iotroxic;
  • Ioversol;
  • Ioxaglate;
  • Axit Ioxitalamic;
  • Ipodate;
  • Metrizamide;
  • Axit Metrizoic;
  • Natri Tyropanoate.

Sử dụng thuốc này với bất kỳ các loại thuốc sau đây thường không được khuyến cáo, nhưng có thể được dùng trong một số trường hợp. Nếu cả hai loại thuốc được kê cùng, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc mức độ thường xuyên sử dụng một hoặc cả hai loại thuốc.

  • Abiraterone Acetate;
  • Acetazolamide;
  • Balofloxacin;
  • Besifloxacin;
  • Bupropion;
  • Ceritinib;
  • Cimetidine;
  • Ciprofloxacin;
  • Dabrafenib
  • Dichlorphenamide;
  • Dofetilide;
  • Dolutegravir;
  • Enoxacin;
  • Entacapone;
  • Fleroxacin;
  • Flumequine;
  • Gatifloxacin;
  • Gemifloxacin;
  • Insulin aspart, tái tổ hợp;
  • Insulin Degludec;
  • Insulin Detemir;
  • Insulin Glulisine;
  • Insulin Human hít;
  • Insulin Human Isophane (NPH);
  • Insulin Human Regular;
  • Insulin lispro, tái tổ hợp;
  • Levofloxacin;
  • Lomefloxacin;
  • Moxifloxacin;
  • Nadifloxacin;
  • Nitisinone;
  • Norfloxacin;
  • Ofloxacin;
  • Pazufloxacin;
  • Pefloxacin;
  • Pixantrone;
  • Prulifloxacin;
  • Rufloxacin;
  • Sparfloxacin;
  • Tosufloxacin;;
  • Vandetanib;
  • Zonisamide.

Sử dụng thuốc này với bất kỳ các loại thuốc sau đây có thể gây ra một nguy cơ tác dụng phụ nhất định, nhưng sử dụng hai loại thuốc này có thể được điều trị tốt nhất cho bạn. Nếu cả hai loại thuốc được kê cùng, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc mức độ thường xuyên sử dụng một hoặc cả hai loại thuốc.

  • Acebutolol;
  • Alprenolol;
  • Atenolol;
  • Betaxolol;
  • Bevantolol;
  • Bisoprolol;
  • Khổ qua;
  • Bucindolol;
  • Carteolol;
  • Carvedilol;
  • Celiprolol;
  • Cephalexin;
  • Colesevelam;
  • Dilevalol;
  • Enalaprilat;
  • Enalapril maleat;
  • Esmolol;
  • Fenofibrate;
  • Rau khố đậu – Cỏ cà ri;
  • Gemfibrozil;
  • Glucomannan;
  • Guar Gum;
  • Iproniazid;
  • Isocarboxazid;
  • Labetalol;
  • Levobunolol;
  • Linezolid;
  • Mepindolol;
  • Xanh Methylene;
  • Metipranolol;
  • Metoprolol;
  • Moclobemide;
  • Nadolol;
  • Nebivolol;
  • Nialamide;
  • Oxprenolol;
  • Penbutolol;
  • Phenelzine;
  • Pindolol;
  • Procarbazin;
  • Propranolol;
  • Vỏ mã đề;
  • Ranolazine;
  • Rasagiline;
  • Rifampin;
  • Selegilin;
  • Sotalol;
  • Talinolol;
  • Tertatolol;
  • Timolol;
  • Tranylcypromin;
  • Trimethoprim;
  • Trospium.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới Rosiglitazone + Metformin không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến Rosiglitazone + Metformin?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Vấn đề tuyến thượng thận;
  • Mất nước nặng;
  • Vấn đề tuyến yên (hoạt động kém);
  • Suy dinh dưỡng;
  • Nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng nặng);
  • Yếu tình trạng thể chất – Sử dụng thận trọng. Có thể gây tác dụng phụ tồi tệ hơn;
  • Thiếu máu (tế bào hồng cầu thấp);
  • Phù điểm vàng mắt ở người đái tháo đường (sưng mặt sau của mắt);
  • Phù (cơ thể giữ nước hay sưng);
  • Nhồi máu cơ tim hoặc tiền sử;
  • Bệnh tim hoặc tiền sử;
  • Thiếu Vitamin B12 – Sử dụng thận trọng. Có thể làm cho tình trạng bệnh này tồi tệ hơn;
  • Đau thắt ngực nặng và cấp tính;
  • Nhiễm axít ceton (ceton cao trong máu);
  • Nhồi máu cơ tim cấp tính;
  • Suy tim nặng hoặc có các triệu chứng;
  • Bệnh thận;
  • Bệnh gan;
  • Nhiễm toan chuyển hóa (axít trong máu);
  • Tiểu đường loại 1 – Không nên được sử dụng ở những bệnh nhân với những bệnh này;
  • Sốt;
  • Nhiễm trùng;
  • Phẫu thuật;
  • Chấn thương – Sử dụng thận trọng. Những bệnh này có thể gây ra vấn đề với tình trạng kiểm soát lượng đường trong máu;
  • Xương dễ vỡ (đặc biệt là ở phụ nữ) – Sử dụng thận trọng. Thuốc này có thể làm tăng nguy cơ gãy xương

Khẩn cấp/ Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu bạn quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ampicillin + Flucloxacillin

(22)
Tác dụngTác dụng của ampicillin + flucloxacillin là gì?Ampicillin + flucloxacillin là một loại thuốc được sử dụng để trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. ... [xem thêm]

Plaquenil®

(48)
Tên gốc: hydroxychloroquinePhân nhóm: các thuốc khác tác động lên hệ cơ-xươngTên biệt dược: Plaquenil®Tác dụngTác dụng của thuốc Plaquenil® là gì?Thuốc ... [xem thêm]

Anarex®

(55)
Tên gốc: orphenadrine citrate, paracetamolPhân nhóm: thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêmTên biệt dược: Anarex®Tác dụngTác dụng của thuốc Anarex® là gì?Anarex® ... [xem thêm]

Thuốc metaxalone

(65)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc metaxalone là gì?Bạn có thể sử dụng metaxalone để điều trị đau cơ hoặc co thắt cơ.Thuốc thường được sử dụng chung ... [xem thêm]

Thuốc Darifenacin

(59)
Tìm hiểu chungThuốc darifenacin dùng để làm gì?Thuốc darifenacin được dùng để trị bệnh bàng quang làm việc quá mức. Bằng cách làm thư giản các cơ trong bàng ... [xem thêm]

Boganic

(98)
Biệt dược: Boganic, Boganic ForteThành phần: Cao đặc atiso, cao đặc rau đắng đất, cao đặc bìm bìmVới thành phần từ các dược liệu quen thuộc, Boganic đem lại ... [xem thêm]

Thuốc Albendazol STADA® 200mg

(68)
Tên họa chất: albendazoleTên thương mại: Albendazol STADA® 200mgPhân nhóm: thuốc trừ giun sánCông dụng thuốc Albendazol STADA® 200mgCông dụng thuốc Albendazol STADA® ... [xem thêm]

Thuốc Econazole

(89)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc econazole là gì?Econazole được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng da như nấm chân, ngứa, ecpet mảng tròn, các dạng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN