Những điều cần biết về trẻ sinh non

(3.95) - 36 đánh giá

Trẻ sinh non là trẻ sinh trước 37 tuần. Trẻ có thể có nhiều vấn đề về sức khỏe, và cần nằm viện lâu hơn những trẻ sinh đủ tháng.

Hàng năm, tỷ lệ trẻ sinh non ở Hoa Kỳ là 1/10. Trẻ sinh non có thể có vấn đề về sức khỏe lâu dài, ảnh hưởng tới cuộc sống sau này. Trẻ sinh ra càng non tháng thì càng có nhiều vấn đề về sức khỏe. Một số trẻ sinh non phải nằm ở đơn vị hồi sức sơ sinh (NICU) – là nơi chăm sóc những trẻ mới sinh có bệnh lý. Nhờ sự tiến bộ trong chăm sóc y tế, ngay cả trẻ sinh rất non tháng cũng có cơ hội sống hơn trước đây.

Xem thêm bài Chuyển dạ sinh non và sinh non

Trẻ sinh non có thể gặp những vấn đề sức khỏe nào?

Vấn đề sức khỏe có thể xảy ra ở trẻ sinh non bao gồm:

  • Ngưng thở: là hiện tượng ngưng hoạt động hô hấp kéo dài trên 20 giây. Trẻ sinh non đôi khi xảy ra ngưng thở và có thể xuất hiện nhịp chậm xoang.
  • Hội chứng suy hô hấp (RDS): là vấn đề hô hấp phổ biến thường gặp ở trẻ sinh trước 34 tuần thai kỳ. Trẻ bị suy hô hấp do thiếu surfactant, làm cho các phế nang trong phổi xẹp lại.
  • Xuất huyết não thất (IVH): là tình trạng chảy máu trong não. Nó thường xảy ra gần các não thất ở trung tâm nhu mô não. Não thất là khoảng trống trong não chứa đầy dịch não tủy.
  • Còn ống động mạch (PDA): là vấn đề về tim mạch xảy ra ở vùng nối thông giữa 2 mạch máu lớn gần tim (còn gọi là ống động mạch). Nếu ống này không đóng đúng lúc sau sinh, trẻ có thể gặp vấn đề về hô hấp hoặc suy tim. Suy tim là tình trạng hoạt động tim không thể tống đủ máu đi nuôi toàn bộ cơ thể.
  • Viêm ruột hoại tử (NEC): là vấn đề ở ruột của trẻ, làm thay đổi tiêu hóa, bụng căng lên và tiêu chảy. Tình trạng này thường xảy ra 2-3 tuần sau sinh.
  • Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non (ROP): là sự phát triển bất thường các mạch máu ở mắt, có thể dẫn tới mù mắt.
  • Vàng da: là hiện tượng mắt và da trẻ có màu vàng. Trẻ bị vàng da do gan chưa phát triển đầy đủ hoặc hoạt động chưa tốt.
  • Thiếu máu: là khi trẻ không có đủ hồng cầu trưởng thành để vận chuyển oxy khắp cơ thể.
  • Loạn sản phế quản – phổi (BPD): có thể gặp ở trẻ sinh non cũng như trẻ được điều trị bằng máy thở. Trẻ bị loạn sản phế quản – phổi đôi khi tăng lượng dịch trong phổi, gây hại và tổn thương cho phổi.
  • Nhiễm trùng: Trẻ sinh non thường gặp khó khăn trong việc chống lại các mầm bệnh, vì hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Nhiễm trùng xảy ra ở trẻ sinh non bao gồm: viêm phổi, nhiễm trùng phổi; nhiễm độc, nhiễm trùng huyết và viêm màng não, nhiễm trùng dịch não tủy.

Cách chăm sóc tốt nhất cho trẻ sinh non?

Trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của trẻ. Trẻ có thể xuất viện nếu đảm bảo sức khỏe, hoặc cần ở lại NICU để chăm sóc đặc biệt. Trẻ chắc chắn được xuất viện khi:

  • Cân nặng trên 1800 gram (> 1,8 kg).
  • Có thể tự điều hòa thân nhiệt, không cần nằm lồng ấp. Lồng ấp là vật kín, giúp giữ thân nhiệt cho trẻ sinh non.
  • Có thể bú hoặc uống sữa bình.
  • Cân nặng tăng đều (14 gram đến 28 gram).
  • Tự thở được.

Trẻ có thể cần các thiết bị đặc biệt, điều trị hoặc sử dụng thuốc sau khi xuất viện. Bác sĩ sẽ hướng dẫn sản phụ chăm sóc trẻ như thế nào, hoặc có thể giúp sản phụ tìm nhóm hỗ trợ và nguồn lực khác xung quanh nơi ở, để giúp sản phụ chăm sóc trẻ.

Xem thêm bài Cách chăm sóc trẻ sinh non

Tài liệu tham khảo

http://www.marchofdimes.org/complications/premature-babies.aspx

Biên dịch - Hiệu đính

Phan Thị Ngọc Hà - Ths. BS. Nguyễn Hoàng Long
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sinh mổ nhiều lần nguy hiểm như thế nào?

(91)
Nhiều bệnh nhân hỏi mình về vấn đề mổ lấy thai nhiều lần, 2-3 thậm chí 4 lần có nguy hiểm gì không? Mình post lên đây phần trả lời cho 1 chị bệnh nhân ... [xem thêm]

Tự chăm sóc để giảm đau trong chuyển dạ – Xoa bóp

(77)
Xoa bóp Xoa bóp có thể giúp giảm đau. Xoa bóp vùng hông lưng, vai và tay thường được dùng để giảm đau trong suốt giai đoạn chuyển. Biên dịch - Hiệu ... [xem thêm]

Bài 2: Hành trình mang thai – hành trình kỳ diệu

(76)
Tổng quan Sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh trong vòi trứng, phôi thai sẽ di chuyển vào buồng tử cung, làm tổ và phân chia. Mầm sống hình thành trong bạn – ... [xem thêm]

Tập thể dục giữ vóc dáng sau sinh

(48)
Lợi ích của việc tập thể dục sau khi sinh con là gì? Tập thể dục hàng ngày có thể giúp hồi phục sự dẻo dai của cơ bắp và tăng sức đề kháng của cơ ... [xem thêm]

Bài 12 – Khi bạn quyết định có thai

(36)
Chào mừng bạn đến với phần mở đầu của một hành trình làm cuộc đời bạn thay đổi hoàn toàn – đó là lúc bạn quyết định sẽ có con. Mang thai – sinh ... [xem thêm]

Hội chứng buồng trứng đa nang và cách điều trị

(19)
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là gì? Hình: Có đến hơn 80% phụ nữ có PCOS bị béo phì Các dấu hiệu và ... [xem thêm]

Tăng sinh nội mạc tử cung (Quá sản nội mạc tử cung)

(76)
Tăng sinh nội mạc tử cung là gì? Tăng sinh nội mạc tử cung (hay còn gọi là quá sản nội mạc tử cung) xảy ra khi nội mạc tử cung – lớp lót trong cùng của ... [xem thêm]

Béo phì và thai kỳ

(95)
Thế nào là chỉ số khối cơ thể? Chỉ số khối cơ thể (BMI, body mass index) là chỉ số được tính dựa trên chiều cao và cân nặng, giúp đánh giá xem một ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN