Viêm gan siêu vi B và thai kỳ

(4.21) - 39 đánh giá

Viêm gan siêu vi B là gì?

Là bệnh lý gây viêm gan do nhiễm virus viêm gan B. Virus này tấn công tế bào gan gây suy chức năng gan, xơ gan, hay ung thư gan. Người nhiễm viêm gan B thường không có triệu chứng và dễ lây lan trong cộng đồng.

Virus viêm gan B lây lan như thế nào?

Virus viêm gan B lây truyền qua 3 đường:

  • Quan hệ tình dục không an toàn;
  • Tiếp xúc với máu, dịch tiết;
  • Mẹ sang con.

Nếu bà mẹ đang mang thai có virus viêm gan B trong máu, có thể lây cho bé chủ yếu trong quá trình sinh. Virus viêm gan B không lây truyền qua tiếp xúc qua da thông thường và không lây truyền qua việc cho bé bú.

Nếu bé bị nhiễm viêm gan siêu vi B sớm sẽ ảnh hưởng như thế nào?

Khi bé bị nhiễm viêm gan siêu vi B từ mẹ khi sinh, cơ thể bé sẽ không thể đào thải được virus do vậy bé sẽ mang virus suốt đời.

  • 90% bé sẽ bị viêm gan siêu vi B mạn, có thể trở thành xơ gan thậm chí ung thư gan khi bé trưởng thành
  • Khoảng 5-7% trẻ sau sinh có biểu hiện viêm gan cấp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của bé

Làm thế nào để biết tôi có bị nhiễm virus viêm gan B không? Nếu tôi bị nhiễm viêm gan B, làm thế nào để giảm sự lây truyền qua cho bé?

Trước khi mang thai, bạn nên đi khám để tầm soát các bệnh lý đã mắc trong đó có viêm gan siêu vi B.

Bạn có thể đọc thêm bài "Bạn cần chuẩn bị gì trước khi mang thai" của BS. Phạm Thanh Hoàng.

Nếu bạn chưa nhiễm và chưa có miễn dịch với virus viêm gan B, bạn nên được tiêm phòng. Vaccine ngừa viêm gan B có thể tiêm an toàn ngay cả khi đang mang thai, tuy nhiên, hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên bạn tạm ngưng tiêm vaccine chờ đến khi sinh xong trừ khi bạn đang trong tình trạng rất dễ bị lây nhiễm như: quan hệ với bạn tình bị nhiễm viêm gan B, có nhiều bạn tình, đang điều trị bệnh lây qua đường tình dục,… bạn cần tiêm vaccine dù cho bạn đang mang thai.

Trong khi mang thai, bác sĩ sẽ cho bạn làm xét nghiệm để xem bạn có bị nhiễm virus viêm gan B chưa. Nếu bạn đã nhiễm, Bác sĩ sẽ cho làm thêm các xét nghiệm để đánh giá độ hoạt động của virus và chức năng gan của bạn.

Nồng độ virus trong máu càng nhiều thì khả năng lây cho bé khi sinh càng nhiều. Khi nồng độ virus trong máu bạn quá cao, Bác sĩ sẽ cho bạn điều trị thuốc kháng virus vào đầu quý thứ 3 nhằm làm giảm nồng độ virus trong máu bạn khi sinh để giảm khả năng lây truyền cho bé.

Tiêm ngừa và theo dõi bé có mẹ bị nhiễm virus viêm gan B

Khi mẹ bị nhiễm viêm gan B, bé sinh ra cần được tiêm 2 mũi ngừa viêm gan B.

  • Một mũi là globulin miễn dịch (HBIG), mũi này chứa các kháng thể để tiêu diệt virus trong máu bé do bị lây từ mẹ, mũi này cần tiêm càng sớm càng tốt.
  • Mũi thứ 2 là vaccine viêm gan B, mũi này giúp cơ thể bé tự tạo miễn dịch chống lại virus viêm gan B. Sau đó bé sẽ được tiêm phòng viêm gan siêu vi B theo lịch tiêm chủng quốc gia.
  • Khi được tiêm ngừa đầy đủ, 90-95% trẻ sẽ không bị nhiễm virus viêm gan B. Khi bé được 12 tháng tuổi, cần kiểm tra lại tình trạng nhiễm, miễn dịch với viêm gan B cho bé.

    Nếu tôi bị nhiễm viêm gan B, tôi có cho bé bú được không?

    Sau sinh, bé được tiêm phòng đầy đủ, mẹ vẫn có thể cho bé bú sữa mẹ bình thường. Các nghiên cứu đều cho thấy tỉ lệ trẻ bị nhiễm viêm gan B là như nhau ở 2 nhóm trẻ bú mẹ và không bú mẹ.

    Tóm lại

    • Bạn cần được tầm soát bệnh viêm gan siêu vi B trước khi mang thai và tiêm ngừa khi chưa có miễn dịch
    • Khi có thai, bạn cần làm xét nghiệm để xem mình có nhiễm virus viêm gan B không
    • Nếu nồng độ viêm gan B trong máu bạn cao, bạn cần được dùng thuốc kháng virus để giảm khả năng lây cho bé khi sinh
    • Em bé của bà mẹ nhiễm viêm gan B, sau sinh cần được tiêm phòng HBIG càng sớm càng tốt và vaccine viêm gan B. Sau đó, bé cần được chủng ngừa đủ theo lịch
    • Bạn bị nhiễm viêm gan B bạn vẫn cho bé bú được

    Tài liệu tham khảo

    https://www.facebook.com/BSPhamThanhHoang/posts/986069608106800

    Biên dịch - Hiệu đính

    BS. Phạm Thanh Hoàng
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Bài 50 – Các xét nghiệm cần thực hiện trong thai kỳ

    (93)
    Xét nghiệm là một phần quan trọng của việc theo dõi thai kỳ. Mình ngại nhất là gặp các bà mẹ ở hai thái cực trái ngược: Một là, “xét nghiệm hết cho ... [xem thêm]

    Sẩy thai sớm

    (69)
    Sẩy thai sớm là gì? Thai phụ bị mất thai trước 20 tuần thì được gọi là sẩy thai sớm. Sẩy thai sớm có thường gặp không? Sự sẩy thai xảy ra phổ biến ... [xem thêm]

    Nhiễm trùng đường niệu ở phụ nữ

    (29)
    Nhiễm trùng đường niệu xảy ra như thế nào? Hầu hết nhiễm trùng đường niệu bắt đầu ở đường niệu dưới (hay đường niệu thấp), bao gồm niệu đạo ... [xem thêm]

    Tập thể dục trong thai kì

    (35)
    Liệu có an toàn khi tập thể dục lúc mang thai? Nếu như bạn có sức khỏe tốt và quá trình mang thai bình thường thì việc tiếp tục hoặc bắt đầu hoạt động ... [xem thêm]

    Bài 25 – Những chuẩn bị khi tính chuyện có thêm em bé

    (89)
    Khi đứa con đầu của bạn đã bắt đầu lớn dần, khi ở nhà bắt đầu râm ran câu chuyện về một em bé nữa, bạn sẽ tự hỏi “đây là lúc thích hợp ... [xem thêm]

    Những điều cần biết khi thực hiện sinh mổ lấy thai

    (100)
    Sinh mổ lấy thai là gì? Sinh mổ là lấy em bé qua đường rạch ở bụng của người mẹ và tử cung . Lý do của sinh mổ lấy thai là gì? Các tình huống sau đây ... [xem thêm]

    Ung thư cổ tử cung và cách phòng ngừa

    (40)
    Tại sao phải tầm soát ung thư cổ tử cung? Tỉ lệ mới mắc ung thư cổ tử cung (ung thư CTC) ở Việt Nam đứng thứ 4 trong các loại ung thư ở phụ nữ (sau ung ... [xem thêm]

    Sẩy thai liên tiếp

    (85)
    Thế nào là sẩy thai liên tiếp Sẩy thai liên tiếp được định nghĩa là khi bị sẩy thai hơn 2 lần. Phụ nữ sau 3 lần sẩy thai nên đi khám toàn diện. Tỉ lệ ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN