Implant nha khoa cho người mất răng toàn bộ

(4.33) - 48 đánh giá

Nếu bị mất răng toàn bộ, bạn có thể được thay thế bằng phục hình toàn hàm nâng đỡ trên Implant. Implant nha khoa thay thế cả những răng đã mất và một số chân răng.

Phục hình toàn hàm nâng đỡ bằng Implant có lợi thế gì so với phục hình toàn hàm thông thường?

Implant nha khoa cung cấp một số ưu điểm so với các hình thức thay thế răng khác. Bên cạnh việc trông và thực hiện chức năng như răng thật, phục hình toàn hàm nâng đỡ bằng Implant được thiết kế để thực hiện chức năng lâu dài. Phục hình toàn hàm nâng đỡ bằng Implant tạo cảm giác dễ chịu hơn và ổn định hơn so với phục hình thông thường, cho phép bạn giữ khả năng cắn và nhai tự nhiên.

Ngoài ra, bởi vì phục hình toàn hàm nâng đỡ bằng Implant thay thế được một số chân răng, xương hàm được bảo tồn tốt hơn. Với phục hình thông thường, xương ổ răng bao bọc chân răng bắt đầu bị tiêu đi. Implant nha khoa tích hợp với xương hàm, giúp giữ xương lành mạnh và nguyên vẹn.

Về lâu dài, Implant nha khoa có tính thẩm mỹ hơn và dễ dàng duy trì hơn phục hình thông thường. Sự tiêu xương liên quan đến phục hình thông thường, thường làm xương hàm thụt lõm xuống dưới, làm nụ cười xấu đi và giảm lôi cuốn.

Phục hình thông thường còn gây khó khăn trong việc ăn nhai một số thức ăn.

Implant nha khoa được đặt như thế nào?

Đầu tiên, Implant trông có dạng vít hoặc dạng trụ, được đặt vào xương hàm. Sau đó từ 2 đến 6 tháng, Implant và xương tích hợp với nhau tạo neo chặn cho phục hình bên trên. Trong thời gian này, một phục hình tạm thay thế có thể được gắn trên vị trí đặt Implant.

Thông thường, giai đoạn thứ hai của phác đồ điều trị là cần thiết phải bộc lộ Implant và gắn phần nối lên trên. Những nắp lành thương tạm thời này, cùng với một số dụng cụ kết nối khác cho phép nhiều mão cùng gắn chặt vào Implant, hoàn chỉnh một hệ thống nền trên đó phục hình thật sẽ được đặt lên sau này. Mô nướu được phép lành thương vài tuần sau đó.

Một số hệ thống Implant (Implant một khối) không đòi hỏi 2 giai đoạn phẫu thuật. Những hệ thống này sử dụng Implant đã có sẵn phần nối bên trên. Nha sĩ chuyên ngành Nha chu sẽ cho lời khuyên hệ thống nào thích hợp nhất cho bạn.

Tùy thuộc vào số lượng Implant được đặt, những dụng cụ kết nối để giữ các phục hình, có thể được gắn chặt với Implant, hoặc được đính vào các thanh nối hoặc nút tròn neo giữ, nơi chụp các phục hình lên và tháo ra sau này.

Cuối cùng, phục hình toàn hàm được thiết kế phù hợp với bạn và được gắn lên các phần trụ nhỏ bằng kim loại, gọi là cùi Implant, hoặc được gắn với các dụng cụ kết nối. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, bạn sẽ lấy lại tự tin với nụ cười của mình cũng như khả năng ăn nhai và giao tiếp.

Mỗi trường hợp lâm sàng thường khác nhau và một số giai đoạn có thể được kết hợp khi điều kiện cho phép. Các chuyên gia nha khoa sẽ cùng làm việc với bạn quyết định kế hoạch điều trị tốt nhất.

Tài liệu tham khảo

http://www.perio.org/consumer/full-mouth-implants

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Nguyễn Võ Ngọc Trang - TS.BS. Lâm Đại Phong
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách

(77)
Quan tâm chăm sóc tốt sức khỏe răng miệng trong đời sống hằng ngày có thể giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề khi bạn ngày càng lớn tuổi hơn. Chăm sóc sức ... [xem thêm]

Bảo vệ răng với dụng cụ bảo vệ hàm (mouthguards)

(26)
Tác dụng của dụng cụ bảo vệ hàm Dụng cụ bảo vệ hàm giúp giảm tác động của các lực từ bên ngoài tác động như những cú đấm hay những cú va chạm ... [xem thêm]

Bảo hiểm Nha khoa và những điều cần biết

(59)
Cùng với mức sống và dân trí ngày càng nâng cao, vấn đề sức khỏe luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người để duy trì một cuộc sống đầy đủ và ... [xem thêm]

Lựa chọn và bảo quản bàn chải đánh răng

(40)
Kiểu dáng và chất liệu bàn chải đánh răng đã có những bước tiến dài trong nhiều thế kỷ qua. Các dạng bàn chải đánh răng đầu tiên đã tồn tại cách ... [xem thêm]

Các bài tập phục hồi chức năng vùng hàm mặt ở người lớn tuổi

(52)
Sơ lược về tình hình chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người cao tuổi Dân số thế giới có xu hướng ngày càng già đi. Theo dự đoán, nhóm người trên ... [xem thêm]

Răng khôn có nguy hiểm?

(33)
Răng khôn hay còn được gọi là răng cối lớn thứ ba, là răng cuối cùng phát triển và xuất hiện trong miệng. Chúng thường xuất hiện trong khoảng độ tuổi ... [xem thêm]

Chẻ lưỡi và đeo trang sức trong miệng

(10)
Một vài người thích tạo dựng hình ảnh cá nhân bằng cách chẻ lưỡi và xỏ lỗ trong miệng, tuy nhiên cách tạo dựng phong cách như thế này có thể đưa ... [xem thêm]

Giải quyết sâu răng

(26)
Sâu răng, thường được gọi là “lỗ sâu”, bắt đầu từ men răng, lớp bảo vệ ngoài cùng của răng. Ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN